Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

2. Kĩ năng

- Làm đúng các bài tập chính tả.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

 - HS có ý thức chăm chỉ học tập.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

docx 28 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
SHDC: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO KẾT NỐI VÒNG TAY YÊU THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết được kế hoạch của nhà trường, của Đội về tổ chức hoạt động Kết nối “Vòng tay yêu thương”.
2. Kĩ năng
- Có ý thức tự giác, tích cực rèn luyện bản thân và tham gia phong trào bằng những hành động, việc làm cụ thể.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Hiểu được ý nghĩa của phong trào “Vòng tay yêu thương”.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(5p)
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. Khám phá :(34p)
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường triển khai phát động Kết nối “Vòng tay yêu thương” với mục đích hoạt động: tạo phong trào kết nối HS trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội để các em chia sẻ tình yêu thương, tấm lòng tương thân tương ái với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt với những bạn HS vùng khó khăn.
- GV gợi ý cho HS một số hoạt động để hưởng ứng phong trào Kết nối “Vòng tay yêu thương”:
+ Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo để tặng các bạn HS vùng khó khăn.
+ Viết thông điệp chia sẻ, động viên gửi tới các bạn HS ở vùng gặp thiên tai. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS ổn định tổ chức, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS chỉnh đốn trang phục. 
- HS chào cờ. 
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe, thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức
- Ôn tập về đường gấp khúc qua hình ảnh trực quan.
- Củng cố cách nhận dạng được hình tứ giác thông qua hình ảnh.
2. Kĩ năng
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến tính độ dài đường gấp khúc.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- GV vẽ một số đường gấp khúc lên bảng, YC HS gọi tên các đường gấp khúc đó. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1:a, Tìm hai dồ vật có dạng đường gấp khúc
b, Tìm hai dồ vật có dạng hình tứ giác
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS thảo luận nhóm đôi 2’
- Mời các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 2:Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 2.
- YC HS nêu miệng KQ
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Chiếu hình ảnh BT 3.
- YC HS thảo luận nhóm 4 trong 4’, sau đó thống nhất chung.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 4:Tính độ dài đường gấp khúc
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Cho HS làm bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 5: Đường gấp khúc nào dài hơn
- Gọi HS đọc YC bài tập, chiếu đề bài và hình ảnh lên màn hình.
- HD HS tính để so sánh
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Nhận xét giờ học.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thảo luận
- Các nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát hình ảnh
- HS trả lời
- HS nhận xét, góp ý.
- 2 HS đọc.
- Lớp quan sát.
- Làm bài vào bảng nhóm, 1HS đại diện lên trình bày. 
- 3-4 nhóm trình bày
- Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- HS làm bài vào vở 
a) 3 + 6 = 9cm b) 4x3 = 12cm
- 2 -3 HS đọc.
- HS Thực hiện
Đường gấp khúc xanh ài hơn
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục (GVBM)
Tiết 4+5: Tiếng Việt
Đọc: MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài đọc: Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con.
2. Kĩ năng
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp).
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; phát triển năng lực quan sát 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Giáo viên cho học sinh nghe hát bài Bàn tay mẹ. 
- Giáo viên hỏi: Bàn tay mẹ đã làm những gì?
- GV giới thiệu bài đọc:  
2.Đọc văn bản. (25p)
- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- GV giải nghĩa từ khó. (ạ ời, kẽo cà, gió mùa thu,...) 
- Luyện đọc đoạn:
- Gv giúp đỡ học sinh trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương học sinh đọc tiến bộ.
- YC HS đọc trước lớp:
- Luyện đọc toàn bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
3. Trả lời câu hỏi. (10p)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
Câu 1: Trong đêm hè ai bức mẹ đã làm gì để con ngủ ngon con con con con?...
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Học thuộc lòng bài thơ
Chơi trò chơi: Biết 1 từ, đọc cả dòng thơ. Gv chuẩn bị các phiếu viết các từ đầu dòng thơ, HS bốc thăm và đọc cả dòng thơ có tiếng bắt đầu ghi trong phiếu.
- Tuyên dương HS đọc thuộc lòng.
4. Luyện đọc lại. (25p)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc. (14p)
Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có trong hai bài thơ.
- Học sinh đọc lại bài thơ. 
- Giáo viên phát thẻ từ để học sinh viết mỗi từ tìm được vào một thẻ. 
- GV gọi một số đại diện nhóm trả lời. GV hỏi thêm HS lí do vì sao chọn những phương án đó.
- GV cùng Hs thống nhất câu trả lời.
(ngồi, đưa, quạt, ru, thức, ngủ)
- GV nhận xét, tuyên dương.
Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. 
 - Từng học sinh chọn một từ đã tìm được ở bài tập 1; suy nghĩ đặt câu với từ ngữ đó.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
6. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS đọc bài.
- HS đọc
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
Câu 1: Trong đêm hè oi bức, mẹ đã ngồi đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon.
- HS lên bốc thăm chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS đọc 
- 2 - 3 HS trả lời.
- HS chia sẻ câu của mình. nghe nhận xét của bạn và góp ý của cô.
- HS lắng nghe.
- HS nêu câu mình vừa đặt được
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt
Viết: CHỮ HOA O
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Biết viết chữ viết hoa O cỡ vừa và cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng
- Viết đúng câu ứng dựng: Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất 
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa. (8p)
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa O.
+ Chữ hoa O gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. (7p)
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa O đầu câu.
+ Cách nối từ O sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
4. Thực hành luyện viết. (19p)
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa O và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
5. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 ... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
BÀI 10: MUA, BÁN HÀNG HÓA (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc trung tâm thương mại. 
- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua. 
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
 3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về hoạt động mua, bán hàng hóa.
- Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 4)
2. Khám phá(15p)
Hoạt động 5: Những việc làm khi mua hàng hóa
Bước 1: Làm việc nhóm 6
- GV chia lớp thành các nhóm 6. Mỗi nhóm được phát bộ thẻ gồm sáu thẻ chữ như ở SGk trang 56:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. 
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.
 3. Luyện tập, vận dụng(15p)
Hoạt động 6: So sánh việc mua hàng ở chợ và siêu thị
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: 
+ Mua hàng ở chợ và mua hàng ở siêu thị khác nhau như thế nào? 
+ Theo em, vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua hàng? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. 
- GV hoàn thiện phần trình bày của HS. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS lắng nghe 
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: 
+ Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở chợ: thẻ 3, 6, 2, 1. 
+ Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở siêu thị: Thẻ 3, 6, 4, 5. 
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: 
+ Mua hàng ở siêu thị khác ở chợ là không phải trả giá hàng hóa cần mua ....
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
NGÀY - GIỜ, GIỜ - PHÚT (Tiết 1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức
- Biết được một ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút. 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 
- Biết tên buổi và và tên gọi các giờ tương ứng trong ngày. 
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Phát triển năng lực xem giờ trên đồng hồ. Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mặt đồng hồ trong bộ đồ dùng dạy học; Đồng hồ treo tường; Đồng hồ điện tử.
- HS: Bọ ĐD học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS nghe bài hát: Hát vui cùng chiếc đồng 
hồ.
-HS nghe hát
? Có bao nhiêu khoảng 5 phút trên mặt đồng hồ ? 
- GV dẫn dắt vào bài học.
2. Khám phá: (15p)
Bước 1: Ngày - giờ, giờ - phút 
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ 
 - GV hỏi: Mỗi một khoảng cách từ số này đến số kia kế tiếp được tính là bao nhiêu phút ?
- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim phút 1 vòng là 1 giờ
- Hỏi: Một giờ có bao nhiêu phút ? 
- GV quay đồng hồ và yêu cầu HS đếm kim giờ 2 vòng là 1 ngày
- Hỏi: Một ngày có bao nhiêu giờ ? 
- GV nêu: 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước tới 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết 1 ngày.
Bước 2: Các buổi trong ngày
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu thời gian biểu ngày thứ bảy của em.
- Các nhóm lên trình bày 
? Vậy mỗi ngày được chia thành các buổi khác nhau đó là những buổi nào ? 
Bước 3: Các giờ trong ngày và trong buổi.
- GV quay đồng hồ cho HS đọc giờ các buổi và hỏi HS: 
?Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ ?
- Yêu cầu HS đọc phần bài học trong sgk.
- GV hỏi 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao ? (tương tự hỏi thên với 2 trường hợp khác)
3. Hoạt động: (19p)
Bài 1: Số ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV hướng dẫn: đưa tranh và hỏi
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
+ Điền số mấy thay thế cho dấu chấm hỏi ?
+ Nam và bố đi câu cá lúc mấy giờ ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại (miệng)
- GV nhận xét, bổ sung (có thể sử dụng giờ theo thứ tự)
Bài 2: Tìm đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh.
- Gọi HS đọc YC bài
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Đồng hồ ở bài này là loại đồng hồ gì ?
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử, sau đó cho Hs đối chiếu để nối đồng hồ thích hợp với mỗi tranh.
- Em hãy giải thích: Vì sao nối đồng hồ 19:00 với tranh Việt xem bóng đá lúc 7 giờ tối ?
- GV nhận xét.
Bài 3: Chọn đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với mỗi tranh.
- Gọi HS đọc YC bài
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS dùng thẻ chọn 
- GV đưa ra kết quả - Nhận xét
? Vì sao em chọn đáp án B ?
- GV nhận xét – Tuyên dương
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- GV nhận xét tiết học.
- Có 12 khoảng 5 phút
- HS QS
- 5 phút.
- HS đếm và trả lời: 60 phút.
- HS đếm và trả lời: 24 giờ.
- 1 HS nêu thời gian biểu, 
- Sáng, trưa, chiều, tối đêm.
- Buổi sáng: 1 giờ sáng ...10giờ sáng.....
- HS đọc.
- HS trả lời
- HS đọc.
- Điền số ?
- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số giờ vào dấu chấm hỏi tương ứng.
- 4 giờ.
- Số 4.
- Lúc 4 giờ chiều.
- HS làm bài (miệng).
- HS nhận xét.
- HS đọc
- HS trả lời
- Đồng hồ điện tử
- HS làm bài vào sgk, sau đó cho HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS chọn
- HS giải thích
- HS nêu.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP : TRI ÂN GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Xây dựng được kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ bằng việc làm phù hợp. 
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
 3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Hiểu và tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT HĐTN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhận xét trong tuần 15(5p)
- GV nhận xét
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong, trang phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân 
* Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.Phương hướng tuần 16(5p)
- Thực hiện dạy tuần 16, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
3. Cùng nhau chia sẻ(19p)
 (1) Làm việc nhóm:
- GV chia HS thành các nhóm 6 người.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ:
+ Tên, địa chỉ gia đình thương binh, liệt sĩ.
+ Khó khăn mà các thương binh hoặc gia đình liệt sĩ gặp phải.
+ Những việc làm để thăm hỏi, giúp đỡ họ.
+ Thời gian thực hiện.
(2) Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp kế hoạch của nhóm về việc thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
- GV và HS cùng nhận xét về bản kế hoạch. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện thăm, hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ theo kế hoạch đã xây dựng. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. Thực hiện 
- HS lắng nghe. Thực hiện 
- Các nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ:
- HS trình bày. 
- HS nhận xét về các bản kế hoạch. 
- HS thực hiện. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2022_2023.docx