Giáo án Lớp 2 tuần 10 (6)

Giáo án Lớp 2 tuần 10 (6)

TOÁN Tiết 45

Tìm một số hạng trong một tổng

Sgk/45 - Vbt/ 47- Tgdk: 40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.(BT1/VBT)-GV cần chỉ cho HS yếu 1-2 bài sau đó tự làm

- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.(BT2/VBT)

- Biết giải bài toán có một phép trừ .( BT3/VBT)-HS khá,giỏi có thể làm BT4/VBT

- Ý thức tính cẩn thận chính xác khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ ghi bài tập. Bảng con.+VBT +SGv tham khảo

 

doc 120 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1283Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 (6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
***&*** 
KHỐI: 2
 Tuần:10
Thứ
 Ngày
Tiết
Môn
Đầu bài dạy
Thứ: Hai
Ngày:26/10
10
Chào cờ
18
Chính tả
Kiểm tra phần đọc
45
Toán
Tìm một số hạng trong một tổng
9
T.làm văn
Kiểm tra phần viết
Thứ: Ba
Ngày:27/10
9
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
10
Đạo đức
Luyện tập thực hành
46
Toán
Luyện tập ( bài 3/tr 46)
28
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
29
Tập đọc
Sáng kiến của bé Hà
Thứ: Tư
Ngày:28/10
19
Thể dục
Bài Thể dục phát triển chung
47
Toán
Số tròn chục trừ đi một số ( bài 2/tr 47)
10
Kể chuyện
Sáng kiến của bé Hà
19
Chính tả
Tập chép: Ngày lễ
Thứ: Năm
Ngày:29/10
30
Tập đọc
Bưu thiếp
48
Toán
11 trừ đi một số 11- 5
10
LT&Câu
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
10
TN-XH
Ôn tập: Con người và sức khỏe
10
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài chân dung
Thứ: Sáu
Ngày:30/10
20
Thể dục
Điểm số1-2 theo đội hình vòng tròn.T/C:bỏ khăn
49
Toán
31- 5 
10
Tập viết
Chữ hoa H
10
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: chúc mừng sinh nhật.
 10
SHCN
Thứ: Bảy
Ngày:01/11
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
 CHÍNH TẢ Tiết 18
Kiểm tra đọc hiểu luyện từ và câu
( Chuyên môn ra đề)
Tổ chức cho HS thi nghiêm túc theo chỉ đạo của chuyên môn
 TOÁN Tiết 45
Tìm một số hạng trong một tổng
Sgk/45 - Vbt/ 47- Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.(BT1/VBT)-GV cần chỉ cho HS yếu 1-2 bài sau đó tự làm
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.(BT2/VBT)
- Biết giải bài toán có một phép trừ .( BT3/VBT)-HS khá,giỏi có thể làm BT4/VBT
- Ý thức tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ ghi bài tập. Bảng con.+VBT +SGv tham khảo
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính tổng biết: 47 + 52 ; 38 + 46
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học – HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng.
-GV gắn hình vẽ giới thiệu: 6 hình vuông thêm 4 hình vuông có tất cả mấy hình vuông?( 10 hình vuông )- GV thực hiện như SGK- giảng cho HS hiểu
- Hướng dẫn cho HS nhận xét số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 để nhận ra Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia.
-GV tiếp tục thực hiện hình vẽ thứ 2 rồi nêu bài toán SGV/93. 
- Số ô vuông bị che khuất là một số chưa biết ta gọi số đó là x. Lấy x + 4 = 10
- Gọi học sinh đọc x + 4 = 10
- Trong phép cộng này x là gì? ( Số hạng chưa biết ) 
- Vậy muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- GV thực hiện như SGK, HS theo dõi:
 x + 4 = 10 6 + x = 10
 x = 10 – 4 x = 10 - 6
 x = 6 x = 4
* Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? GV viết qui tắt lên bảng – HS nhắc lại.
-GV hướng dẫn cách trình bày ( 3 dòng, các dấu = thẳng cột nhau)
* Gọi 2 HS yếu lên bảng làm bài x + 2 = 4 ; 3 + x = 6
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
b/Hoạt động 2: Thực hành 
*Bài 1/VBT: Tìm x ( theo mẫu):
- GV nhắc lại cách trình bày ( làm bài mẫu) x +3 =9
 x = 9 – 3
 x = 6
- HS tự làm bài vào VBT – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài –GV+HS cùng nhận xét, sửa bài.
Kết quả: a) x=2; b) x=12 ; c) x=10 ;d) x=3 ; e) x=11
*Bài 2/VBT: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu nhắc HS nhìn thật kĩ từng ô vuông trong bài cho biết gì và yêu cầu tìm gì? Muốn tìm đựơc số hạng còn lại ta phải lảm như thế nào? - HS tự làm bài vào VBT – GV kèm HS yếu.- HS lên bảng làm phiếu 
–GV+HS cùng nhận xét nhận xét, sửa bài.
Kết quả: 16 ; 2 ; 20 ; 0 ; 42 ; 43
*Bài 3/VBT: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt lên bảng.
 Gà và Thỏ: 36 con
 Gà : 20 con
 Thỏ : ? con
-Hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán? Cho biết gì? Hỏi gì? 
- HS nêu lời giải và phép toán giải – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm trên bảng phụ – GV kèm HS yếu làm bài.
- GV+HS cùng nhận xét, sửa bài.
	 Bài giải
 	Số con thỏ có là: 36 – 20 = 16 (con thỏ)
	 Đáp số : 16 con thỏ
c/Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
-Hệ thống lại kiến thức của bài học- Gọi HS nhắc lại Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.-Liên hệ và giáo dục HS- Dặn dò về nhà và nhận xét.
D. Bổ sung: 	
 TẬP LÀM VĂN Tiết 9
Kiểm tra viết : Chính tả + Tập làm văn
( Chuyên môn ra đề)
Tổ chức cho HS thi nghiêm túc theo chỉ đạo của chuyên môn
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
 THỦ CÔNG Tiết 9
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
.-Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 
- HS hứng thú và yêu thích gấp thuyền
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẩu thuyền gấp to phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui, qui trình gấp thuyền minh hoạ cho từng bước.SGV tham khảo
HS: giấy màu , kéo, màu, ...
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học. - GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học-HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
*GV đưa mẫu thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.
- HS so sánh sự giống và khác nhau của thuyền có mui và thuyền không mui.
b/Hoạt động 2: Hướng dẫn cách gấp thuyền.
*GV treo mẫu qui trình và hướng dẫn từng bước (lần 1) – Cả lớp theo dõi.
 B1: Gấp tạo mui thuyền.
 B2: Gấp các nếp gấp cách đều.
 B3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
 B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
*GV nhắc lại các bước gấp (lần 2) - GV thực hiện thao tác gấp thuyền.
- GV hướng dẫn lại các bước khó HS chưa nắm được.
- Bước cuối cùng GV dùng tay nâng mui thuyền lên.
- GV gọi 1 HS lên bảng thao tác cho cả lớp biết – HS nhận xét.
c/Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp, gấp theo từng bước của thuyền, gấp đều tránh không để nhăn giấy...
- HS thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp.
- GV theo dõi – hướng dẫn lại cho những HS chậm, còn lúng túng.
d/Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại bài học –Liên hệ và giáo dục Hs –Dặn dò về nhà thực hành gấp thuyền cho thành thạo.- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học-Nhận xét tiết học
D. Bổ sung:	
 ĐẠO ĐỨC Tiết 10
Chăm chỉ học tập (tiết 2)
Sgk/15 - Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
-Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
-Có thái độ tự giác học tập ở nhà.Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ ghi bài tập+SGV tham khảo
HS: Thẻ màu.+VBT đạo đức
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: - HS nêu lợi ích của việc chăm chỉ học tập.- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.Gv nêu MĐYC của tiết học- HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 5)
*Mục tiêu: HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
*Cách tiến hành: - GV gắn bảng phụ nêu tình huống. 
- Thảo luận sắm vai theo tình huống.- Các nnhóm đóng vai theo tình huống.
- GV nhận xét và ủng hộ ý kiến đúng : Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà.
*Kết luận: GV chốt lại ý đúng : HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
b/Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (Bài tập 6)
* Mục tiêu: - HS bày tỏ được thái độ liên quan đến các chụẩn mực đạo đức.
* Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc tất cả các ý kiến trên bảng phụ.
- HS nêu ý kiến đúng bằng cách giơ thẻ màu. - GV kết luận ý kiến đúng: b, c
-Yêu cầu HS giải thích một trong những ý kiến tán thành ( không tán thành)
- GV nhận xét ý kiến giải thích của HS, tuyên dương.
*Kết luận: GV chốt lại như SGV
c/Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( Bài tập 4)
* Mục tiêu: Giúp HS tự ý thức được việc học tập của bản thân.
* Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận từng tranh ( 2 nhóm 1 tranh)
- Các nhóm thảo luận từng tranh – Đại diện trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận : GV chốt lại : Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là giúp các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
d/Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại kiến thức của tiết học - Nhắc nhở HS tự giác ý thức học tập ở nhà và ở trường để học có kết quả tốt.-Liên hệ và giáo dục HS-Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học
D. Bổ sung: 	
 TOÁN Tiết 46
Luyện tập
Sgk/ 46 – Vbt/48 - Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số).(BT1/VBT) -HS khá giỏi có thể làm ( BT5/VBT)
- Biết giải bài toán có một phép trừ.(Bt4/VBT)
- Ôn lại phép trừ đã học và giải toán đơn về phép trừ.(BT2/VBT)
- Ý thứccẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ ghi bài tập.+VBT+SGV tham khảo
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: Hỏi muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?- HS lên bảng làm bài tập 2/45.- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học –HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1/VBT: Tìm x 
- HS nhắc lại qui tắc tìm một số hạng trong một tổng - GV nhận xét, hướng dẫn lại cách trình bày.-Làm mẫu 1 bài - HS làm bài vào VBT – HS lên bảng làm bài.-GV kèm HS yếu làm bài – GV + HS cả lớp nhận xét, sửa sai. 
Kết quả: a) x= 9 ; b) x = 10 ; c) x = 8
*Bài 2/VBT: Tính: 
- HS làm vào VBT và nêu miệng kết quả - GV ghi bảng sửa sai.
-GV kèm HS yếu làm bài . Kết quả: 10; 10; 4; 6 ; 10; 10; 9; 1 ; 10; 10; 3; 7
*Bài 4/: Gọi HS đọc bài toán – GV yêu cầu HS suy nghĩ nêu câu hỏi của bài toán.
- HS đọc lại bài toán – HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán.
- HS làm bài vào VBT – GV kèm HS yếu làm bài 
- 1 HS làm trên bảng phụ – GV+HS cùng nhận xét, sửa bài.
	 Bài giải
 Số học sinh trai lớp 2B có là:
 28 – 16 = 12 ( học sinh )
 Đáp số: 12 học sinh 
b/Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò 
-Hệ thống lại kiến thức của tiết học - HS nhắc lại nội dung bài. Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?-Liên hệ và giáo dục HS –Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học
D. Bổ sung:	
 TẬP ĐỌC Tiết 28 + 29
Sáng kiến của bé Hà
Sgk/ 78 - Tgdk: 80’
A. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ngắt nhịp, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phâ ... ng nghe
a/Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
* Mục tiêu: Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
* Cách tiến hành: Chia nhóm, GV nêu yêu cầu thảo luận, .
- Nói về công việc của các thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
-Đại diện 1 số nhóm nói trước lớp. - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Trong trường học gồm có các thành viên: Thầy(cô) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; các thầy cô giáo, HS và các cán bộ nhân viên khác. Hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường, Thầy cô giáo dạy HS; 
b/Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong nhà trường mình và biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
* Cách tiến hành: -Làm việc nhóm đôi, hỏi - đáp theo câu hỏi GV ghi ở bảng phụ.
-Gọi một số cặp hỏi - đáp trình bày trước lớp – GV+HS cùng nhận xét, Bổ sung.
* Kết luận: GV chốt ý: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
c/ Hoạt động 3: Trò chơi “ Đó là ai?”
* Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành: GV nêu tên trò chơi, cách chơi.
- Mỗi nhóm diễn tả công việc của một thành viên trong nhà trường, Nhóm khác nói tên của thành viên được nhắc đến trong gợi ý. Nhóm nào đáp đúng, nhóm đó được quyền đố nhóm khác.
- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai, tuyên dương nhóm có gợi ý hay, đúng.Tuyên dương nhóm đáp đúng.
d/Họat động 4: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại kiến thức của tiết học -Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
-Liên hệ và giáo dục HS biết kính trọng, yêu mến các thành viên trong nhà trường
-Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học
 D. Bổ sung:	
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
 TOÁN Tiết 77
Thực hành xem đồng hồ
Sgk:78 / vbt: 81/ Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.Làm bài 1/VBT
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,...Làm bài 3/VBT
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.Làm bài 3/VBT
-Giáo dục HS biết làm việc đúng giờ và biết phân bố thời gian cho hợp lý.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Chuẩn bị đồng hồ. Bảng phụ +SGV tham khảo
HS: Đồng hồ 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS lên bảng thực hành quay kim đồng hồ theo đúng yêu cầu của GV.
 - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
2.Bài mới: Giới thiệu bài . GV nêu MĐYC của tiết học – HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1/VBT: Gọi HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào VBT – 2 HS làm trên bảng phụ – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
*Bài 3/VBT: Đánh dấu x vào ô trống thích hợp:
- GV hướng dẫn yêu cầu -HS làm bài vào vở bài tập. GV kèm HS yếu làm bài 
- HS nối tiếp nhau trình bày-GV+HS cùng nhận xét bài , sửa sai.
-Tuyên dương những em làm tốt.
b/Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại bài học- cho HS nhắc lại nội dung bài. 
- Nhắc nhở HS ý thức xem đồng hồ để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học
D. Bổ sung: 	
 KỂ CHUYỆN Tiết 16
Con chó nhà hàng xóm
Sgk: 130 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
-Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
-HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Giáo dục HS Yêu thích môn học, mạnh dạn, tự tin kể chuyện.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ.SGV tham khảo
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: HS kể theo tranh câu chuyện Hai anh em.- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học-HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh
-1 HS đọc yêu cầu – GV gắn tranh minh hoạ và hướng dẫn 5 tranh ứng với 5 đoạn câu chuyện. - HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh
- GV chốt ý nội dung từng tranh – HS theo dõi.
- 1 HS kể đoạn 1 theo tranh 1 – GV nhận xét, sửa sai.
- HS kể chuyện trong nhóm đôi– GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện.- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
b/Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nêu yêu cầu kể chuyện - HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV gọi HS yếu kể câu chuyện – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Khuyến khích HS yếu mạnh dạn, tự tin kể chuyện.
c/Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại bài học - HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
-Liên hệ và giáo dục HS – Dặn dò về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:	
 CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 31
Con chó nhà hàng xóm
Sgk: 131/ vbt:66 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT1/VBT; BT2b/VBT
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả. SGv tham khảo
HS: Vở chính tả, Bảng con. VBT
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng viết các từ : sắp xếp, ngôi sao, sương sớm, xôn xao...
 GV nhận xét, ghi điểm.
 	2. Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học -HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
-GV đọc đoạn chính tả - 2, 3 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi.
-GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung đoạn chính tả.
- HS trả lời các câu hỏi SGK để nắm cách trình bày đoạn chính tả.
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: quấn quýt, mau lành, bất động,....
- GV nhận xét, sửa sai.(Phân tích cách viết và ghi lên bảng cho HS đọc lại)
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết - HS nhìn bảng chép bài.
-HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – Sửa lại những lỗi mà HS viết sai nhiều.
-GV nhận xét chung.
b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1/VBT : HS đọc yêu cầu bt – GV hướng dẫn rõ yêu cầu.
- HS tự tìm tiếng vào VBT – 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.-GV chốt lại các từ đúng như SGV/284
*Bài tập 2b/VBT: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, tìm tiếng và nêu – 2 HS làm bài trên bảng phụ
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.-GV chốt lại các từ đúng như SGV/285
c/Họat động 3: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại kiến thức của tiết học – Nhắc lại các từ vừa tìm ở các bài tập
-Liên hệ và giáo dục HS - Dặn dò về nhà viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.Tìm thêm các tiếng chứa ai/ ay 
-Nhận xét tiết học
 D. Bổ sung: 	
 MĨ THUẬT Tiết 16: 
Tập nặn tạo dáng tự do
 Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật 
Tgdk: 35’
A/ Mục tiêu
- Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Biết cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích.
-HS khá giỏi: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp .
-Lồng ghép BVMT với mức độ tích hợp liên hệ.
B/Đồ dùng dạy học: 
GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
 - Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2.
 - Đất nặn hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán, 
C/Các hoạt động dạy – học 
1.Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.GV nêu MĐYC của tiết học -HS lắng nghe
a/Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GVgiới thiệu hình ảnh các con vật và đặt câu hỏi :
 + Tên các con vật.
 + Sự khác nhau về hình dáng và màu sắc ... 
 Ví dụ: * Con mèo gồm có những bộ phận chính? 
 * Em nhận ra con voi, con mèo nhờ những đ2 nào?
 * Con mèo thường có màu gì? 
 * Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy..
b/Hoạt động 2: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật
- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:
* Cách nặn: + Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
 + Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật 
 + Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...
* Cách vẽ:
Chú ý vẽ hình dáng của con vật khi đi, đứng, chạy, (có thể vẽ thêm con vật hoặc cảnh vật xung quanh) 
* Cách xé dán: SGV(Tr 124)
c/Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
-GVgợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn: + Chọn con vật nào để làm bài tập.
-HS tự nặn con cật mà em yên thích. Lưu ý cho HS cần làm rõ hơn về đặc điểm của các con vật). Đầu, mình, chân, đuôi, ....màu đen, màu vàng, ....
-GV theo dõi và giúp đỡ HS –Kèm HS yếu.
d/Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
 - Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về:+ Hình dáng, đặc điểm con vật+ Màu sắc.
- Giáo viên cho học sinh chọn ra bài đẹp mà mình thích.
- Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.
e/Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
-Hệ thống lại bài học- Liên hệ và giáo dục HS –Dặn dò về nhà hòan thành tiếp tục sản phẩm đối với những em chưa hòan thành.
-Nhận xét` tiết học
D/Bổ sung: 	
SINH HOẠT TẬP THỂ
Tuần 16
1. Đánh giá hoạt động tuần 16:
a. Nề nếp: -Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
 -Tòan đánh lộn 
- Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn không có hiện tượng nói tục và đánh lộn .
b. Vệ sinh: -Quần áo gọn gàng sạch sẽ. Phương bỏ áo ra ngoài
 -Lao động động thời gian vào sáng thứ 2 hàng tuần
c. Học tập: - GV nhận xét về kết quả học tập trong tuần:
-HS đã có tiến bộ nhiều
-Một số em như: Vỹ,Văn; Thuận, Quốc; Trâm, Tòan đọc còn chậm .
d. Hoạt động khác: 
- Tham gia sinh hoạt sao đầy đủ. - Đi lao động đầy đủ, thực hiện tốt công việc 
2. Phương hướng hoạt động tuần 17: 
* Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 
a. Nề nếp: - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác.Xếp hàng ra về trật tự.Nhắc nhở việc đánh lộn có biện và nói tục
b. Vệ sinh: - Tổ trực quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
-Quần áo gọn gàng, sạch sẽ.-Xếp hàng ra vào lớp trật tự, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập:- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học
-Ôn tập để chuẩn bị KTĐK Học kì 1
d.Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ.-Thực hiện ATGT trên đường đi học và về nhà.
- Tham gia sinh hoạt súc miệng vào thứ 5 và múa sân trường 
-Thực hiện đồng phục khi có học thể dục
-Tiến hành tập văn nghệ - tập cờ vua để tham gia các hoạt động ngoại khóa
-Tiếp tục thu các khỏan tiền. - Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
 Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(10).doc