Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết 1: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.

 I. Mục tiêu:

 -Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm

 từ dài.

 -Hiểu nghĩa các từ mới:cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

 -Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự qua tâm tới ông bà.

 II.Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ, SGK,

 III. Các hoạt động

 

doc 22 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 1: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ.
 I. Mục tiêu: 
 -Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm
 từ dài.
 -Hiểu nghĩa các từ mới:cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
 -Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự qua tâm tới ông bà.
 II.Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ, SGK, 
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
3. Bài mới :Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1.
Ÿ TH: a) Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn phát âm từ, tiếng khó, dễ lẫn.
-Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm.
-Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi nếu các em còn phát âm sai.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
-Yêu cầu đọc chú giải.
d) Đọc cả đoạn.
e) Thi đọc.
g) Đọc đồng thanh.
 b.Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1.
Ÿ Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
-Hỏi: Bé Hà có sáng kiến gì?
-Hai bố con bé Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?Vì sao?
-Sáng kiến của bé Hà có tình cảm ntn với ông bà?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: tiết 2. 
- Hát
-1 HS khá đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
-Mỗi HS đọc một câu cho đến hết bài.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Cả lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em và luyện đọc trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1: 1 HS đọc thành tiếng.
- Bé Hà có sáng kiến là chọn 1 ngày lễ làm lễ ông bà.
- Ngày lập đông. Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già. 
- Bé Hà rất kính trọng và yêu quý ông bà của mình.
Tiết 2: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (TT).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Bài mới Giới thiệu: (1’) 
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 2, 3.
Ÿ TH : Tiến hành theo các bước đã giới thiệu ở tiết 1.
Các từ cần luyện phát âm đã giới thiệu ở mục tiêu dạy học.
Cần chú ý luyện ngắt giọng là: Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy./
 b.Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 2, 3.
ŸTH: Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.
-Hỏi: Bé Hà băn khoăn điều gì?
-Nếu là em, em sẽ tặng ông bà cái gì?
-Bé Hà đã tặng ông bà cái gì?
-Ông bà nghĩ sao về món quà của bé Hà?
-Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
 b. Hoạt động 3: Thi đọc truyện theo vai
Ÿ TH: GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố Dặn dò 
Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS đọc bài.
 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bé băn khoăn vì không biết nên tặng ông bà cái gì.
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười.
- Ông bà thích nhất món quà của bé Hà.
- Trả lời: Chăm học, ngoan ngoãn 
- Tổ chức luyện đọc theo vai và thi đua đọc.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP.
 I. Mục tiêu :
 -Biết tìm x trong các bài tập dạng: x+ a =b, a+ x =b ( Với a,b là các số có không quá hai chữ số.
 -Biết giải bài toán bằng một phép tính. 
 II.Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ, SGK, HS; bảng con, vở BT 
 III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
Ÿ TH: Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Vì sao x = 10 – 8
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 :
-Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
-Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1 được không? Vì sao?
Bài 3 :
-Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả.
-Hãy giải thích vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau.
b. Hoạt động 2: Luyện tập
Ÿ TH: Bài 4 :
-Gọi 1 HS đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm ntn? Tại sao?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở. Sau đó kiểm tra và cho điểm.
Bài 5: 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Hoa đua nở.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm.
 HS làm bài, 3 HS lên bảng làm.
- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng(10) trừ số hạng đã biết(8)
- Làm bài.1 HS đọc chữa bài. 2 HS ngồi cạng đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 là 1 và 10 – 1 là 9, vì 1 và 9 là 2 số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10.Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS đọc chữa bài. HS tự kiểm tra bài mình.
	 Vì 3 = 1 + 2
- HS đọc đề bài.
- Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam.
- Hỏi số quýt.
- Thực hiện phép tính 45 – 25.
- Vì 45 là tổng số cam và quýt. 25 là số cam. Muốn tính số quýt ta phải lấy tổng(45) trừ đi số cam đã biết(25)
- HS làm bài, 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 
-HS làm bài
 2 dãy HS thi đua.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TT).
 I. Mục tiêu:
-HS biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của hs.
 -Biết thực hiện chăm chỉ học tập hằng này.
 -Biết nhắt bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
 II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Chăm chỉ học tập
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Thực hành Chăm chỉ học tập
Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Đóng vai.
-Tổ chức cho HS chơi mẫu.
Phần chuẩn bị của GV.
Nam không thuộc bài, bị cô giáo cho điểm kém.
Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn.
Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp.
Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi.
Bắc mải xem phim, quên không làm bài tập.
Hiệp, Toàn nói chuyện riêng trong lớp.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Ÿ Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai.
Tình huống:
Sáng nay, mặc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Nếu em là mẹ bạn Hải, em sẽ làm gì?
Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời gian xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không? Vì sao?
*Kết luận:
 c. Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
ŸTH: Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
-GV nhận xét HS.
-GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp:
*Kết luận:
-Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần học tập và rèn luyện.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Hát
- Cả lớp nghe, ghi nhớ.
- Tổ chức cho cả lớp HS chơi
Phần trả lời của HS. (Dự đoán)
1. Nam chưa học bài.
	.2. Nga đi học muộn.
	Nga ngủ quên, dậy muộn.
	3. Hải không học bài.
	4. Hoa chăm chỉ học tập. 
	5. Bắc sẽ bị cô giáo phê bình và cho 	điểm thấp.
6. Hiệp, Toàn sẽ không nghe được lời 	cô giảng, không làm được bài và kết 	quả học tập sẽ kém.
- Các cặp HS xử lí tình huống, đưa ra hướng giải quyết và chuẩn bị đóng vai
- Đại diện một vài cặp HS trình bày kết .
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Một vài HS đại diện trình bày.
 Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2009
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: NGÀY LỄ.
 I. Mục tiêu: 
 -HS chép chính xác , trình bày đúng bài tạp chép Ngày lễ 
 -Điền đúng âm c, kl, hay n vào chỗ trống. 
 II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn cần chép,
 HS: Vở chính tả, vở BT.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’
 Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ TH: a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
-GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép
-Đoạn văn nói về điều gì?
-Đó là những ngày lễ nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày.
-Hãy đọc chữ được viết hoa trong bài (HS đọc, GV gạch chân các chữ này).
-Yêu cầu HS viết bảng tên các ngày lễ trong bài.
c) Chép bài.
Yêu cầu HS nhìn bảng chép.
d) Soát lỗi.
e) Chấm bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Ÿ TH: Tiến hành hướng dẫn HS làm bài tập 
Chú ý: kết thúc bài 2, đặt câu hỏi để HS rút ra qui tắc chính tả với c/k.
-Lời giải:
Bài 2: Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3: 
	a. Lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Tổng kết tiết học.
-Dặn dò HS viết lại các lỗi sai trong bài, ghi nhớ quy tắc chính tả với c/k; chú ý phân biệt âm đầu l/n
- Hát
- 1 HS khá đọc lại lần 2, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Nói về những ngày lễ 
- Kể tên ngày lễ theo nội dung bài.
- Nhìn bảng đọc.
- HS viết: Ngày Quốc tế Phụ Nữ, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Lao động, Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- Nhìn bảng chép.
- 2 đội HS thi đua. Đội nào làm nhanh đội đó thắng.
- HS nêu.
MÔN: TOÁN
Tiết: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ.
 I. Mục tiêu
 -Biết cách thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ).
 -Củng cố cách tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia. 
 -Biết giải bài toán có một phép tính trừ( số tròn chục trừ đi số tròn chục)
 II. Đồ dùng dạy học: GV: Que tính. Bảng cài. HS: Vở BT, bảng con, que tính.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’) 
Phát triển các hoạt động (27’)
a. Hoạt động 1: Phép trừ 40 - 8
Ÿ TH: Bước 1: Nêu vấn đề.
-Nêu bài toán: Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu HS nhắc lại bài toán.
-Hỏi: Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
-Viết lên bảng: 40 – 8
Bước 2: Đi tìm kết quả.
Viết lên bảng 40 – 8 = 32
Bước 3: Đặt tính và tính
-Mời 1 HS lên bảng đặt tính. 
-Con thực hiện tính ntn?
-Tính từ đâu tới đâu?
-Nhắc lại cách trừ.
Bước 4: Ap dụng.
Yêu cầu HS cả lớp áp dụng cách trừ của phétính 40 – 8, thực hiện các phép trừ sau trong bài 1:
60 – 9, 50 – 5, 90 – 2
Yêu cầu: HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính trên.
 b. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 48 - 18
 Ÿ TH: Tiến hành tương tự theo bước 4 như trên để HS rút ra cách trừ:
 b. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Ÿ TH:Bài1: Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài sau đó tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Hỏi thêm về cách thực hiện các phép tính trừ khi tiến hành tìm x.
 ... p ca, đọc thơ	 - Thi nhau thể hiện.
 - Nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm x/sắc nhất
 III, Kết thúc hoạt động:(2')
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học 
 sinh.
 Thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2009 
 MÔN: CHÍNH TẢ 
Tiết: ÔNG CHÁU 
 I.Mục tiêu:
-Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông cháu.Trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
-Luyện viết dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, l/n, vào chỗ trống.
 II. Đồ dùng dạy học: GV: SGK, bảng phụ, HS : vở, bảng con
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Ngày lễ
Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Ÿ a/ Giới thiệu đoạn thơ cần viết.
GV yêu cầu HS mở sách, GV đọc bài thơ lần 1.
-Bài thơ có tên là gì?
-Khi ông bà và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc?
-Khi đó ông đã nói gì với cháu.
-Giải thích từ xế chiều và rạng sáng.
-Có đúng là ông thua cháu không?
b/ Quan sát, nhận xét.
-Bài thơ có mấy khổ thơ.
-Mỗi câu thơ có mấy chữ?
-Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào?
-Dấu ngoặc kép có ở các câu thơ nào?
c/ Viết chính tả.
-GV đọc bài, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
d/ Soát lỗi.
-GV đọc lại toàn bài, phân tích các chữ khó viết cho HS soát lỗi.
e/ Chấm bài.
-Thu và chấm 1 số bài.
 b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi chữ các em tìm được lên bảng.
-Cho cả lớp đọc các chữ vừa tìm được.
Bài 3a:
Gọi HS đọc đề bài sau đó cho các em tự làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp.
-Chữa bài trên bảng lớp.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố lại bài
Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- Ông cháu.
- Cháu luôn là người thắng cuộc.
- Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông nhiều. Ông nói là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
- HS nêu.
- Không đúng, ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
- Có hai khổ thơ.
- Mỗi câu có 5 chữ.
- Đặt cuối các câu:
-HS nêu.
- Chép lại theo lời đọc của giáo viên.
- Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chì.
- Đọc bài.
- Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
- 1 hs làm bài bảng phụ, lớp làm bảng con.
a/ 	Lên non mới biết non cao.
	Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
MÔN: TOÁN
Tiết: 51 - 15
 I. Mục tiêu
 -Giúp HS:Biết cách thực hiện phép trừ có nhơ tronh phạm vi 100, dạng 51 - 15
 -Ap dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu).
-Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
-Vẽ được hình tam giác theo mẫu.
 II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) .
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Phép trừ 51 – 15.
Ÿ TH : *Bước 1: Nêu vấn đề.
-Đưa ra bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm ntn?
*Bước 2:: Đặt tính và thực hiện phép tính.
-Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
-Hỏi: Em đã đặt tính ntn?
-Hỏi tiếp: Con thực hiện tính ntn?
-Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
b. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Ÿ Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
-Yêu cầu nêu cách tính của 81–46, 51–19, 61-25
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 3:Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng sau đó cho HS tự làm bài.
Kết luận về kết quả của bài.
Bài 4:Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
-Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
-Yêu cầu HS tự vẽ hình.
. 4Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố lại bài
Nhận xét tiết học
- Hát
- HS thực hiện.
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15
	 51
	- 
 15
	 36
- Nêu cách đặt tính.
- HS nêu.
- HS làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời.
- Đọc yêu cầu. 
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm bài. 
- HS thực hiện và nêu cách đặt tính.
	 81	 51	 91
	- - -
 44	 25	 9 
	 37	 26	 82
- Nhắc lại quy tắc và làm bài.
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- -Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
 I. Mục tiêu
 -Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân.
 -Viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
 -Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Yêu quý và kính trọng ông bà.
 II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
-Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
GV nhận xét.
3.Bài mới Giới thiệu: (1’) 
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Ÿ TH:Bài 1Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
-Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
 b.Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Ÿ TH:Bài 2:
-Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
-Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Củng cố lại bài 
Nhận xét tiết học
- Hát
- HS nêu
- HS nêu.
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
 I. Mục tiêu
-Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá đã được học.
-Nhớ lại vàkhắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn, uống đã học để hình thành thói quen: An sạch, uống sạch, ở sạch.
-Củng cố các hành vi cá nhân về: Vệ sinh cá nhân, hoạt động cá nhân
 II. Đồ dùng dạy học: GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi. HS: Vở. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Ổn định(1’)
2. Bài cũ (3’) Đề phòng bệnh giun.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
 a.Hoạt động 1: Nói tên các cơ, xương và khớp xương.
Ÿ TH:* Bước 1: Trò chơi con voi.
-HS hát và làm theo bài hát.
*Bước 2: Thi đua giữa các nhóm thực hiện trò chơi “Xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”.
-GV quan sát các đội chơi, làm trọng tài phân xử khi cần thiết và phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.
b. Hoạt động 2: Cuộc thi tìm hiểu con người và sức khoẻ.
Ÿ TH :Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể. Để phát triển tốt các cơ quan vận động ấy, bạn phải làm gì?
Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
Hãy nêu các cơ quan tiêu hoá.
Thức ăn ở miệng và dạ dày được tiêu hoá ntn?
Một ngày bạn ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào?
Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?
Để ăn sạch bạn phải làm gì
Thế nào là ăn uống sạch?
Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
Trứng giun đi vào cơ thể người bằng cách nào?
Làm cách nào để phòng bệnh giun?
Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.
-GV phát phần thưởng cho những cá nhân đạt giải.
 c.Hoạt động 3: Làm “Phiếu bài tập”
Ÿ TH: GV phát phiếu bài tập.
-GV thu phiếu bài tập để chấm điểm.
Phiếu bài tập.
Đánh dấu x vào ô £ trước các câu em cho là đúng?
Nội dung câu hỏi ghi trong phiếu
Hãy sắp xếp các từ sao cho đúng thứ tự đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá: Thực quản, hậu môn, dạ dày, ruột non, miệng, ruột già.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Gia đình
- Hát
- HS nêu.
 -Đại diện mỗi nhóm lên thực hiện một số động tác. Các nhóm ở dưới phải nhận xét 
Cách thi:
- Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi.
- Mỗi cá nhân tự bốc thăm 1 câu hỏi trên cây và trả lời ngay sau phút suy nghĩ.
- Mỗi đại diện của tổ cùng với GV làm Ban giám khảo sẽ đánh giá kết quả trả lời của các cá nhân.
- Cá nhân nào có số điểm cao nhất sẽ là người thắng cuộc.
- HS làm phiếu.
TIẾT :HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 10
 - Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 11
 II Chuẩn bị:
 -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 10 - - Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 11
 III.Các hoạt động chủ yếu.
 1. Giới thiệu nội dung của tiết học
a.Hoạt động 1 .Đánh giá hoạt động của tuần thứ 10 : (15 phút)
- Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
* Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15phút đầu giờ tốt.
 -Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhiều bạn được hoa điểm mười .
 -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
*Khuyết điểm: -Một số bạn quên bảng tên và quên đồ dùng học tập
 b.Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 11 : ( 10 phút)
 - Tiếp tục bồi dưỡng thi kể chuyện về Bác Hồ : Nữ, Phượng
 - Không ăn hàng rong quà vặt .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
 -Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất” thu gom giấy vụn.
 - Thực /h kiểm /t việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ
 - Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. Thi đua dạy tốt, học tốt “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.”
 2. Tổng kết dặn dò (7 phút)
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
************&*************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc