Giáo án Lớp 2 tuần 10 (5)

Giáo án Lớp 2 tuần 10 (5)

LUYỆN TẬP

 I.MỤC TIÊU:

- HS biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số).

- Biết giải bài toán có một phép trừ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bút dạ.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: 4

- Gọi 2hs lên làm bài tập x + 8 = 19 x + 12 = 38

- GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 21 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 23.10.2010.
Thứ hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010
 Chào cờ
 Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán
Luyện tập
 I.Mục tiêu:
- HS biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số không quá hai chữ số).
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2hs lên làm bài tập x + 8 = 19 x + 12 = 38
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 30’ 
a. Giới thiệu bài.
b. HDHS luyện tập.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS nhẩm – tiếp nối nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 10. Phép trừ là phép tính ngược lại của phép tính cộng, ta có thể nói ngay kết quả.
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 1 hs làm bảng phụ đọc bài. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
Bài 4: GV gọi hs đọc đầu bài
- HS làm vở. 1 HS làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán có một phép trừ.
Bài 5: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. GV phổ biến trò chơi, HD cách chơi.
- HS cử 2 hs chơi. Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn hs thắng cuộc.
Đáp án đúng là: (c) x = 0
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. HS về ôn bài + Chuẩn bị giờ sau.
Tập đọc
Sáng kiến của bé hà
I.Mục tiêu:
- HS biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. 
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+ Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung cần luyện đọc
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2HS lên bảng. Hỏi hs các ngày:1- 6; 8- 3; 1- 5; 20 - 11 hs trả lời tên của các ngày lễ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 36’
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có .
- HS phát âm từ khó: Ngày lễ, lập đông, nên, nói,
- Yêu cầu HS đọc đúng sau đó cho lớp luyện đọc các câu:
- Bố ơi!/sao không có ngày của ông bà,/bố nhỉ?/
- Món quà ông thích nhất hôm nay/là chùm điểm mười của cháu đấy.//
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- HS đọc chú giải sau bài. 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh.
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài: 13’
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Bé Hà có sáng kiến gì? (Tổ chức ngày lễ cho ông bà).
- Hai bố con Hà quyết định chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà?Vì sao? (Ngày lập đông. Vì trời bắt đầu rét,mọi người cần chú ý tới sức khoẻ ông bà).
- Bé Hà có tình cảm như thế nào với ông bà? (Bé Hà rất kính trọng và yêu quí ông bà).
- Yêu cầu hs đọc đoạn 2,3
- Bé Hà băn khoăn điều gì? (Vì không biết nên tặng ông bà quà gì)
- Ai đã gỡ bí giúp bé? (Bố thì thầm vào tai bé mách nước. Bé húa sẽ cố gắng làm theo lời bố).
- Bé Hà tặng ông bà món quà gì? (Bé Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười).
- Ông bà nghĩ sao về món quà của Hà? (Ông bà rất thích món quà của Hà).
- Bé Hà trong truyện là một cô bé NTN? ( Bế Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà).
- Muốn cho ông bà vui các em phải làm gì? (Hs tự trả lời).
c. Luyện đọc lại: 25’
- 2, 3 nhóm tự phân các vai thi đọc toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp + GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc bài tốt nhất.
3.Củng cố - dặn dò: 2’
- Em đã kính yêu và quan tâm tới ông bà chưa? HS trả lời.
+ Các em phải học tập bé Hà: quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà.
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 24.10.2010
Thứ ba, ngày 26 tháng 10 năm 2010
Chính tả: tập chép
Ngày lễ 
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả: Ngày lễ.
- Làm đúng BT2, BT3(a)
ii.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên viết các từ khó, lớp viết bảng con: Trốn, nghiêm giọng, 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 35’ 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. HD tập chép. 
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn tập chép.
- Đoạn văn nói điều gì? (Nói về ngày lễ).
- Đó là những ngày lễ nào? (Kể tên ngày lễ theo nội dung bài).
- Hãy đọc những chữ viết hoa trong bài? (HS nhìn bảng đọc).
- Yêu cầu hs viết bảng tên các ngày lễ trong bài. Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày Quốc tế Lao động. Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- HS chép bài vào vở. GV quan sát HDHS viết yếu.
- GV cho hs đổi vở soát lỗi.
- GV thu bài chấm, chữa.
c. HDHS làm bài tập.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở, 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
Lời giải: Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3: (a) Gọi hs đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở, 2hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số HS. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Lời gải: a. Lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan.
+ HS khá giỏi làm cả phần b.
- Lời giải: nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học
- HS vế viết lại những lỗi chính tả em còn mắc.
Ôn : Toán
Số tròn chục trừ đI một số
I.Mục tiêu :
 - Học sinh biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
 - áp dụng kiến thức về phép trừ để làm toán dạng bài tập trắc nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 7.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS tiếp nối nhau đọc bảng cộng 6, 7, 8, 9. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2. HDHS luyện tập: 30’ 
Bài 1. (Tr 29) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 2. (Tr 29) VBT: HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 2 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs . Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách tìm một số hạng trong một tổng bằng cách thực hiện phép trừ.
Bài 3. (Tr 29) VBT: HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng BT trắc nghiệm. 
3.Củng cố - Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
 HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Ôn : Tập đọc
Sáng kiến của bé hà
I.mục tiêu 
- HS đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong VBT).
+ Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh Sgk.
- Bảng phụ ghi câu văn, các từ luyện đọc.
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1’ Lớp hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 1’ Sách giáo khoa
3. Bài mới: 37’
a. Giới thiệu bài; HS Mở SGK Tiếng Việt
- Em đã học bài tập đọc nào?
b. Luyện đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu hs Theo dõi
- Học sinh đọc nối tiếp câu. Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Cho học sinh đọc đúng từ khó: Ngày lễ, lập đông, nên, nói,
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Gv hướng dẫn ngắt câu dài: - Bố ơi!/sao không có ngày của ông bà,/bố nhỉ?/
- Món quà ông thích nhất hôm nay/là chùm điểm mười của cháu đấy.// 
- GV giúp hs hiểu các từ mới, từ khó trong từng đoạn.
- Gv phân nhóm hs đọc từng đoạn trong nhóm.GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm cá nhân.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài.
c. HD tìm hiểu nội dung bài.
- HS đọc + trả lời câu hỏi trong vở bài tập.
 Câu 1: ý C Câu 3: ý D Câu 5: ý B
 Câu 2: ý A Câu 4: ý D
4. Củng cố dặn dò: 1’ 
- GV nhận xét giờ học. 
- HS thực hành quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình.
Ngày soạn: 25.10.2010
Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2010
Toán
11 trừ đi một số 11 - 5
I.Mục tiêu:
- HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 - 5
II.Đồ dùng dạy học:
- 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời. 
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm BT2 (tr 47): HS làm bảng con. 1 hs làm bảng phụ.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét sửa bảng phụ.
2.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học
b. HDHS thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 và lập bảng trừ (11 trừ đi một số).
- GV nêu vấn đề: Có 11 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính.
- YC hs nhắc lại bài.
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? ( Thực hiện phép trừ 11 – 5 ).
- HS thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính.
- Vậy 11 trừ 5 bằng mấy? ( 11 – 5 = 6).
+ HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình. 
- Lập bảng trừ . HS nối tiếp nhau lập bảng trừ. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
c. HDHS thực hành
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu 
- HS nhẩm – tiếp nối nhau nêu miệng kết quả.
- Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 20.Lập phép tính trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài 2
- HS làm bảng con. 1 hs làm bảng phụ đọc bài. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố bảng trừ, 11 trừ đi một số.
Bài 4: GV gọi hs đọc đầu bài - tóm tắt - giải.
- HS làm vở. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán bằng một phép trừ. 
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Bưu thiếp
I. mục tiêu:
- HS biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách  ... ểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 em lên làm BT3, lớp làm bảng con. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
2.Bài mới: 30’ 
a. Giới thiệu bài.
b. GV tổ chức cho hs tự tìm kết quả của phép trừ 51 – 15.
- Yêu cầu hs nêu phép tính và thực hiện phép tính
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả 51 – 15 =36.
- GVHDHS tự đặt phép trừ theo cột dọc. (Trừ từ phải sang trái).
c. HDHS thực hành.
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đầu bài. 
- HS làm bảng con. 1 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV nhận xét, sửa bảng con. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố phép trừ dạng 51 - 15.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, gỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách đặt tính và tính kết quả. 
Bài 4: Gọi hs nêu yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách vẽ hình tam giác theo mẫu.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Kể về người thân
I.Mục tiêu:
- HS biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo cây hỏi gợi ý (BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
+ Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình, giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng ghi sẵn các câu hỏi bài tập 1.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: 1’ hát
2. Bài mới: 38’
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của giờ học.
b. HDHS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý.
Chú ý: Các câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý. YC của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
+ Tình cảm của em với ông, bà, người thân trong gia đình NTN?
- HS suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể; một số hs nói trước lớp: sẽ chọn kể về ai.
- Gọi 1 HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS kể trong nhóm. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm thi kể. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn hs kể tự nhiên nhất, hay nhất.
VD: Ông của em nay đã ngoài bảy mươi tuổi .Ông từng là một nông dân. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
Bài 2: 1 hs đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu hs viết bài vào Vở bài tập .Chú ý hs viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi một vài hs đọc bài viết của mình. Cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm hs.
2.Củng cố – Dặn dò: 1’
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò hs suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân.Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
Đạo đức
Chăm chỉ học tập ( tiếp theo )
I-Mục tiêu:
- HS nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của người học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
II-Chuẩn bị:
- Giấy khổ to, bút, bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy-học: 
1-Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: ích lợi của chăm chỉ học tập? Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể các việc làm cụ thể. ( HS trả lời, cả lớp + GV nhận xét, bổ sung).
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm nguyên nhân- kết quả của hành động”.
- GV phổ biến luật chơi. HS nghe phổ biến luật chơi.
+ Hôm nay, Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào
- Từng nhóm hs thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau.
- Các nhóm hs diễn vai theo cách ứng xử của mình. HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét và làm trọng tài.
+ GV kết luận: HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu hs thảo luận đẻ bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
ND phiếu: a. Chỉ những bạn học không gỏi mới cần chăm chỉ.
 b. Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.
 c. Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp.
 d. Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.
+ GV kết luận: a. Không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm chỉ học tập.
 b. Tán thành.
 c. Tán thành.
 d. Không tán thành vì thức khuya sẽ có hại cho sức khoẻ.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống bằng đóng vai.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi. HS thảo luận và đóng vai.
+Tình huông1: Hải bị sốt cao, trời mưa nhưng em vẫn đòi đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Là em, em sẽ làm gì? (Bạn Hải làm như thế không phải là chăm chỉ học tập)
+Tình huống2: Giờ ra chơi, Lan ngồi làm bài tập để về nhà có thời gian xem ti vi. Em có đồng tình không? Vì sao? (Lan làm như thế chưa đúng, vì giờ ra chơi là thời gian để HS giải toả căng thẳng). 
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến HS.
- HS liên hệ bản thân.
+ GV kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đày đủ hơn quyền được học tập của mình.
 3- Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Ôn 
 Tập làm văn
I.Mục tiêu:
- HS biết dựa vào câu hỏi viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 4 câu giới thiệu về ngôi trường của em. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS làm bài tập làm văn tiết trước.
- Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài tập làm văn: Tr 33 (VBT) Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS dựa vào câu hỏi, thực hành nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
- GV tuyên dương nhóm làm tốt
- HS làm vở. GV quan sát HDHS yếu.
- GV chấm một số bài, nhận xét, sửa.
- HS có bài viết tốt đọc bài làm của mình.
- Cả lớp + GV khen động viên hs.
3.Củng cố – Dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học. 
- Em có yêu quí ngôi trường của mình không? ( HS trả lời).
- HS Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, bảo vệ của công. không vẽ, viết bậy lên bàn ghế, tường của trường học.
Ôn: toán
11 - 5, 31 - 5, 51 - 15
I.Mục tiêu bài học 
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 11 – 5, 31 – 5, 51 – 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS nối tiếp nhau đọc bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Cả lớp + GV nhận xét, sửa.
2.Bài mới: 30’
- HD hs luyện tập.
Bài 14 (tr 31) vbt. HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bảng nhóm. GV giúp các nhóm hs trung bình, yếu.
- Đại diện nhóm trình bày bảng. Cả lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 11 – 5, 31 – 5, 51 – 15. 
.Bài 13 (tr 31) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở. 3 hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình, yếu.
- GV chấm vở 1 số hs trung bình, yếu. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố so sánh điền dấu đúng. 
Bài 15 (Tr 31) vbt. HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở – 1hs làm bảng phụ. GV giúp hs trung bình yếu.
- GV chấm vở 1 số hs khá, giỏi. Cả lớp + GV nhận xét, sửa bảng phụ.
- Củng cố cách giải toán nâng cao bằng hai phép tính.
3.Củng cố – dặn dò:1’
- GV nhận xét giờ học.
- HS về thực hành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 11 – 5, 31 – 5, 51 – 15.
Luyện viết
Chữ hoa: H
i/ mục tiêu
- Biết viết chữ H hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng Học một biết mười theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
ii/ đồ dùng dạy - học
- Chữ H hoa đặt trong khung chữ mẫu.
- Bảng viết sẵn cụm từ ứng dụng Học một biết mười.
- Vở Luyện viết 2, tập 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ: 3’
- HS viết bảng con. 1 hs viết bảng phụ.Chữ G, Gắng.
B.Dạy bài mới: 36’
1. Giới thiệu bài:
- GVnêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.HD viết chữ hoa H
 - GV cho HS quan sát mẫu chữ H hoa.
- Chữ H hoa gồm mấy nét là những nét nào?
- Nêu quy trình viết chữ H hoa. 
- GV hướng dẫn viết chữ H
- GV cho HS viết vào bảng. 2-3 lần. GV nhận xét sửa sai.
3.HD viết câu ứng dụng.
- Gới thiệu câu ứng dụng: Học một biết mười. 
- Yêu cầu hs đọc cụm từ ứng dụng.
- Em hiểu cụm từ Học một biết mười nghĩa là gì?
- HDHS quan sát, nhận xét:
- Độ cao,cách đặt dấu thanh.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? Bằng 1 con chữ o.
- GV viết mẫu chữ Học trên bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ Học vào bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
4.HD hs viết vào vở lyuện viết. 
- HS viết vở.GV quan sát giúp đỡ hs viết yếu.
5.Chấm chữa bài.
- GV thu và chấm 5 đến 7 bài.Chữa ,nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở luyện viết 2, tập 1.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2.Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3.GD ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị 
GV: ND buổi sinh hoạt.
HS : ý kiến phát biểu. Tổ trưởng tổng hợp sổ theo dõi.
III.Tiến trình sinh hoạt 
1.Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ thảo luận kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.Tổ trưởng tổng hợp báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại : Tổ1: Tốt Tổ2: Tốt Tổ3: Tốt 
GVnhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Đạo đức: HS ngoan đoàn kết lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi.
Học tập: HS thi đua học tập tốt lấy thành tích chào mừng ngày 20 -. 11
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài: Anh, Huệ, Phương, Hải, Mai, Công
Vệ sinh:Trường lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
Tuyên dương tổ: 1- 2- 3.
2.Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tuần 11.
Duy trì nền nếp học tập tốt.
HS đi học đều, đầy đủ, đúng giờ.Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
Thực hiện tốt an toàn giao thông trong khi đi đường.
3. Củng cố dặn dò	
HS thực hiện tốt các nền nếp đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 2(8).doc