I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính. vận dụng vào giảỉ các bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
TUẦN 13: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022 Tiết 2; 3: TIẾNG VIỆT Bài 23 (T1 +2). Đọc: Rồng rắn lên mây I. Yêu cầu cần đạt: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút. - Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây. - Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm. - Ý thức tập thể trách nhiệm cao (thông qua trò chơi Rồng rắn lên mây). II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? + Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây? + Em chơi trò chơi này vào lúc nào? Em có thích chơi trò chơi này không? 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản HS nghe GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. - HS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến rồng rắn. Đoạn 2: Tiếp cho đến khúc đuôi. Đoạn 3: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: vòng vèo, núc nắc, khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi. - Luyện đọc câu dài: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ cho thầy/ bắt khúc đuôi. - Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. - HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc mẫu một lần trước lớp. - HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu. - HS đọc yêu cầu sgk. - HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em thích. - HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102. - HS viết câu về điều em thích trong trò chơi Rồng rắn lên mây. - HS nêu câu em viết. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Hoạt động vận dụng: - Về nhà em đọc lại bài cho người thân nghe . IV. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 23 (T2). Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về so sánh và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: HS hát. 2. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HS làm bài vào vở ô li. ? Nêu cách đặt tính và thứ tự tính của phép trừ số có hai chữ số cho số có 2 chữ số. - Khi trừ có nhớ, con cần lưu ý gì ? 3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với người thân cách trừ có nhớ số có hai chữ số cho số có hai chữ số. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2022 Buổi sáng: Tiết 3: TIẾNG VIỆT Bài 23 (T3). Viết: Chữ hoa M I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa - HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa M. + Chữ hoa M gồm mấy nét? - HS viết bảng con. - Nhận xét, động viên HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng cần viết. + Viết chữ hoa M đầu câu. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - HS thực hiện luyện viết chữ hoa M và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. Hoạt động 4: Vận dụng. - Về nhà các em viết tên người thân có chữ cái đầu là M . IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 23 (T3). Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có 2 chữ số cho số có 2 chữ số. - Ôn tập về so sánh số, hình khối và đơn vị đo dung tích lít; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Khởi động, kết nối: 2. Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm - HS đọc YC bài. ? Nêu cách trừ nhẩm hai số tròn chục - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: HS đọc YC bài. - HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ) - HS làm bài vào vở ô li. - Lưu ý câu lời giải và đơn vị Bài 3: HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HS thực hiện từng yêu cầu - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? 3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với người thân về bài tập 4. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TIẾNG VIỆT Bài 23 (T4). Nói và nghe: Kể chuyện Búp bê biết khóc I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Búp bê biết khóc - Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện. - Phát triển kĩ năng kể chuyện, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung tranh. - HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Khi được 6 tuối Hoa được quà gì ? Hoa yêu thích quà đó như thê nào? + Khi được 7 tuổi Hoa được quà tăng quà gì? Hoa làm gì vơi món quà cũ? + Hoa nằm mơ thấy gì? + Hoa làm gì vơi hai món đồ chơi? - Theo em, các tranh muốn nói điều gì? - Tổ chức cho HS kể về Búp bê biết khóc, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất. - Nhận xét, động viên HS. Hoạt động 2: Nghe kể chuyện. Hoạt động 3: Chọn 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh + Bước 1: HS quan sát tranh đọc và nhớ nôi dung - HS dựa vào tranh và kể theo đoạn +Bước 2: Tập kể theo cặp - Kể một đoạn em nhớ - 2 HS lên bảng kể nối tiếp - Nhận xét, khen ngợi HS. + Em học được gì qua câu chuyện này? + Đồ chơi cũ của em vẫn giữ hay cho các em nhỏ khác? Hoạt động 4: Vận dụng: Em hãy kể lại câu chuyện Búp bê biết khóc cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện đọc I. Yêu cầu cần đạt: - Luyện đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng bài Sự tích hoa tỉ muội, tốc độ đọc khoảng 40 – 55 tiếng/ phút. - Bồi dưỡng tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: 2 HS đọc bài Sự tích hoa tỉ muội. 2. Luyện đọc: - Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Luyện đọc toàn bài. - Luyện tập theo văn bản đọc Bài 1: HS đọc yêu cầu sgk/ tr110. - HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.56, 57. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110. - HS xem lại toàn bài, HĐ nhóm tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, thể hiện tình yêu thương với em Na. -Viết 1 câu nói về việc chị Nết làm cho em Na vào VBT tr57. - HS đọc câu của mình. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Vận dụng, trải nghiệm - Về nhà các em đọc bài Rồng rắn lên mây cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ _________________________________________ Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2022 Tiết 1, 2: TIẾNG VIỆT Bài 24 (T1;2). Đọc: Nặn đồ chơi I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Hiểu nội dung bài: (Về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ: nặn đồ chơi) - Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh. - Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Kể lại một số điều em cảm thấy thú vị? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Đọc văn bản - HS nghe GV đọc mẫu - HS cách ngắt, nghỉ mỗi dòng thơ và nghỉ hơi giữa mỗi câu thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: vẫy, na, nặn, vểnh, - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc. Hoạt động 2: Trả ... S sử dụng được ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gữi ở xung quanh. - Biết chia sẻ khi chơi, quan tâm đến người khác bằng hành động đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Kể tên một số đồ chơi. 2. Luyện tập Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn Bài 1: HS đọc YC bài. - HS trao đổi nhóm về các nội dung: + HS lần lượt kể về những đồ chơi của mình? + HS kể về đồ chơi mình thích nhất? + Nêu lí do vì sao em thích đồ chơi đó? - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - HS nói về đồ chơi em thích nhất - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: HS đọc YC bài. - HS trao đổi nhóm: + Mỗi HS chọn một đồ chơi + Từng HS trong nhóm nói về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý + HS khác nhận xét và góp ý - HS thực hành viết vào VBT tr.7. - HS trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau - HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - HS đọc YC bài 1, - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi - Tổ chức cho HS chia sẻ tìm đọc các bài thơ, bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Hoạt động vận dụng: - Chia sẻ với người thân về hoạt động yêu thích nhất của em. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 24 (T1): Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt - Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế. - Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán. - Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học Máy tính, ti vi III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn” GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Luyện tập: Bài 1: HS đọc YC bài. - HS làm bài vào vở - HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. - HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Bài 2: HS nêu YC bài. - Để điền được số vào ô trống, con cần làm gì? - HS làm bài vào VBT Toán. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 3: HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán. - HS giải bài toán vào vở. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: HS đọc YC bài tập. - Ba HS đóng đọc lời của Mai, Nam và Rô-bốt. - HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 5: HS đọc YC bài tập. - HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với người thân về bài tập 4 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện viết I. Yêu cầu cần đạt: - Luyện viết 2-3 câu tự giới thiệu về đồ chơi em thích. - HS sử dụng được ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gữi ở xung quanh. - Biết chia sẻ khi chơi, quan tâm đến người khác bằng hành động đơn giản II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Kể tên một số đồ chơi mà em thích. 2. Luyện tập: Hoạt động 1: Kể về những đồ chơi của em + HS lần lượt kể về những đồ chơi của mình? + HS kể về đồ chơi mình thích nhất? + Nêu lí do vì sao em thích đồ chơi đó? - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - HS nói về đồ chơi em thích nhất - HS chia sẻ bài làm. Hoạt động 2: Luyện viết đoạn văn + Mỗi HS chọn một đồ chơi + Từng HS trong nhóm nói về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý + HS khác nhận xét và góp ý - HS thực hành viết vào vở - HS trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau - HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. 3. Vận dụng: - Chia sẻ với người thân về hoạt động yêu thích nhất của em. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính. vận dụng vào giảỉ các bài toán thực tế. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động 2. Luyện tập: Bài 1: Tính nhẩm - HS đọc YC bài. - HS làm bài vào vở BT - HS chia sẻ bài trước lớp. Bài 2: HS đọc YC bài. - HS làm bài vào vở - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 3: HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HS làm bài vào vở BT - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: Nối hai phép tính có kết quả bằng nhau - HS đọc YC bài. - HS làm bài vào vở BT - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Hoạt động 3: Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với người thân về bài tập 3 IV. Điều chỉnh sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________ Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Bài 13 (T3): SHL chủ đề : Em tự làm lấy việc của mình I. Yêu cầu cần đạt: * Sơ kết tuần: - HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua. GDHS chủ đề “Tự phục vụ bản thân”. - Thực hiện rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa ăn hằng ngày. - Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. - Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. * Hoạt động trải nghiệm: - HS mạnh dạn chia sẻ với bạn về những niềm vui, khó khăn khi mới học cách thực hiện công việc tự phục vụ bản thân. - HS rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa cơm hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Hát tập thể 1 bài. 2. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 13: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần. - Nhận xét chung các hoạt động trong tuần. b. Phương hướng tuần 14: - Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. * Chơi trò: Quanh mâm cơm. - Tổ chức hoạt động: - Trò chuyện với HS về bữa cơm hằng ngày của gia đình. + Mâm cơm gia đình em có những món ăn gì? + Chúng ta cần chuẩn bị những đồ dùng nào cho bữa cơm? - Hướng dẫn mỗi tổ đóng góp một món ăn làm bằng giấy nháp, giấy màu. VD: tổ 1 làm món mì xào (xé giấy thành sợi dài), tổ 2 làm món cá kho (vẽ con cá lên giấy), tổ 3 làm cơm (vo viên giấy nháp xé nhỏ), Sau đó, GV đặt chiếc mâm mang theo lên bàn, mời mỗi tổ cử một HS lên xếp mâm theo hướng dẫn của mình: đặt bát nước mắm, nước chấm (mô phỏng) vào giữa mâm, các món ăn để xung quanh, HS ngồi xung quanh mâm, sắp bát, đũa, Cả lớp quan sát các bạn và nhận xét. - Câu hỏi thảo luận: + Em có thể làm gì để giúp bố mẹ chuẩn bị mâm cơm gia đình?(GV viết từ khoá lên bảng: sắp bát, so đũa, xới cơm). + Hướng dẫn cách sử dụng đũa trong mâm cơm. (Mời ông bà, bố mẹ gắp thức ăn trước, tự dùng đũa gắp miếng thức ăn vừa đủ, không ngoáy đũa vào bát canh, đặt đũa xuống mâm khi múc canh,). + Chia sẻ về ý nghĩa của cái mâm trong bữa cơm gia đình (sạch sẽ, hình tròn tượng trưng cho sự êm ái, đầy đủ - ngồi quanh mâm, gia đình có thể nhìn thấy nhau rõ hơn, vui hơn; đồ ăn sắp xếp hình tròn đẹp hơn). - Nếu còn thời gian và nếu mượn được đủ mâm, đĩa giấy, bát nhựa, GV có thể mời HS làm việc theo tổ và phát cho mỗi tổ một ít giấy vụn, bìa màu để tự chuẩn bị một mâm cơm gia đình. Trong quá trình HS chơi, GV đến từng nhóm để khuyến khích và hướng dẫn HS. - Kết luận: Em có thể tự làm được nhiều việc khi ăn cơm cùng gia đình. 3. Cam kết hành động. - Đề nghị HS về nhà xin bố mẹ một chiếc lọ và những hạt đậu. Mỗi lần em làm được một việc tự phục vụ mình, em hãy cho một hạt đậu vào lọ để tự khen mình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................... _________________________________________ Quảng Hòa, ngày 28 tháng 11 năm 2022 Tổ trưởng CM Nguyễn Thị Liên
Tài liệu đính kèm: