Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2021-2022

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài Niềm vui của Bi và Bống. Trả lời được các câu hỏi.Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống.

2.Năng lực:.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện có khả năng làm việc nhóm

3.Phẩm chất: Có tình cảm yêu thương đối với người thân, biết giúp đỡ anh em,

biết ước mơ và luôn lạc quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, máy tính, bài giảng điện tử

2. Học sinh: SGK, vở, phương tiện học trực tuyến

 

docx 123 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày thứ: 1 
Ngày soạn : 4/9/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
TIẾT 1 : LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
-Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2).
-Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
-Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
2. Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) .
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động – kết nối( 5-6p)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Phương pháp: vấn đáp, động não.
c. Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Chủ đề này chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức đã học từ năm lớp 1: các phép toán cộng, trừ trong phạm vi 100 và mở rộng kiến thức hơn thông qua các bài học về Tia số, số liền trước, liền sau; Các thành phần của phép cộng, phép trừ. VD: 2 + 5 = 7 thì 2 được gọi là gì, 5 được được gọi là gì, 7 được gọi là gì...và củng cố kiến thức thông qua các bài luyện tập.
- GV dẫn dắt vào bài mới:
+ GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi lấy ví dụ về số có hai chữ số và phân tích cấu tạo số của số đó.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm, trên cơ sở đó dẫn dắt HS ôn tập lại kiến thức qua các bài tập trong bài học ngày hôm nay.
2. Luyện tập ( 27-28p)
a. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích, cấu tạo số.
- Bổ sung khái niệm ban đầu về số và chữ số, nhận biết số chục, số đơn vị cuả số có hai chữ số.
b. Phương pháp:vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề
c. Cách tiến hành
Bài 1: 4-5’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
- GV hướng dẫn mẫu:
+ Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ? 
+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ? 
- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng . 
a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng 
b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng 
c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc, Viết số tương ứng 
- GV hỏi : 
+ Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ?
+ Khiviết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n ? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:8-9’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu. 
+ Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ? 
+ Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ? 
+ YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:6-7’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích mẫu :
- HD HS phân tích bảng :
+ Những cột nào cần hoàn thiện ? 
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV chốt, chiếu đáp án. 
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”: 6-7’
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. 
- GV thao tác mẫu.
- GV cho HS thảo luận nhóm ba .
- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm ( 2-3p)
- Nhận xét giờ học.
-HS lắng nghe
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2-3 HS trả lời:
+ Đáp án 51.
+ Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu.
+ Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm.
- 2-3 HS trả lời:
-Viết số có hang đơn vị là 5 thì ta viết là “ l”
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
-54
- 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị
- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
-HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 3..
- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
-HS lắng nghe
**************************************
TIẾNG VIỆT (TIẾT 1 + 2)
 Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
Tiết 1 +2 - Đọc: Tôi là học sinh lớp 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. 
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
2. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; giao tiếp và hợp tác; tự học, giải quyết vấn đề.
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
3. Phẩm chất: 
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: SGK, máy tính, bài giảng điện tử
2. Học sinh : SGK, vở, phương tiện học trực tuyến
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÊU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động, kết nối:(4-5’)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
*Phương pháp: Thuyết trình, hỏi –đáp, trực quan
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong phần Khởi động và trả lời câu hỏi: Bức tranh là hình ảnh ngôi trường, cảnh học sinh nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường. Vậy các em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai trường?
- GV đặt vấn đề: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.
2. Hình thành kiến thức mới ( 44-45’)
Hoạt động 1: Luyện đọc(28-30’)
*Mục tiêu: Biết đọc lưu loát toàn bài
*Phương pháp: Thuyết trình, hỏi– đáp, thảo luận nhóm đôi, kĩ thật động não.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu toàn VB Tôi là học sinh lớp 2 SGK trang 10 – 11: to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn HS:
+ Một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương để HS đọc: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. 
+ Cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép: đọc giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.
+ Luyện đọc những câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.
- GV mời 3 HS đọc lại bài đọc Tôi là học sinh lớp 2:
+HS1: từ đầu sớm nhất lớp;
+ HS2: Tôi háo hức tưởng tượng cùng các bạn;
+ HS3: đoạn còn lại.
- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn
- GV tuyên dương HS đọc đúng ngữ điệu, thể hiện được cảm xúc nhân vật.
- GV yêu cầu HS đọc mục Từ ngữ SGK trang 11 để hiểu nghĩa của từ.
- GV yêu cầu HS: Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: tủm tỉm, háo hức, ríu rít, rụt rè.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi ( 14-15’)
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được nội dung bài qua các câu hỏi
* Phương pháp: Chia nhóm, thảo luận nhóm, K Tđộng não, hỏi-đáp, thuyết trình
*Cách tiến hành:
- GV chia HS làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi trong SGK T11
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai trường?
a. vùng dậy 
 b. muốn đến sớm nhốt lớp
c. chuẩn bị rất nhanh 
d. thấy mình lớn bổng lên
Câu 2: Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
Câu 3: Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?
Câu 4: Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc. 
- GV mời một số nhóm trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV tuyên dương các nhóm trả lời đúng và hoàn thành nhanh.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm HS tiếp tục trao đổi và trả lời:
Câu 1: Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?
Câu 2: Em có thấy mình có gì khác so với lúc vào lớp 1 không?
- GV nhận xét.
3. Luyện tập, thực hành (7-8’ )
* Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
* Phương pháp: quan sát, động não, hỏi- đáp, thực hành , thi đua – khen thưởng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động cá nhân - cả lớp
-GV đọc diễn cảm cả bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
Cách tiến hành: 4. Vận dụng, trải nghiệm:( 11-12’)
(Luyện tập theo văn bản đọc)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 
* Phương pháp: quan sát, động não, đóng vai, , thi đua – khen thưởng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp – cặp/ nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi trong SGK trang 11:
Câu 1: Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?
a. ngạc nhiên b, háo hức c. rụt rè
Câu 2: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.
b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.
c. Cùng bạn nói và đáp lời chào khi gặp nhau ở trường.
* GV đặt câ ...  tự học, giải quyết vấn đề.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Rèn kĩ năng đặt câu nêu hoạt động.
3. Phẩm chất:- Yêu thích môn học, yêu thích các trò chơi dân gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, bài giảng PP, SGK TV
 - HS: Sách, vở TV, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối:( 3-4’)
- Trò chơi Tay đâu tay đâu
- Giới thiệu bài
2. Khám phá kiến thức (17-18)
*Mục tiêu: Phát triển năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ, phân biệt được từ chỉ hoạt động thể thao và tên dụng cụ thể thao.
*Cách tiến hành: nhóm/ cá nhân – chia sẻ trước lớp.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS QST, thảo luận cặp đôi nêu tên gọi của các dụng cụ thể thao có trong các tranh.
- Gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ
- Gọi Hs nhận xét
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Yc hs thảo luận nhóm 4 QST, dựa vào từ gợi ý dưới tranh nêu tên gọi các trò chơi dân gian trong từng bức tranh.
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ
- Gọi Hs nhận xét 
- Gv nhận xét chốt 
3. Luyện tập- thực hành (9-10’)
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- YC Hs quan sát tranh 1 và đọc câu mẫu.
- Giải thích cho Hs hiểu đây là mẫu câu nói về hoạt động.
- Yc Hs thảo luận cặp đôi quan sát tranh đặt câu cho tranh.
- Gọi Hs chia sẻ
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4.Vận dụng (1-2’)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Cả lớp tham gia chơi.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs thảo luận cặp đôi
- Đại diện nhóm chia sẻ
1. vợt bóng bàn, quả bóng bàn
2. vợt cầu lông
3. Quả bóng
- các nhóm nhận xét
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs làm việc nhóm
- Các nhóm chia sẻ
1. Bịt mắt bắt dê
2. chi chi chành chành
3. nu na, nu nống
4. Dung dăng, dung dẻ
- HS nhận xét
- HS đọc.
- Hs quan sát, đọc: Hai bạn chơi bóng bàn
- Hs thảo luận nhóm đôi
- Hs chia sẻ: 
Hai bạn chơi cầu lông.
Các bạn chơi bóng rổ.
- Nhận xét
- HS chia sẻ.
 ****************************************
Ngày thứ: 5 
Ngày soạn: 29/9/2021 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021
BÀI 7 : PHÉP CỘNG (QUA 10) TRONG PHẠM VI 20
TIẾT 20: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- Củng cố các phép tính cộng (qua 10) của các bảng 6,7,8,9 cộng với một số.
- Vận dụng vào làm bài tập và giải các bài toán thực tế. 
2. Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. HĐ KHỞI ĐỘNG ( 3-4p)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
-GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng
II. HĐ LUYỆN TẬP ( 27-28p)
a. Mục tiêu:
- Cùng cố các phép tính cộng (qua 10) của các bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số; vận dụng vào một số bài tập và giải các bài toán thực tế.
b. Phương pháp:vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề
c. Cách tiến hành:
Bài 1: 6-7’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự hoàn thiện các bảng cộng với một số.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:7-8’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS tự nhẩm kết quả của các phép tính có trong tranh.
- GV tổ chức trò chơi:Tiếp sức cho HS báo cáo kết quả.
+ Cử 2 đội chơi mỗi đội 5 bạn chơi lần lượt nối tiếp lên bảng tìm các phép tính có kết quả bằng 12. Số phép tính tìm được chính là số nấm bạn Sao hái được.
-GV quan sát, đánh giá.
Bài 3:7-8’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh minh họa ở bài tập 3 và yêu cầu HS miêu tả bức tranh.
- GV hướng dẫn HS: Mỗi bậc thang của nhà sàn dân tộc là một phép tính. Chúng ta tưởng tượng để bước được vào và khám phá nhà sàn đó, chúng ta phải vượt qua thử thách. Thử thách đó là tính chính xác kết quả của các phép tính ở mỗi bậc thang lần lượt từ dưới lên trên. 
- GV yêu cầu HS tự tính được kết quả các phép tính (câu a), từ đó so sánh kết quả các phép tính đó để tìm ra các phép tính nào có kết quả bằng nhau (câu b).
- GV mời 5 – 6 HS trình bày câu trả lời.
- GV hỏi thêm:
+ Bậc thang nào ghi phép tính có kết quả bé nhất?
+ Bậc thang nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 4:6-7’
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Y.c Hs quan sát số chấm tròn ở mặt trên xúc xắc, tính nhẩm và ghép hai xúc xắc có tổng số chấm tròn ở mặt trên là 11.
- Gọi Hs đọc đáp án.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm ( 2-3p)
- Nhận xét giờ học.
-HS ghi bài vào vở.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
-HS nêu:
Số hạng
7
8
9
8
7
Số hạng
6
6
7
5
7
Tổng
13
14
16
13
14
-HS đọc.
-HS trả lời.
- Hs tự hoàn thiện cá nhân.
-HS chia sẻ
Kết quả: Bạn Sao hái được 4 cây nấm đó là: 6 + 6; 8 + 4; 9 + 3; 7 + 5.
- HS đọc
- HS nêu
- HS trả lời được : Trong bức tranh là hình ảnh nhà sàn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự hoàn thành bài vào vở.
- HS giơ tay trình bày câu trả lời:
9 + 7 = 16
6 + 7 = 13
8 + 6 = 14
7 + 4 = 11
9 + 5 = 14
+ Bậc thang ghi phép tính có kết quả bé nhất là bậc 4 ( 7 + 4)
+ Bậc thang ghi phép tính có kết quả lớn nhất là: bậc 5 ( 9 +5).
.
-Hs nêu.
- HS trả lời.
- HS tự nhẩm cá nhân
-Hs chia sẻ
 *******************************************
 TIẾNG VIỆT (TIẾT 39 +40)
 BÀI 8: CẦU THỦ DỰ BỊ
 Tiết 5+ 6 – Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn kể về thể thao.
 Đọc mở rộng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
- Nói về một hoạt động của các bạn nhỏ dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý (BT1)
- Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi dân gian đã tham gia(BT2)
-Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
2. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ; giao tiếp và hợp tác; tự học, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về hoạt động thể thao, một trò chơi dân gian.
- Kể lại được cho các bạn nghe điều thú vị em đã đọc được.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ thân thiện khi tham gia trò chơi cùng bạn.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua hoạt động, trò chơi
- Yêu quý quyển sách vừa đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. GV: SGK TV, máy tính, Bài giảng PP
2. HS: SGK TV, vở TV, phương tiện học trực tuyến, tài liệu ĐMR theo yêu cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối(2-3’)
- Hát, vận động bài hát Lí cây xanh
- Giới thiệu bài học
2. Hình thành kiến thức mới : (14-5’)
Mục tiêu: HS PTNLQ sát và ngôn ngữ. 
Cách tiến hành: làm việc nhóm/ chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Hoạt động các bạn tham gia là gì?
+ Hoạt động đó cần mấy người?
+ Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì?
+ Em đoán xem các bạn cẩm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(15-16’)
HĐ1: Viết đoạn văn Mục tiêu: Biết viết đoạn ngắn (3– 4 câu) kể việc thường làm trước khi đi học.
Cách tiến hành: làm việc cá nhân/ chia sẻ trước lớp
Bài 2:- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
HĐ 2: Đọc mở rộng.
 *Mục tiêu: Giúp HS tự chủ, tự giác trong học tập. Bước đầu có những cảm nhận về vẻ đẹp của văn học.
*Cách tiến hành: cá nhân/nhóm- chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- GV lần lượt gọi các HS nói về tên bài thơ, câu chuyện và tác giả mà mình đã sưu tầm được.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện viết về hoạt động thể thao.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
4. Củng cố, dặn dò:3-4’
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS vận động theo nhạc
- Nhắc lại tên bài
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Các bạn đang chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu.
- Hoạt động đó cần từ 3 người trở lên
- Dụng cụ thực hiện các hoạt động đó là: dây để nhảy, cầu để đá, dây để kéo
- Các bạn cảm thấy vui, khoẻ, hào hứng, thích thú.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- nhiều HS trả lời: Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
- HS thực hiện nói theo cặp.
- HS chia sẻ bài.
- HS tìm đọc một số bài viết ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4, chia sẻ trước lớp.
- Theo dõi
- HS chia sẻ.
 *********************************************
 Tiếng việt
 BÀI 8: ĐỌC MỞ RỘNG( Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
- Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được.
- Phát triển kĩ năng giới thiệu về hoạt động thể thao, một trò chơi dân gian
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua hoạt động, trò chơi.
- Yêu quý quyển sách vừa đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- Sách, truyện theo yêu cầu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 4-5’
- GV tổ chức lớp vận động tập thể.
- Tổ chức cho HS chia sẻ về trường học của mình
- Nhận xét, kết nối vào bài học
2. Khám phá: 24-25’
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
- Tổ chức cho HS chia sẻ điều thú vị em đọc được.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố: 3-4’
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Lớp hát và vận động theo bài hát.
- HS chia sẻ trước lớp về thầy cô giáo, các bạn, ngôi trương, lớp học...
 ***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_1_den_4_nam_hoc_2021_2022.docx