Giáo án Lớp 2 tuần 1 - Trường Tiểu học Tri Phải

Giáo án Lớp 2 tuần 1 - Trường Tiểu học Tri Phải

TẬP ĐỌC(T1-2)

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.

I. Mục tiêu:

- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài . Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ .

- Hiểu lời khuyên câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( Trả lời được các câu hỏi SGK )

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Xác định giá trị( nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được: Kiên trì, quyết tâm vượt gian khó sẽ thành công).

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng( suy nghĩ, trả lời câu hỏi dọc –hiểu câu chuyện).

- Phản hồi lắng nghe tích cực, chia sẻ

- Suy nghĩa sáng tạo

- Kiên định đặt mục tiêu

 

doc 25 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 1 - Trường Tiểu học Tri Phải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỚP 2 TUẦN 1
Năm học: 2011
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
TẬP ĐỌC(T1-2)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài . Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ .
- Hiểu lời khuyên câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( Trả lời được các câu hỏi SGK )
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị( nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được: Kiên trì, quyết tâm vượt gian khó sẽ thành công).
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng( suy nghĩ, trả lời câu hỏi dọc –hiểu câu chuyện).
- Phản hồi lắng nghe tích cực, chia sẻ
- Suy nghĩa sáng tạo
- Kiên định đặt mục tiêu
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực:
1. Thảo luận - chia sẻ
2. Trình bày một phút
3. Biểu đạt sáng tạo
VI. Đồ dùng dạy học: 
1.Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
2. Bảng phụ viết sẵn từ ngữ, câu văn cần hướng dẫn đọc đúng
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
- GV dẫn dắt giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng.
b. Luyện đọc đoạn 1,2:
*GV đọc diễn cảm toàn bài, phát âm rõ chính xác
* GV HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV HDHS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+ Đọc bài trong nhóm.
+Thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét.
+ Đọc đồng thanh 
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào ?
-Khi luyện viết thì như thế nào?
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làmgì? 
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được chiếc kim nhỏ không ?Những câu nào cho thấy cậu bé không tin ? 
 TIẾT 2
 d. Luyện đọc đoạn 3,4
+ Đọc từng câu
- GV uốn nắn tư thế đọc của HS
+Đọc đoạn trước lớp.
GVHDHS ngắt nghỉ hơi một số câu
+ Đọc đoạn trong nhóm.
GV nhận xét.
+Thi đọc giữa các nhóm
+Đọc đồng thanh.
e. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3,4
-Bà cụ giảng giải như thế nào?
-Câu chuyện này khuyên em điều gì?
g. Luyện đọc lại: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- GV nhận xét, khen ngợi.
3.Củng cố, dặn dò:
-? Em thích nhân vật nào trong câu chuyện?
-GV nhận xét giờ học
- Về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau Tự thuật 
-HS nhắc lại tựa bài
-1 HS đọc toàn bài
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn 1,2
-HS luyện đọc từ khó: quyển, nguêïch ngoạc, việâc, viết ,mải miết.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//
- Bà ơi, bà làm gì thế ! // ( lời hỏi với giọng lễ phép , phần sau thể hiện sự tò mò.)
- Thỏi sắt to như thế, / làm sao bà mài thành kim được?// (giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép.)
-Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các HS khác góp ý
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh từng đoạn, cả bài
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
- HS đọc thầm từng đoạn tìm hiểu nội dung bài
+ Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. 
+ Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.
+Bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.
+Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành chiếc kim khâu vá quần áo
+ Cậu ngạc nhiên hỏi : Thỏi sắt to như thế,làm sao bà mài thành kim được?
- HS đọc nối tiếp từng câu trong đoạn 3,4.
-HS luyện đọc các từ: quay, giảng giải, sẽ.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS luyện đọc cá nhân, đôøng thanh:
-Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày nó thành kim.//
- Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/ sẽ có ngày/ cháu thành tài.//
-Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác góp ý.
- Các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 3,4.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày cháu thành tài.
+ Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- HS đọc câu tục ngữ: có công mài sắt , có ngày nên kim.
- Mỗi nhóm 3 HS thi đọc phân vai.
- Cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
- HS phát biểu và giải thích vì sao em thích nhân vật đó.
(T1)TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết :
- Đếm, đọc, viết các số đến 100
- Nhận biết được các số có 1 chữ số , các số có hai chữ số , số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số . số liền trước, số liền sau .
- BT cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3.
- Biết vận dụng vào trong cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ
- Đồ dùng học tập
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài và ghi tựa
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập:
 Bài 1: Củng cố về số có 1 chữ số:
- GV hướng dẫn HS nêu các số từ 0 đến 10
-Cho HS đọc lần lược các số có một chứ số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
- Số bé nhất có một chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào
-GV nhận xét.
 Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số:
HS lên bảng viết số vào những chỗ thích hợp
- Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
-GV nhận xét.
Bài 3: Củng cố về số liền sau
- Số liền trước số 39 là số nào?
-Số liền sau của số 39 là số nào?
-Cho HS làm vào bảng con
2. Củng cố – dặn dò
-Cho HS nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại.
- HS nối tiếp nhau nêu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
- có 10 số có 1 chữ số
- Số 0
- Số 9
- HS tự làm phần b, c vào vở
- Lần lượt từng HS viết tiếp các số thích hợp vào từng dòng.
- Đọc các số của từng dòng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
- Số 10.
- Số 99.
HS tự làm phần b,c vào vở.
- Số 38
- Số 40
- HS lên bảng điền vào bài
Câu a: 40 ; Câu b: 98 ; Câu c: 89 ; Câu d: 100
(T1)Tập viết
CHỮ VIẾT HOA A 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng cỡ vừa , 1 giòng cỡ nhỏ ), chữ Anh (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ, Anh thuận dưới hoà (3lần )
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng .
- Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ .
II. Đồ dùng dạy – học
- Mẫu chữ A hoa
-Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp :
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng
b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
- GV chỉ vào mẫu chữ trong khung
- Chữ A hoa cao mấy li?
-Được viết bởi mấy nét?
GV hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1 : đặt bút ở ĐKN 3, viết nét móc trái từ dưới lên nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, DB ở ĐK6.
+ Nét 2 :Từ điểm dừng bút ở nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải . DB ở ĐK 2.
+ Nét 3 : Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.
-Gv viết mẫu lên bảng lớp
 A 
- Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
- GV uốn nắn, nhắc lại cách viết
c. HD viết câu ứng dụng:
- Giới thiệu câu ứng dụng: Anh em thuận hoà
- Em hiểu nghĩa câu này như thế nào ?
HD học sinh quan sát và nhận xét 
- Đôï cao của các chữ cái như thế nào ?
- Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
- Các chữ viết cách nhau như thế nào ?
-GV viết mẫu chữ Anh lên bảng lớp
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết.
d. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
e. Chấm chữa bài:
GV chấm 5-7 bài.
-Nhận xét bài viết và tuyên dương những bài viết đẹp.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nêu cách viết chữ A hoa?
-Dặn HS tập viết thêm bài ở nhà và chuẩn bị bài sau. 
-GV nhận xét tiết dạy.
- HS nhắc lại
-HS quan sát nhận xét .
+ cao 5 ly.
+ 3 nét.
HS quan sát.
- HS quan sát cách viết
- HS tập viết vào bảng con 2,3 lần.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: Anh em thuận hoà
- Đây là lời khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau.
+ Chữ A hoa, chữ h cao 2,5 li ; chữ t cao 1,5 li ;các chữ còn lại cao 1 li.
+ Dấu nặng đặt dưới chữ â, dấu huyền đặt trên chữ a.
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
-HS tập viết chữ Anh vào bảng con 2, 3 lần.
- HS viết bài vào vở
(T1) Đạo đức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 
- Biết cùng cha, mẹ lập thời gian biểu hằng ngày cuat bản thân, biết thưch hiện theo thời gian biẻu .
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học.
- Thảo luận nhóm.
- Hoàn tất một nhiệm vu.ï
- Tổ chức trò chơi.
- Xử lí tình huố ... ết vào bảng con những từ dễ viết sai.
- GV nhận xét sửa sai
- GV đọc bài lần 2 lưu ý cách trình bày 
* GV đọc bài cho HS viết 
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi 
* Chấm chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2b :HS xác định yêu cầu 
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : GV nêu yêu cầu bài tập
- GV chữa bài
Bài 4 : HS xác định yêu cầu 
4. Củng cố – dặn dò :
- Hỏi học sinh cách trình bày bài chính tả vừa viết .
- Dặn HS tập viết lại những chữ còn viết sai.
- Chuẩn bị bài sau-GV nhận xét tiết học:
-HS viết: tảng đá, chạy tản ra, đơn giản, giảng giải.
- HS nhắc lại tên bài 
-3 – 4 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm
+ Lời của bố nói với con .
+ Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
- Khổ thơ có 4 dòng
- Viết hoa.
- Viết lùi vào 1 ô tính từ lề sửa lỗi
- HS viết từ vào bảng con : ngày, qua , trong, vẫn .
- HS theo dõi 
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi. Gạch chân từ viết sai viết từ đúng bằng bút chì ra lề sửa lỗi.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm mẫu.
- 2 HS lên bảng làm.Cả lớp làm bài vào vở
* Đáp án:
 Cây bàng ; cái bàn.
Hòn than ; cái thang .
- HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp viết bài vào vở bài tập.
* Đáp án: g, h, I, k, l, m, n, o,ô, ơ.
-Học thuộc bảng chữ cái
Cho vài HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
(T4)TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Biết cộng nhẫm số tròn chục có hai chữ số ; Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng .
-Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100; biết giải toán bằng một phép cộng.
- BT cần làm : Bài 1, Bài 2 (cột 2), Bài 3(a, b), Bài 4.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác .
II. Đồ dùng dạy – học :
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học:
1.KT bài cũ:
-GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên + +
bảng.
b.Luyện tập:
Bài 1: GV hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
-GV nhận xét
Bài 2 : HS xác định yêu cầu (Tính nhẩm )
- HS nhẩm và nêu miệng 
Bài 3: 1 HS đọc đề bài
Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét
Bài 4:Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài
GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài 
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu lại nội dung bài học.
-Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học:
-2 HS lên bảng làm : 18 + 21 ;
 32 + 47.
- HS nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
HS nhắc lại tên bài 
- 1 HS đọc đề bài
-HS tự làm bài vào vở, sau đó nêu miệng kết quả.
 +
 +
 +
 +
 +
 34 53 29 62 8
 42 26 40 5 71
 76 79 69 67 79
60 + 20 + 10 = 80 + 10 = 80
60 + 30 = 90 
- Đặt tính và tính tổng, biết các số hạng là:
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
a.43 và25 c. 5 và21
+ +
 43 5
 + 25 21
 68 26
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau
 Tóm tắt
 Trai :25 HS 
 Gái :32 HS 
Có tất cả : . . . học sinh?
 Giải 
Số học sinh có tất cả là:
 25 + 32 = 57 ( học sinh)
 Đáp số: 57 học sinh
Thứ sáu ngày 26 tháng 08 năm 2011
Thể dục
BÀI 2: TẬP HỌP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
TC:“DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
I – Mục tiêu: 
-Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc, điểm đúng số của mình.
- Biết cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp .
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
II.Địa điểm phương tiện:
-Địa điểm :trên sân trường .
-Phương tiện : 1 còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT DỘNG CỦA HS
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học (1 –2’)
- Cho hs ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, dậm chân tại chỗ đứng lại (4-5’)
2-Phần cơ bản 
-Từ đội hình ôn tập gv cho hs quay thành hàng ngang ,sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập cách chào, báo cáo rồi gv cho hs giải tán 
-Cho cán sự điều khiển lớp .
-GV nhắc các em từ giờ sau, trước khi vào lớp tất cả hs có mặt ở sân để cán sự tập hợp, kiểm tra sĩ số và chào 
-GV cho hs nhận xét .
-Trò chơi”diệt con vật có hại “4-5” (Tương tự tiết 1)
3-Phần kết thúc :
-Ch HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát 1’.
-Cho HS dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
-GV nhận xét giờ học 
-Dứng tại chỗ vỗ tay, hát (1,2’)
-HS thực hiện 
-Chào báo cáo khi gv nhận xét lớp và kết thúc giờ học (2-3’)
-HS nhận xét 
- HS thực hiện 
-Đứng tại chỗ vỗ tay, hát 1’.
-Dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 
+ +
+
+ +
+ +
(T5)TOÁN
ĐÊ- XI – MÉT
I. Mục tiêu:
-HS Đêximét là một đơn vị đo độ dài ; tên gọi; kí hiệu của nó , biết quan hệ giữa dm và cm , ghi nhớ 1dm = 10 cm 
- Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm , so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản, thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm .
- BT cần làm : Bài 1, Bài 2.
-Biết vận dụng vào cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy – học
- 1 băng giấy có chiều dài 10 cm.
- Các thước thẳng dài 2dm, 3dm.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.KT bài cũ:
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài : Đề xì mét.
a.Giới thiệu đơn vị đo độ dài đêximet (dm)
- GV yêu cầu 1 HS đo độ dài băng giấy 10 cm.
- Băng giấy dài mấy cm?
-GV : 10 xăng ti met còn gọi là 1 đêximet.
- GV viết: Đêximet.
- GV nói tiếp: Đêximet viết tắt là: dm và viết lên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm, 3dm trên thước thẳng.
b. Thực hành:
Bài 1: GV hướng dẫn HS quan sát.
- GV nhận xét
Bài 2: HS xác định yêu cầu 
-GV nhắc nhở HS thực hiện phép tính có kèm theo tên đơn vị
- GV nhận xét
3. Củng cố – dặn dò :
- Gọi HS đọc 3dm, 8dm, 10cm, 13 dm.
-Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học:
- HS nhắc lại tên bài 
- Dài 10 cm
10 cm = 1 dm ; 1dm = 10 cm
- Một vài HS đọc lại
-HS quan sát hình vẽ trong SGK và trả lời câu hỏi a,b.
a/ Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm.
 - Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1 dm
b/ Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD
 - Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB
Tính (theo mẫu )
-2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở
 a/ 1dm+ 1dm =2dm b/ 8dm-2dm = 6dm
 8dm+2dm =10dm 10dm-9dm =1dm
 3dm+2dm =5dm 16dm -2dm =14dm
 9dm + 10dm =19dm 35dm -3dm =32dm
HĐ GDNGLL 
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI (T1)
I. Mục tiêu :
Giúp HS:
-Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
- Phấn khơi, tự hào, trân trọng truyền thống của lớp, của trường .
- Biết xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng HĐNGLL
- Tranh ảnh về truyền thống, các hoạt động của trường.
III. Các hoạt giáo dục ngoài giờ :
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
HĐ1 : Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
 - GV Kết luận : Trường tiểu học thới Hòa được hình thành từ khoảng năm 1980 trên địa bàn thuộc vùng nông thôn, đường xá đi lại rất khó khăn và chịu những tác động khác tuy nhiên đội ngũ thầy cô giáo với lòng nhiệt huyết vì thế hệ mai sau, vì đàn em thân yêu nên đã vượt qua mọi khó khăn, duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục của đơn vị đến ngày hôm nay; đã đào tào được một đội ngũ trí thức cho xã hội
HĐ2:Cần có thái độ và việc làm như thế nào trước truyền thống tốt đẹp của trường, lớp .
-Cho HS thảo luận về tiêu đề trên
- Cho Các nhóm trình bày 
* GV kết luận : Sừ nghiệp giáo dục của trường có được ngày hôm nay là do sự cố gắng hết sức của đội ngũ giáo viên, học sinh, chính gì vậy ta cần phát huy những truyền thống tốt đệp đó, có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ra sức học tập thật tốt
HĐ 3: Kể những tấm gương về thầy giáo, cô giáo, HS có thành tích lớn của trường.
- Cho HS nêu những tấm gương mà mình biết 
- Nhận xét, tuyên dương.
* Cho cả lớp cùng hát bài :Em yêu trường em .
- HS suy nghĩ và trình bày những hiểu biết của mình về truyền thống của lớp ,của trường
- HS thảo luận nhóm theo những gời ý, Đại diện nhóm trình bày 
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS tự suy nghĩ và trình bày.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
( Tuần 1)
 I. Mục tiêu
- Nhận xét, đánh giá về các hoạt động đầu năm học và trong tuần 1.
- Kế hoạch trong tuần tới.
II. Đồ dùng
-Danh sách học sinh
- Điểm của học sinh trong tuần
III. Các hoạt động sinh hoạt động sinh hoạt
1. Nhận xét, đánh giá về các mặt hoạt động đầu năm học và trong tuần 1.
HS đến lớp tương đối đầy đủ, thưc hiện đúng giờ giấc.
Còn một số em chưa có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập,đăng kí để nhà trường cho mượn sách .
Thực hiện vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân tốt.
Cần về nhà nhắc nhở và giải thích cho cha mẹ về ích lơi của các loại bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm Y tế
2.Kế hoạch trong tuần tới:
Ổn định nề nếp lớp học. Hình thành bộ máy cán sự lớp. Duy trì sĩ số lớp.
Thực hiện vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân tốt.
Đi học đầy đủ, đúng giờ.
Có ý thức phòng chống các loại bệnh lây nhiễm như (bệnh sốt xuất huyết,bệnh chân tay miệng
Cần có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng như: tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn nước
3 Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 ca nam chuan ky nang song 2011.doc