TẬP ĐỌC. Tiết: 46 + 47.
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
A- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.
- Hiểu nghĩa các từ mới: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm. Nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
- Học sinh yếu: Đọc trơn toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, cụm từ.
B- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
I- Hoạt động 1: (5 phút) kiểm tra bài cũ: Bé Hoa.
Nhận xét – Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: (70 phút) Bài mới.
1- Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
- Chủ điểm mở đầu tuần 16 có tên gọi “Bạn trong nhà”. Bài đọc mở đầu chủ điểm này là truyện “Con chó nhà hàng xóm”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp, thêm vui.
2- Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu đến hết.
- Luyện đọc từ khó: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, thân thiết, vẫy đuôi, rối rít,
- Hướng dẫn cách đọc, ngắt nhịp.
- Gọi HS đọc từng đoạn đến hết.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Hướng dẫn đọc toàn bài. Đọc và trả lời câu hỏi (3 HS).
Đọc nối tiếp.
Cá nhân, đồng thanh.
Nối tiếp.
Nối tiếp. HS yếu đọc nhiều.
Cá nhân.
Đồng thanh
TUẦN 16: Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007. TẬP ĐỌC. Tiết: 46 + 47. CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM A- Mục đích yêu cầu: - Đọc trơn toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, cụm từ. - Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. - Hiểu nghĩa các từ mới: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm. Nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em. - Học sinh yếu: Đọc trơn toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, cụm từ. B- Các hoạt động dạy học: Tiết 1 I- Hoạt động 1: (5 phút) kiểm tra bài cũ: Bé Hoa. Nhận xét – Ghi điểm. II- Hoạt động 2: (70 phút) Bài mới. 1- Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc: - Chủ điểm mở đầu tuần 16 có tên gọi “Bạn trong nhà”. Bài đọc mở đầu chủ điểm này là truyện “Con chó nhà hàng xóm”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp, thêm vui. 2- Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn HS đọc từng câu đến hết. - Luyện đọc từ khó: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, thân thiết, vẫy đuôi, rối rít, - Hướng dẫn cách đọc, ngắt nhịp. - Gọi HS đọc từng đoạn đến hết. - Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Hướng dẫn đọc toàn bài. Đọc và trả lời câu hỏi (3 HS). Đọc nối tiếp. Cá nhân, đồng thanh. Nối tiếp. Nối tiếp. HS yếu đọc nhiều. Cá nhân. Đồng thanh Tiết 2 3- Tìm hiểu bài: - Bạn của Bé ở nhà là ai? - Vì sao Bé bị thương? - Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé ntn? - Những ai đến thăm Bé? - Vì sao Bé vẫn buồn? - Cún đã làm cho Bé vui ntn? - Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai? - Gọi HS đọc lại toàn bài. 4- Luyện đọc lại: - Hướng dẫn HS đọc theo vai. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò - Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? - Về nhà đọc lại bài- Nhận xét. Cún Bông- con chó của bác hàng xóm. Chạy theo Cún, gấp phải khúc gỗ. Chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp. Bạn bè, Nhớ Cún Bông. Chơi với Bé, mang báo, búp bê Nhờ Cún Bông. Cá nhân. 3 nhóm đọc- Nhận xét. Tình bạn giữa Bé và Cún Bông rất thân thiết. TOÁN. Tiết: 76 NGÀY, GIỜ A- Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày. Bước đầu biết nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. - Củng cố biểu tượng về thời gian và đọc đúng giờ trên đồng hồ. - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian (các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ) trong đời sống hàng ngày. - HS yếu: Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày. Bước đầu biết nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Đọc đúng giờ trên đồng hồ. B- Đồ dùng dạy học: mô hình đồng hồ. C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm – x = 27 x = 60 – 27 x = 33 x + 18 = 50 x = 50 – 18 x = 32 Giải bảng (3HS). - BT 5/77. - Nhận xét – Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài à Ghi. 2- Hướng dẫn và thảo luận củng HS về nhịp sống tự nhiên hàng ngày: - Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì? - 11 giờ trưa em làm gì? - 3 giờ chiều em làm gì? - 8 giờ tối em làm gì? - Mỗi khi HS trả lời GV quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa chỉ vào đúng thời điểm của câu trả lời. 3- GV giới thiệu tiếp: “Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau”. - Hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày à biết cách gọi đúng tên các giờ trong ngày. - 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? - 23 giờ còn gọi là mấy giờ? 4- Thực hành ( phút): - BT 2/79: Hướng dẫn HS làm. Hướng dẫn HS làm nối tiếp. - BT 4/80: Hướng dẫn HS làm. 15 giờ hay 3 giờ chiều. 20 giờ hay 8 giờ tối. Nhận xét, tuyên dương. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Trò chơi: “Đố em mấy giờ”? - Nhận xét- Tuyên dương. - BTVN: 2/79 - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Ngủ. Ăn cơm. Học bài. Xem tivi. Nhiều HS hắc lại. 14 giờ. 11 giờ đêm. Miệng (HS yếu), làm vở. 4 nhóm. ĐD trình bày. Nhận xét. Tuyên dương. 2 nhóm. Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007. TOÁN. Tiết: 77 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ. A- Mục tiêu: - Tập xem đồng hồ. Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (17 giờ, 23 giờ). - Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối). - HS yếu: biết cách xem đồng hồ. B- Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ. C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1( 5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 4/80. Nhận xét – Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem đồng hồ qua bài “Thực hành xem đồng hồ” à Ghi. 2- Thực hành: - BT 1/81: Yêu cầu HS đọc đề. - Hướng dẫn HS làm bảng. Nối đồng hồ 2 với tranh 1. Nối tranh 2 với đồng hồ 4. Nối tranh 3 với đồng hồ 1. Nối tranh 4 với đồng hồ 3. - BT 3/81: Hướng dẫn HS làm. Tranh 1: Trí đi học muộn giờ. Tranh 2: Cửa hàng đã đóng cửa. Tranh 3: Lan tập đàn lúc 19 giờ tối. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - 14 giờ là mấy giờ? - 20 giờ là mấy giờ? - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Làm bảng (1 HS) Cá nhân. 4 HS làm bảng (HS yếu làm). Nhận xét. 3 nhóm. Đại diện làm. Nhận xét, bổ sung. Tuyên dương. 2 giờ chiều. 8 giờ tối. CHÍNH TẢ (TC). Tiết: 31. CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM. A- Mục tiêu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Con chó nhà hàng xóm”. Làm đúng các bài tập phân biệt ui/uy; ch/tr. - HS yếu: Chép chính xác đoạn viết và làm đúng bài tập. B- Đồ dùng dạy học: Chép sẵn nội dung đoạn chép. C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1(5 phút): kiểm tra bài cũ: cho HS viết: sắp xếp, ngôi sao, xếp hàng. Nhận xét – Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Tiết chính tả này các em sẽ chép lại chính xác đoạn tóm tắt truyện “Con chó nhà hàng xóm” à Ghi. 2- Hướng dẫn HS tập chép: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung. Vì sao từ “Bé” viết hoa? Trong 2 từ “bé” ở câu “Bé là một cô bé yêu loài vật” từ nào là tên riêng? - Hướng dẫn HS viết từ khó: quấn quýt, bị thương, mau lành, - Hướng dẫn HS nhìn bảng chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. - Hướng dẫn HS đổi vở dò lỗi. 3- Chấm bài: 5- 7 bài. 4- Hướng dẫn làm bài tập: - BT 1/66: Hướng dẫn HS làm. ui: núi, túi, mùi vị, búi tóc, uy: tàu thủy, lũy tre, tuy vậy - BT 2/66: a) Hướng dẫn HS làm. Chổi, chén, chậu, chày, chim, III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Tìm tiếng có âm tr? - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Bảng con 2 HS đọc. Danh từ riêng. Bé thứ nhất. Bảng con. Chép bài vào vở. Theo cặp. Nhóm. ĐD trả lời. Nhận xét. Làm vở + bảng (HS yếu làm). Nhận xét, tự chấm. Tre, trồng, KỂ CHUYỆN. Tiết: 16 CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM. A- Mục đích yêu cầu: - Kể lại từng đoạn câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung. - Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - HS yếu: Biết kể lại ít nhất một đoạn câu chuyện. I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: “Hai anh em”. Nhận xét- Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Các em sẽ dựa vào bài tập đọc và tranh minh họa trong SGK kể lại từng đoạn câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm” à Ghi. 2- Hướng dẫn HS kể chuyện: - Hướng dẫn HS nêu nội dung từng tranh. Tranh 1: Bé cùng Cún con chạy nhảy. Tranh 2: Bé vấp ngả, Cún con tìm người giúp. Tranh 3: Bạn bè đến thăm Bé. Tranh 4: Cún con làm Bé vui những ngày bó bột. Tranh 5: Bé khỏ đau lại đùa vui với Cún. - Hướng dẫn HS kể từng đoạn. - Gọi HS kể từng đoạn trước lớp. Nhận xét. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Gọi nhóm nào kể hay lên kể lại câu chuyện. - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Nối tiếp kể. Nêu. Nhóm (HS yếu kể một đoạn). Cá nhân. Nối tiếp. THỦ CÔNG. Tiết: 16 GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ LỐI THUẬN CHIỀU. A- Mục tiêu: - HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều. - Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. B- Chuẩn bị: Hai hình mẫu: Biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông. Giấy nháp, kéo, hồ, bút chì, thước C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS Nhận xét. II- Hoạt động 2 (27 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em gấp, cắt, dán 1 số biển báo giao thông à Ghi. 2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV treo hình mẫu. - Cho HS so sánh về hình dáng, màu sắc và kích thước của hình. 3- GV hướng dẫn mẫu: - Bước 1: Gấp, cắt biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Gấp, cắt dán hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô. Cắt hìnhchữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô. Cắt hình chữ nhật màu khác có chiểu dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo. - Bước 2: Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H 1). Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H 2). Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn (H 3). 4- Hướng dẫn thực hành gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều: - Hướng dẫn HS gấp, cắt, dán sản phẩm vào vở. Đánh giá sản phẩm. III- Hoạt động 3 (3 phút): Củng cố- Dặn dò. - Hướng dẫn lại cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều sao cho đẹp. - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Quan sát. So sánh. Quan sát. Thực hành theo nhóm. Dán vào vở. Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007. TẬP ĐỌC. Tiết: 48 THỜI GIAN BIỂU. A- Mục đích yêu cầu: - Đọc đúng các chỉ số giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch. - Hiểu từ: thời gian biểu. - Hiểu tác dụng của thời gian biểu, hiểu cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình. - HS yếu: đọc đúng các chỉ số giờ, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. B- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: “Con chó nhà hàng xóm”. Nhận xét- Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Hôm trước cô đã dạy các em bài “Thời khóa ... Bảng lớp (HS yếu làm). 4 nhóm. ĐD làm. 3 nhóm. Nhận xét CHÍNH TẢ (NV). Tiết: 32 TRÂU ƠI A- Mục đích yêu cầu: - Nghe, viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. - Từ đoạn viết củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát. - Tìm và viết đúng những tiếng có âm vần, thanh dễ lẫn: ao/au; ?/~. - HS yếu: có thể cho HS tập chép, trình bày đúng bài thơ. B- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: múi bưởi, tàu thủy, quả núi, Nhận xét- Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe và viết lại chính xác bài ca dao “Trâu ơi” à Ghi. 2- Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc bài ca dao. +Bài ca dao là lời ai nói với ai? +Tình cảm của người nông đối với con trâu ntn? +Bài ca dao có mấy dòng? +Chữ đầu mỗi dòng viết ntn? +Bài ca dao viết theo thể thơ nào? +Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Luyện viết từ khó: Trâu, ruộng, cấy cày, gia, quản công, ngoài, - GV đọc từng câu đến hết. - GV đọc lại. - Hướng dẫn chấm lỗi chính tả. 3- Chấm bài: 5- 7 bài. 4- Hướng dẫn làm bài tập: - BT 1/68: Hướng dẫn HS làm. Lao – lau; cháo – cháu. Nhao – nhau; đao – đau. Sao – sau; rao – rau - BT 2b/68: Gọi HS đọc yêu cầu. b) Hướng dẫn HS làm: Nghỉ ngơi – Ngã ba. Vẩy cá – Đỗ xanh. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Cho HS viết: quản công, ngã ba. - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Bảng con. 2 HS đọc lại. Người nông dân nói với con trâu. Rất yêu quý, tâm tình như một người bạn của mình. 6 dòng. Viết hoa. Lục bát. Dòng đầu 3 ô, dòng thứ 2 bắt đầu viết 2 ô. Bảng con. Viết vở. HS yếu tập chép. HS dò lỗi. Đổi vở chấm. 4 nhóm. Cá nhân. Làm vở. Làm bảng (HS yếu làm). Nhận xét. Đổi vở chấm. Bảng con. ĐẠO ĐỨC. Tiết: 16 GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG A- Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được lý do cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Biết giữ trật tư vệ sinh nơi công cộng. - Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đồng tình ủng hộ các hành vi giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự vệ sinh nơi công cộng. B- Đồ dùng dạy học: Tranh hoạt động 1/SGK, phiếu thảo luận. C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: trả lời câu hỏi: - Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại lợi ích gì? - Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp em cần làm gì? Nhận xét. II- Hoạt động 2 (27 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Khi đến nơi công cộng chúng ta cần phải làm gì? Bài Đạo đức hôm nay các em sẽ học được điều đó à Ghi. 2- Hoạt động 1: Quan sát tranh và bày tỏ thái độ: - Nam và các bạn lần lượt mua vé vào xem phim. - Sau khi ăn quà xong, Lan va Hoa cùng bỏ vào thùng rác ngay. - Đi học về Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường. - Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm cậu đổ 1 chậu nước từ tầng 4 xuống dưới. *Kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng. 3- Hoạt động 2: Xử lý tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. Nhóm 1, 3: Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Em định đi nhưng thấy vài túi rác trước sân mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan thì em sẽ làm gì? Nhóm 2, 4: Đang giờ kiểm tra cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm xong bài nhưng không biết có làm đúng hay sai. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh. Nếu em là Nam em có làm như vậy không? Vì sao? *Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mọi lúc, mọi nơi. 4- Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. - Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì? *Kết luận: Giữ trật tự vệ sinh, nơi công cộng là điều cần thiết. III- Hoạt động 3 (3 phút): Củng cố- Dặn dò. - Để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì và tránh làm những việc gì? - Về nhà các em cần thực hiện đúng những điều đã học- Nhận xét. Trả lời (2 HS). Nhận xét. 4 nhóm. Đúngà Giữ trật tự. Đúng à Giữ vệ sinh sạch sẽ. Sai à Nguy hiểm. Sai à Lỡ may đổ vào người đi đường. ĐD trình bày. Nhận xét. 4 nhóm (sắm vai) ĐD sắm vai. Nhận xét, bổ sung. HS nhắc lại. Giúp cho quang cảnh đẹp, thoáng mát. HS trả lời. THỂ DỤC. Tiết: 31 TRÒ CHƠI: “VÒNG TRÒN” VÀ “NHÓM BA NHÓM BẢY” A- Mục tiêu: - Ôn 2 trò chơi “Vòng tròn” và “Nhóm ba nhóm bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. B- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, kẻ sẵn vòng tròn. C- Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức I- Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Giậm chân tại chỗ. - Xoay khớp cổ chân, đầu gối. 7 phút x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x II- Phần cơ bản: - Trò chơi “Vòng tròn”. - Hướng dẫn HS chơi. - Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”. - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. Hướng dẫn HS chơi. 20 phút III- Phần kết thúc: 8 phút - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Cuối lắc người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT – Nhận xét. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007. TOÁN. Tiết: 80 LUYỆN TẬP CHUNG A- Mục tiêu: - Củng cố nhận biết về các đơn vị đo về thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng. - Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng. - HS yếu: biết kỹ năng xem giờ, xem lịch. B- Đồ dùng dạy học: Tờ lịch tháng 5, mô hình đồng hồ. C- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: GV đưa tờ lịch, hỏi HS ngày, tháng trên lịch. Nhận xét- Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học à Ghi. 2- Luyện tập chung: - BT 1/84: Hướng dẫn HS làm: a) Câu 1: đồng hồ thứ 3. Câu 2: đồng hố thứ 1. Câu 3: đồng hồ thứ 4. Câu 4: đồng hồ thứ 2. - BT 2/84: Hướng dẫn HS làm: Thứ tự viết: 3, 4, 9, 10, 13, 14, 15, 18, 19, 20, 21, 24, 25, 28, 29. b) GV treo tờ lịch: Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy? Tháng 5 có bao nhiêu ngày thứ 7? Đó là những ngày nào? Thứ 3 tuần này là ngày 11 tháng 5; Thứ 3 tuần sau là ngày mấy? III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Tháng 5 có bao nhiêu ngày? - Ngày 31 tháng 5 là thứ mấy? - 22 giờ là mấy giờ đêm? - Về nhà xem lại bài- Nhận xét. Chỉ và nói (2 HS) Làm vở. 4 HS đọc bài làm. Nhận xét. Tự chấm. Bảng con. Bảng lớp (HS yếu làm). Quan sát. HS trả lời. 18 HS trả lời. TẬP LÀM VĂN. Tiết: 16 KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU A- Mục đích yêu cầu: - Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một vật nuôi. - Biết lập thời gian biểu trong 1 ngày. - HS yếu: Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một vật nuôi. B- Các hoạt động dạy học: I- Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: BT 2/63. Nhận xét- Ghi điểm. II- Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới. 1- Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết nói lời khen ngợi, kể về một vật nuôi, biết lập thời gian biểu trong 1 ngày à Ghi. 2- Hướng dẫn làm bài tập: - BT 1/69: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Hướng dẫn HS làm miệng. a) Chú Cường mới khỏe làm sao! Chú Cường khỏe quá! b) Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao! Lớp mình hôm nay sạch quá! Bạn Nam học mới giỏi làm sao! Bạn Nam học giỏi thật! - BT 2/69: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Hướng dẫn HS làm. Gọi 1 HS giỏi làm miệng. Nhận xét. VD: Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông màu trắng, mắt nó tròn xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ, nó thường đến sát bên em để nằm, em cảm thấy rấ dễ chịu. - BT 3/69: Hướng dẫn HS làm: Cho HS đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Phương Thảo SGK/132. Hướng dẫn HS lập đúng như trong thực tế. Gọi HS đọc thời gian biểu của mình. Nhận xét- Ghi điểm. III- Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố- Dặn dò. - Gọi HS đọc lại thời gian biểu hợp lý. - Về nhà thực hành theo thời gian biểu của mình- Nhận xét. 3 HS đọc lại. Nhận xét. Cá nhân. HS đặt câu mới. Gọi 1 vài HS yếu đặt câu. Cá nhân. Miệng (gọi 1- 2 HS yếu làm) Nối tiếp. Làm vở. Đọc thầm. HS lập. Đọc bài của mình. Nhận xét. Bổ sung. Cá nhân. THỂ DỤC. Tiết: 32 TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI” VÀ “VÒNG TRÒN” A- Mục tiêu: - Ôn 2 trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” và “Vòng tròn”. Yêu cầu chơi tương đối chủ động. B- Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi, kẻ sẵn vòng tròn. C- Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức I- Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Vỗ tay và hát. - Ôn các động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy. 7 phút x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x II- Phần cơ bản: - Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”: 2- 3 lần. - Nhắc lại cách chơi. Lần 1: Chơi thử. Lần 2, 3: Chơi chính thức. - Ôn trò chơi “Vòng tròn”. - Chơi có kết hợp vần điệu. 20 phút III- Phần kết thúc: 8 phút - Cuối người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - Đứng vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống lại bài. - Về nhà thường xuyên tập luyện TDTT – Nhận xét. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x SINH HOẠT LỚP TUẦN 16: A- Mục tiêu: 1- Đánh giá ưu, khuyết điểm tuần 15: a)- Ưu: - Đa số các em đi học đều, đúng giờ. - Học tập có tiến bộ ở một số em. - Tập trung ôn tập để chuẩn bị thi cuối HKI. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. - Chữ viết có tiến bộ. b)- Khuyết: - Còn 1 vài em chưa biết vâng lời (Tuấn,) - Trình bày vở chưa sạch, đẹp (Đăng, Duy). - Nộp các khoản tiền còn chậm. 2- Mục tiêu: - Giúp HS hiểu ý nghĩa ngày 09/01. - Tập bài hát “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi đồng”. B- Nội dung: 1- Hoạt động trong lớp: - Ngày 09/01/1950: ngày truyền thống học sinh – sinh viên. - Tập bài hát “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi đồng”. - GV hát mẫu à hát từng câu. - Hát cả bài. 2- Hoạt động ngoài trời: - Đi theo vòng tròn hát tập thể. - Chơi trò chơi: Đi chợ, vòng tròn, bỏ khăn và chim sổ lồng. C- Phương hướng tuần 17: - Tiếp tục phong trào rèn chữ cho HS. - Tiếp tục thu các khoản tiền. - Duy trì phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. - Giáo dục cho HS tác phong nhanh nhẹn.
Tài liệu đính kèm: