Giáo án Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- HS thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số .

- Nhận biết được ý nghĩa thực hiện của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học.

- Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài tập có liên quan đến phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số .

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực:

+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác.

+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề;

 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án.

- HS: SGK, Vở, bộ đồ dùng học toán

 

docx 29 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021
Tiết 1 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
EM TỰ LÀM LÁY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận, xử lý tình huống ở HĐ khám phá.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự phục vụ bản thân 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh sgk.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chào cờ
- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- GV nhận xét bổ sung và triển khai công việc tuần mới.
2. Hoạt động: Xem tiểu phẩm về chủ đề “ Tự phục vụ bản thân”
- GV xem tiểu phẩm về chủ đề “ Tự phục vụ bản thân”
+ Tổ chức thi đua giữa các nhóm kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.
3. Củng cố - dặn dò	
- Về nhà sưu tầm sách để quyên góp
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
________________________________________
Tiết 2 MÔN: TIÊNG VIỆT 
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ ĐỒ CHƠI. DẤU PHẨY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua trao đổi, tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khám phá).
+ Năng lực tự chủ, tự học ( tự hoàn thiện các nhiệm vụ học tập)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS kể tên các đồ chơi mà em biết.
- GV nhận xét, giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Hoạt động 1: GiỚI thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Quan sát tranh.
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi trong tranh.
+ GV HDHS: Với mỗi đồ chơi được chọn, HS quan sát thật kĩ để tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng.
- Từng HS nói trong nhóm.
- Mời đại diện 3-4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
+ GV mời HS đọc câu mẫu.
+ GV HDHS chú ý công dụng của dấu phẩy trong câu mẫu. 
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng.
- Tổ chức tương tự bài 2.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS thực hiện theo cặp/nhóm.
+ HS đọc thành tiếng từng câu trong bài tập.
+ HS xác định danh giới giữa các từ/cụm từ trong câu.
+ HS xác định từ/cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy. 
+ HS thử đặt lại dấu phẩy và đọc lại thành tiếng 2-3 lần trong nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- Chú ý.
- HS chia sẻ.
_____________________________________
Tiết 3 MÔN: TIẾNG VIỆT 
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ CHƠI EM THÍCH
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ chơi em thích.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực :
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạnkhi làm bài tập chính tả (ở HĐ Luyện tập).
+ Năng lực tự chủ, tự học (có ý thức viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS kể tên các đồ chơi mà em có.
- GV nhận xét, giới thiệu bài
2. Luyện tập
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- YC HS trao đổi nhóm về các nội dung:
+HS lần lượt kể về những đồ chơi của mình?
+ HS kể về đồ chơi mình thích nhất?
+ Nêu lí do vì sao em thích đồ chơi đó?
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HDHS nói về đồ chơi em thích nhất
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- YC HS trao đổi nhóm:
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi 
+ Từng HS trong nhóm nói về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý
+ HS khác nhận xét và góp ý
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.
- HS trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau
 - Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi
- Tổ chức cho HS chia sẻ tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi 
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện thảo luận
- 2-3 nhóm trình bày
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS trao đổi
- 1-2 HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
Hs đọc
___________________________________
TIẾT 4 MÔN: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- HS thực hiện được cách đặt tính, tính phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số(một chữ số)
- Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo, gải toán có lời văn
- Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài tập có liên quan đến phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác.
+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề;
 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án.
- HS: SGK, Vở, bộ đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: GV đưa đề bài máy chiếu
- Gọi HS đọc YC bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: GV đưa đề bài phiếu nhóm đôi
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 3: GV đưa đề bài máy chiếu
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: GV đưa đề bài máy chiếu
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
? Muốn biết mỗi bạn xách được bao nhiêu lít nước ta làm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5: GV đưa đề bài máy chiếu
- Gọi HS đọc YC bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
- GV cho HS đọc lại dãy số trong bài?
? Nhận xét các số trong bài?
3. Củng cố, dặn dò
- Trong phép cộng có nhớ lưu ý gì?
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- HS đọc.
- HS làm bài cá nhân- chữa bài
- HS làm bài
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân- chữa bài
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài 
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm bài 
- 1-2 HS trả lời.
- HS chia sẻ
________________________________
Tiết 2 + 3 MÔN: TOÁN
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) 
SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*M1: Biết thực hiện tính dãy tính hai lần tính, đặt tính rồi tính đúng phép tính trong có nhớ. 
*M2, 3: Biết thực hiện giải toán có lời văn. Giải bài toán nâng cao.
- Rèn cho học sinh làm toán và trình bày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MỨC 1
MỨC 2, 3
Bài 1: đặt tính rồi tính
47 + 6
69 + 4
25 + 8
7 + 88
Bài 2: Nối hai phép tính có cùng kết quả .
16 + 7
25 + 8
34 + 6
63 + 9
6 + 34
19 + 4
68 + 4
28 + 5
Bài 3: Tính:
a. 17 + 9 + 8 
b. 36 + 8 + 40
c. 29 + 6 + 7
d. 68 + 9 + 22 
Bài 5: Tùng cân nặng 26 kg. Tuấn nặng hơn Tùng 5 kg. Hỏi :
a. Tuấn cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
b. ô tô ở khu vui chơi chỉ chở được không quá 60 kg. hỏi Tùng và Tuấn có thể cùng ngồi trên xe ô tô được không?
IV. CỦNG CỐ 
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương nhóm làm bài tập tốt.
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2021
Tiết 1 MÔN: TIẾNG VIỆT
ĐỌC: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm chị em thắm thiết của Nết và Na.Từ đó hiểu được hoa tỉ muội là loài hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, tương tác với bạn, rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. (ở HĐ Luyện tập).
+ Năng lực tự chủ, tự học (Có ý thức hoàn thành các bài tập ở HĐ luyện tập)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Nhân ái:Tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Nói về những việc anh, chị thường làm cho em.
+ Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Đọc văn bản
- GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm
- Tổ chức cho HS luyện đọc câu ( 1 lượt)
- Luyện đọc từ khó
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: sườn núi, ôm choàng, dân làng, rúc rích,...
- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 110.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr 56. ... 
+ Câu 2:  Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con?
+ Câu 3: Theo em, câu thơ cuối bài muốn nói điều gì?
+ Câu 4: Nói một câu thể hiện lòng biết ơn của em đối với cha mẹ.
+ Học sinh quan sát hát tranh minh họa, đọc câu mẫu.
+ GV  giúp học sinh hiểu câu mẫu:  Câu thể hiện lòng biết ơn thường gồm hai nội dung cảm ơn và nhắc tới việc bố mẹ đã làm cho mình.
- Hai học sinh cùng bàn đóng vai bố mẹ và con để thể hiện lòng biết ơn đối với bố mẹ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta được học bài thơ nào?
- Con cảm thấy thế nào khi học xong bài hôm nay?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS luyện đọc từ khó phát âm
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS thực hiện theo nhóm đôi – nhóm bốn 
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Đại diện nhóm khác nhận xét
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đối và tìm câu trả lời.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ Câu 1: Trong đêm hè oi bức, mẹ đã ngồi đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon.
+ Câu 2: Hai dòng thơ: “Những ngôi sao...thức vì chúng con.
+ Câu 3: Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con.
+ Câu 4: 
- HS nhớ lại những việc bố mẹ đã làm cho mình và nói câu biết ơn của mình trước nhóm để các bạn góp ý.
  - Bài thơ Mẹ.
- HS lắng nghe.
Tiết 2 MÔN: TIÊNG VIỆT 
VIẾT: CHỮ HOA O
NÓI VÀ NGHE: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Viết
- Biết viết chữ viết hoa O cỡ vừa và cỡ nhỏ.
*Nói và nghe:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa giải thích được nguồn gốc cây vú sữa.
- Cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ đối với con.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực chung :
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến ở HĐ khám phá.
+ Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề (có ý thức viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu chữ hoa O.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa O.
+ Chữ hoa O gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa O trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
_____________________________________
Tiết 3 MÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về so sánh và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học. 
- Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài tập có liên quan đến phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác.
+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề;
 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tập trung, chú ý khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án.
- HS: SGK, Vở, bộ đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: GV đưa đề bài phiếu CN
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: GV đưa đề bài phiếu CN
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
(Đáp án đúng: rô-bốt A và C)
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: GV đưa đề bài phiếu CN
- Gọi HS đọc YC bài.
- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
Đáp án 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Lưu ý câu lời giải và đơn vị
Bài 4: >, <, = ?
GV đưa đề bài phiếu CN
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS làm bài vào vở
- Tổ chức cho HS chữa bài trên lớp
- Để điền được dấu đúng, ta cần làm thế nào ?
Củng cố: a) Phải tính kết quả PT bên trái trước rồi so sánh
b) Điền dấu luôn (không cần tính) vì 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ nhỏ hơn thì PT đó nhỏ hơn và ngược lại.
Bài 5:
GV đưa đề bài phiếu nhóm đôi
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Chốt: 2 PT có cùng số bị trừ, PT nào có số trừ bé hơn thì hiệu (kết quả) sẽ lớn hơn.
+ 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ lớn hơn thì hiệu (kết quả) sẽ lớn hơn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- 2 HS đọc
- HS làm CN vào vở, 4 HS lên chữa bài, chia sẻ cách làm.
- HS nêu.
- 1,2 HS đọc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ trước lớp và giải thích tại sao đúng, tại sao không đúng ?
- 2 HS đọc đề 
- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm.
Bài giải:
 Rô-bốt D cân nặng số ki-lô-gam là:
 33 – 16 = 17(kg)
 Đáp số: 17kg
- HS đổi chéo kiểm tra
- 2 HS đọc.
- HS tự làm bài CN vào vở
- 4 HS báo cáo cách làm trước lớp.
- HS nêu, NX
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện làm trong nhóm đôi, chia sẻ trước lớp
- HS nhắc lại
HS lắng nghe
_________________________________________
TIẾT 4 MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
EM TỰ LÀM LÁY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 * Sơ kết tuần:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề “TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN”.
- Thực hiện rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa ăn hằng ngày. 
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS mạnh dạn chia sẻ với bạn về những niềm vui, khó khăn khi mới học cách
thực hiện công việc tự phục vụ bản thân. 
- HS rèn luyện một số hành động tự phục vụ bản thân trong bữa cơm hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 10:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 10.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 11:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
2.1. Hoạt động nhóm: 
a. Kể cho bạn nghe về việc em mới học làm để phục vụ bản thân và những khó khăn khi mới học cách làm. 
Tổ chức hoạt động: GV mời HS thảo luận theo cặp đôi: kể cho bạn nghe về những niềm vui, khó khăn, những khám phá thú vị, cảm nhận của mình, khi tự mình làm được thêm một việc, không cần bố mẹ giúp.
- YC một số nhóm lên kể
Kết luận: Khi bắt đầu làm một việc sẽ rất ngại và thấy khó khăn, nhưng khi mình quyết tâm làm và tự làm được, mình sẽ thấy thật vui và bố mẹ cũng rất vui!
b. Chơi trò: Quanh mâm cơm. Tổ chức hoạt động:
- GV trò chuyện với HS về bữa cơm hằng ngày của gia đình.
+ Mâm cơm gia đình em có những món ăn gì?
+ Chúng ta cần chuẩn bị những đồ dùng nào cho bữa cơm?
- GV hướng dẫn mỗi tổ đóng góp một món ăn làm bằng giấy nháp, giấy màu. VD: tổ 1 làm món mì xào (xé giấy thành sợi dài), tổ 2 làm món cá kho (vẽ con cá lên giấy), tổ 3 làm cơm (vo viên giấy nháp xé nhỏ), Sau đó, GV đặt chiếc mâm mang theo lên bàn, mời mỗi tổ cử một HS lên xếp mâm theo hướng dẫn của mình: đặt bát nước mắm, nước chấm (mô phỏng) vào giữa mâm, các món ăn để xung quanh, HS ngồi xung quanh mâm, sắp bát, đũa, Cả lớp quan sát các bạn và nhận xét.
- Câu hỏi thảo luận:
+ Em có thể làm gì để giúp bố mẹ chuẩn bị mâm cơm gia đình? (GV viết từ khoá lên bảng: sắp bát, so đũa, xới cơm).
+ Hướng dẫn cách sử dụng đũa trong mâm cơm. (Mời ông bà, bố mẹ gắp thức ăn trước, tự dùng đũa gắp miếng thức ăn vừa đủ, không ngoáy đũa vào bát canh, đặt đũa xuống mâm khi múc canh,).
+ Chia sẻ về ý nghĩa của cái mâm trong bữa cơm gia đình (sạch sẽ, hình tròn tượng trưng cho sự êm ái, đầy đủ - ngồi quanh mâm, gia đình có thể nhìn thấy nhau rõ hơn, vui hơn; đồ ăn sắp xếp hình tròn đẹp hơn).
Kết luận: Em có thể tự làm được nhiều việc khi ăn cơm cùng gia đình.
3. Cam kết hành động.
- GV đề nghị HS về nhà xin bố mẹ một chiếc lọ và những hạt đậu. Mỗi lần em làm được một việc tự phục vụ mình, em hãy cho một hạt đậu vào lọ để tự khen mình.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 11.
- Thảo luận theo cặp đôi
- Đại diện nhóm lên kể
- Lắng nghe
- HS chia sẻ.
- Các tổ thực hiện
- Các tổ thảo luận
- Quan sát, lắng nghe
- Lắng nghe
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2021_2022.docx