Giáo án Lớp 2 tuần 12 (3)

Giáo án Lớp 2 tuần 12 (3)

Buổi 1

Tập đọc - K/c

Nắng phương Nam

 I. Mục ti#u

 - Đọc đúng, Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện, lời nhân vật.

 - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc - Nam qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ niền Bắc.

 Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 21 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 12 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUần 12
Thứ hai, ngày 27 tháng 11 năm 2006
Buổi 1
Tập đọc - K/c 
Nắng phương Nam
	I. Mục ti#u
	- Đọc đúng, Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện, lời nhân vật.
	- Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc - Nam qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ niền Bắc.
	 Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc
	A. Bài cũ:
 	 Ba HS đọc bài Vẽ quê hương
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
	2. Luyện đọc
	- GV đọc mẫu
	- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
	- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, GV kết hợp nhắc các em đọc đúng các câu hỏi và câu kể. Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải. 
	- Đọc từng đoạn trong nhóm. Ba HS đọc 3 đoạn của bài; một HS đọc cả bài.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
	- HS đọc thầm cả bài
	? Truyện có những bạn nhỏ nào?
	- HS đọc thầm đoạn 1
	? Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
	- HS đọc thầm đoạn 2
	? Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
	- HS đọc thầm đoạn 3
	? Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
	HS trao đổi trong nhóm
 	? Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
	Một HS đọc yêu cầu 5 trong SGK (chọn một tên khác cho chuyện: ...) chú ý: cả 3 tên truyện đều đúng. Điều quan trọng là khi chọn tên, mỗi em cần nêu lí do vì sao em chọn cho truyện tên a, b hay c.
	4. Luyện đọc lại
	HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em) , tự phân các vai thi đọc toàn truyện theo vai.
	Ba nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.
	Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
	1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các ý tóm tắt trong SGK, các em nhớ lại và đọc từng đoạn của câu chuyên Nắng phương Nam.
	2. Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện.
	Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- Một HS đọc yêu cầu của đề bài
	- GV mở bảng phụ đã viết sẵn các ý tóm tắt, mời một HS đọc
	- Từng HS tập kể.
	- Ba HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.
	- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Một HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. Khen những HS đọc bài tốt.
Toán
T 56: Luyện tập
	I. Mục tiêu:
	- Giúp HS : Rèn luuện kỹ năng thực hiện phép nhân, giải toán và thực hiện "gấp", "giảm" một số lần.
	II. Các hoạt động dạy học
	GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài.
	Bài tập 1: GV hỏi: Muốn tìm tích ta làm thế nào?
	 	1 sè HS đọc kết quả.
	Bài tập 2: Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
	Ba HS đọc kết quả bài tìm số bị chia. (808, 585, 846)
	Bài tập 4: Một HS trình bày bài giải.
Bài giải
Số dầu 5 thùng là:
150 x 5 = 600 (l)
Số dầu còn lại là:
600 - 345 = 255 (l)
 Đáp số : 255 lít dầu
	Bài 5: GV hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
	Ba HS đọc kết quả 3 cột.
	III. Củng cố, dặn dò
Tự nhiên XH
Phòng cháy khi ở nhà
	I. Mục ti#u
	Sau bài học HS biết:
	- Xác định được một số vật gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
	- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
	- Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu.
	- Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm tay của em nhỏ.
	II. Các hoạt động dạy học
	1.Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
	HS làm việc theo cặp theo gợi ý :
	? Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
	? Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
	? Điều gì sẽ xẩy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
	? Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
	- HS trình bày kết quả.
	- Kể một vài thiệt hại do cháy gây ra mà các em chứng kiến hay biết được qua thông tin đại chúng.
	2.Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai
	Bón nhóm thảo luận 4 nội dung sau:
	N 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong gia đình mình?
	N 2: Theo bạn những thứ dễ cháy như xăng, dầu hoả... nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đung nấu của gia đình?
	N 3: Bếp ở nhà bạn còn chưa gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
	N 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý những điều gì?
	- Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV kết lận.
	3.Hoạt động 3: Trò chơi gọi cứu hoả.
	- GV tình huống cháy cụ thể
	- Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của HS 
	- GV hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà tầng một ở nông thông, nhà cao tầng ở thành phố...cách gọi 114 để báo cháy ở thành phố, thị xã.
	Buổi 2 
Luyện Tiếng Việt
Luyện từ và câu tuần 10,11
I. Mục tiêu
	Luyện tập về so sánh, từ ngữ về quê hương, mẫu câu Ai làm gì?
 	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	HS làm vào vở bài tập 2 trang 80, bài tập 3 trang 90
	GV theo dõi nhắc HS đọc kỹ yêu cầu bài tập
	- Bài tập 2 trang 80:
	a, Tiếng suối - tiếng đàn
	b, Tiếng suối - tiếng hát
	c, Tiếng chim - tiếng xóc những rổ tiền đồng
	- Bài tập 3 trang 90
Ai
Làm gì
Cha
Làm cho tôi chiếc chối cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ
đựng hạt giống đầy nói lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Chị tôi
đan nói lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
	III. Củng cố, dặn dò
	Khen những HS làm bài tốt.
Mỹ thuật
VTĐT: Ngày nhà giáo Việt Nam
	I. Mục tiêu
	-HS tìm chọn nội dung đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11.
	- Biết vẽ một bức tranh về ngày nhà giáo Việt Nam.
	- Biết yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.
	II. Phương tiện
	Một số tranh đề tài khác nhau.
	III. Hoạt động dạy học
	1. HĐ1.Hướng dẫn tìm chọn nội dunh đề tài.
	GV giới thiệu tranh đã chuẩn bị
	? Tranh nào vẽ về đề tài ngày 20/ 11.
	? Tranh vễ về ngày 20/11 có những hình ảnh gì.
	- GV giảng thêm
	2. HĐ2. Cách vẽ tranh
	GV gợi ý và giới thiệu nội dung
	Ví dụ: Tặng hoa thầy cô giáo.Lễ kỷ niệm ngày 20/11...
	3. HĐ3. Thực hành
	GV hướng dẫn HS thực hành vẽ vào vở.
	Theo dõi chung lưu ý các em vẽ hình người sao cho sinh động.
	4. HĐ4. Đánh giá nhận xét
	GV chọn 1 số bài vẽ đẹp giới thiệu trước lớp
	Dặn dò HS
Tự học ( Toán )
Luyện về nhân số có 3 chữ số vứi số có 1 chữ số. Giải toán
 I. Mục tiêu
	- HS luyện nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, củng cố về tìm số bị chia chưa biết. Giải toán có lời văn.
 II. Hoạt động dạy học
	1. HĐ1. Củng cố lý thuyết
	? Muốn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số em làm như thế nào.
	? Trong phép chia muốn tìm số bị chia chưa biết em làm thế nào.
	- GV ghi bảng HS làm vào vở nháp 
	235 x 3 103 x 7
	x : 6 = 104
	2. HĐ2. Luyện tập
	HS làm 1 số bài tập sau
	- Bài 1. Đặt tính rồi tính
	213 x 5 205 x 4 126 x 6 210 x 3
	- Bài 2. Tìm x
	x : 4 = 213 x : 3 = 204
	- Bài 3. Một cửa hàng lương thực ngày thứ 7 bán được 102 bao gạo, ngày chủ nhật bán được bằng một nửa số gạo ngày thứ 7. Hỏi cả 2 ngày cửa hàng đã bán bao nhiêu bao gạo?
	HS làm bài - GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em còn yếu.
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Thứ ba, ngày 28 tháng11 năm 2006
Buổi 1
Thể dục
Ôn các động tác đã học
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn ,bụng và toán thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện dộng tác tương đối chính xác.
	- Chơi trò "Kết bạn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
	II.Phương tiện
	Còi, sân bãi tập
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp
	 1. Phần mở đầu
	GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
	Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát .
	Chạy chậm thành một vòng xung quanh sân.
	Trò chơi: Chẵn lẻ
	2. Phần cơ bản
	- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
	Tập theo đội hình 3 hàng ngang
	Lần đầu GV làm mẫu và hô, sau đó cán sự làm mẫu, GV hô, HS tập một số lần.
	- Chia nhóm luyện tập.
	GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhỡ kết hợp sữa chữa động tác sai cho HS. Trong tổ các bạn thay nhau hô cho các bạn tập.
	Thi đua giữa các tổ.
	Trò chơi " Kết bạn"
	GV điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. Những em bị lẻ 3 lần sẽ phải nắm tay nhau chạy xung quanh lớp 2 vòng.
	3. Phần kết thúc
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài.
Anh văn
GV chuyên dạy
Toán
T57: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
	I. Mục tiêu
	Giúp HS: Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Một hai HS làm bài tập 3, 4 trang 56 (SGK), cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bài bạn.
	B. Giới thiệu bài toán
	HS đọc bài toán: Đoạn thẳng AB dài 6 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
	GV tóm tắt bài toán lên bảng bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	HS nhận xét: Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD
	Ta thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần)
	GV trình bày bài giải
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là:
 6 : 2 = 3 (lần)
Đáp số : 3 lần
	C. Thực hành 
	HS làm bài tập ở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
	Chấm một số bài, chữa bài
	Bài tập 1: Chỉ hướng dẫn HS viết tiếp vào chỗ trống theo mẫu.
	Bài tập 2, 3 hai HS lên bảng trình bày bài giải
Bài giải
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
21 : 7 = 3 (lần)
Đáp số: 3 lần
Bài giải
Con chó cân nặng gấp con thỏ số lần là:
15 : 3 = 5 (lần)
Đáp số: 5 lần
	Bài tập 4: HS nêu cách tính chu vi hình tan giác, hình vuông rồi nêu kết quả.
	III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những bạn làm bài tốt.
Chính tả
Chiều trên sông Hương
	I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng viết chính tả: 
	Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương. 
	Biết viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oc / ooc); giải đúng câu đố, viết đúng một số tiếng có âm hoặc vần dễ lẫn (trâu, trầu, trấu, cát)
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài  ... a tiếng có vần ooc	
	B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn viết chính tả.
	- GV đọc bốn câu ca dao cuối trong bài bài Cảnh đẹp non sông.
	- Một HS đọc thuộc lòng lại.
	Cả lớp đọc thầm lại 4 câu ca dao. Chú ý cách trình bày những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả.
	Bài chính tả có những tên riêng nào?
	Ba câu ca dao lục bát trình bày như thế nào?
	Câu ca dao viết theo thể bảy chữ trình bày như thế nào?
	HS viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả.
	- GV đọc - HS viết bài
 	- Chấm chữa bài.
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
	GV nêu yêu cầu bài tập 1, bài tập 2. HS làm vào vở.
	GV theo dõi, chấm chữa bài.
	Bài 1: Ba tổ thi đua viết từ.
	Bài 2: Câu a, cây chuối, chữa bệnh, trông.
	 Câu b, vác, khát, thác	
 	III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kỹ năng viết bài và làm bài chính tả.
---------------------------------------
TOáN 
BảNG CHIA 8
	I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	Dựa vào bảng nhân 8 để lập được bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8.
	Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8).
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Các tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn.
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Hướng dẫn HS lập bảng chia 8.
	Nguyên tắc chung của lập bảng chia 8 là dựa vào bảng nhân 8
	- Cho HS lấy 1 tấm bìa (có 6 chấm tròn) GV hỏi: "8 lấy một lần bằng mấy?", viết lên bảng 8 x 1 = 8. GV chỉ vào tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy 8 chia thành các nhóm mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?" (1 nhóm) GV ghi:
	8 : 8 = 1
	HS đọc: 8 nhân 1 bằng 8; 8 chia 8 bằng 1
	- Cho HS lấy hai tấm bìa, hỏi: 8 lấy 2 lần bằng mấy?
	Lấy 16 chia thành các nhóm mỗi nhóm 8 thì được mấy nhóm?
	GV ghi: 8 x 2 = 16; 16 : 8 = 2
	HS đọc 8 nhân 2 bằng 16; 16 chia 8 bằng 2.
	- Làm tương tự đối với 8 x 3 = 24 và 24 : 8 = 3, rồi hướng dẫn tượng tự với các trường hợp tiếp theo.
	- Khi đã có bảng chia 8, GV nên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp HS ghi nhớ ngay bảng chia 8 trong tiết học.
	2. Thực hành:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài.
	Bài 1, 2: Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi ghi kết quả.
	Bài 3, 4 : HS lần lượt tóm tắt bài toán rối trình bày bài giải. Khi chữa hai bài này GV nên để hai bài giải ở trên bảng để cho HS nêu nhận xét về đặc điểm từng bài toán và từng bài giải của HS. Bài 3 có nội dung "Chia thành phần bằng nhau". Bài 4 có nội dung "Chia theo nhóm"
	Chú ý : Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong bài giải bài tập 3 bài tập 4.
	III. Củng cố, dặn dò
--------------------------------------
 	Buổi chiều	LUYệN THể DụC
ÛN 6 ĐộNG TáC CủA BàI THể DụC PHáT TRIểN CHUNG
	I. Mục tiêu
	- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn ,bụng và toán thân của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	-GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
	Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân.
	Đứng thành đội hình 3 hàng ngang khởi động các khớp...
	2. Phần cơ bản
	- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn ,bụng và toán thân của bài thể dục phát triển chung.	
	Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển các tổ luyện tập. Trong quá trình tập GV luôn nhắc nhỡ và uốn nắn động tác cho từng em hoặc cả nhóm.
	Cả lớp đừng thành đội hình hàng ngang đồng diễn một lượt 6 động tác của bài thể dục.
	Ba tổ thi đua biểu diễn một lượt.
	Bình chọn tổ tập tốt nhất khen trước lớp.
	Trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mà HS thích.
	3. Phần kết thúc: 
	GV cùng HS hệ thống lại bài. Nhận xét chung tiết học. 
	HƯớNG DẫN THựC HàNH
	THủ CÔNG : CắT DáN CHữ Y, T
	I. Mục tiêu 
	HS biết cắt kẻ, dán chữ I, T
	Kẻ cắt dán được chữ I, T
	HS thích cắt, dán chữ.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2. Hướng dẫn HS thực hành
	GV nêu yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện thao tác kẻ, cắt chữ I, T. 
	GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình: 
	Bước 1: kẻ chữ I, T
	Bước 1: cắt chữ I, T
	Bước 1: dán chữ I, T
	HS thực hành, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS.
	3. Trình bày sản phẩm. 
	4. đánh giá sản phẩm sản phẩm thực hành của HS theo hai mức độ 
	Hoàn thành (A) những em hoàn thành tốt (A+)
	Chưa hoàn thành (B) 
	III. Nhận xét, dặn dò:
	Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-------------------------------------
LUYệN TOáN
TIếT 2 (TUầN 12)
	I. Mục tiêu
	Luyện tập bảng chia 8; giải toán có lời văn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2. Hướng dẫn HS làm bài tập
	a, Chơi trò chơi "truyền điện" 
	GV chia lớp làm 2 tổ. Hai tổ trưởng bốc thăm quyền nêu phép tính trước, tổ nêu phép tính trước được nêu 1 phép tính bất kì trong bảng chia 8 và chỉ định một bạn tổ kia sẽ trả lời, trả lời đúng sẽ được quyền nêu 1 phép tính và tổ kia trả lời, nếu trả lời sai sẽ bị "điện giật" và bạn khác trả lời thay...( trò chơi diễn ra trong 5 phút)
	b, HS làm bài tập 3 (SGK) vào vở luyện toán.
	Một HS lên bảng trình bày :
Bài giải
Số cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là:
127 x 3 = 381 ( kg)
Số cà chua thu hoạch cả hai thửa ruộng là:
127 + 381 = 508 ( kg)
Đáp số: 508 ki-lô-gam cà chua
	III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
------------------------------------
	HOạT ĐộNG NGOàI GIờ LÊN LớP
( ĐộI Tổ CHứC)
---------------------------------------
Thứ sáu, ngày tháng 11 năm 2006
TậP LàM VĂN
NóI VIếT Về CảNH ĐẹP ĐấT NƯớC
	I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng nói:
	1. Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
	2 Rèn kỹ năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu). dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm của cảnh vật trong tranh (ảnh)
	II. Đồ dùg dạy học
	Cảnh biển Phan Thiết trong SGK. Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước (sưu tầm)
	III Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Mời môt HS kể lại truyện vui đã học ở tuần 11 ( Tôi có đọc đâu)
	Hai HS làm lại bài tập 2 (Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở)	
	B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
	GV kiểm tra sự chuẩn bị tranh (ảnh) HS đã chuẩn bị.
	Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK
	Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.
	- GV hướng dẫn HS nói về cảnh biển Phan Thiết trong ảnh
	- HS tập nói theo cặp. Một vài HS thi nói trước lớp
	- Cả lớp và GV nhận xét. Khen ngợi những HS nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng biện pháp so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩa, tình cảm của mình đối với cảnh đẹp đất nước.
	Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu của bài tập
	HS viết vào vở bài tập 
	GV theo dõi, uốn nắn sai sót cho HS 
	Một số HS đọc bài trước lớp
	III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
	Về nhà viết lại đoạn văn .
-------------------------------------
TOáN
 LUYệN TậP
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS học thuộc bảng chia 8 và vân dụng trong tính toán.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	HS nối tiếp nhau đọc bảng chia 8.
	Một HS làm lại bài tập 2 (SGK)
	Nhận xét, đánh giá
	2. Hướng dẫn HS làm bài tập
	HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3, 4 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	Tổ chức cho HS chữ bài: 
	Bài tập 1, 2 HS nối tiếp đọc kết quả nhẩm.
	Bài 3: Một HS trình bày bài giải
Bài giải
Sốẩgọ còn lại sau khi bán là:
58 - 18 = 40 (kg)
Số gạo mỗi túi là:
	40 : 8 = 5 (kg)
Đáp số: 40 kg gạo
	Bài 4: Đổi vở cho nhau kiểm tra xem bạn đã tô màu đúng 1/8 chưa?
	III. Củng cố, dặn dò
-------------------------------------------------
ĐạO ĐứC
TíCH CựC THAM GIA VIệC LớP, VIệC TRƯờNG (TIếT1)
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. HS hiểu:
	- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tham gia việc lớp, việc trường.
	- Trẻ em có quyền được tham gia những việc liên quan đế trẻ em.
	2. HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
	3. HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
	II. Các hoạt động dạy học
	Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
	- GV chia nhóm và giao nhiêm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống cụ thể.
	Nhóm 1: xử lí tình huống 1
	Nhóm 2: xử lí tình huống 2
	Nhóm 3: xử lí tình huống 3
	Nhóm 4: xử lí tình huống 4
	- Các nhóm thảo luận
	- Đại diện tứng nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét góp ý.
	- GV kết luận.
	Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc trường việc lớp
	- GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và nêu ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khẳ năng tham gia và mong muốn được tham gia.
	- HS xác định những việc trường và việc lớp mà các em có khẳ năng tham gia, ghi ra phiếu bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
	- GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
	- GV xắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo từng nhóm công việc đó
	- Các nhóm cam kết thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
	Kết luận chung: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
------------------------------------------------
HOạT ĐộNG TậP THể
SINH HOạT LớP
	I. Mục tiêu: 
	Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu tiêu chí đánh giá
	- Đảm bảo sỉ số
	- Chậm, vắng
	- Tổng số điểm 10 trong tuần
	- Vệ sinh trực nhật.
	- Các hoạt động Đội Sao...
	- Trang phục HS
	- Nề nếp ăn, ngủ...
	Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
	GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
	2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 13: 
	- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập. Kiểm tra chéo giữa các tổ.
	- Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(2).doc