Giáo án Lớp 2 tuần 1 + 2

Giáo án Lớp 2 tuần 1 + 2

TOÁN

Ôn tập các số đến 100

I – Mục tiêu:

1- Giúp HS củng cố về viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số, số có 1,2 chữ số, số liền trước, liền sau của một số

2- HS biết viết thành thạo các số từ 0 đến 100, thứ tự các số, phân biệt số có 1 chữ số, số có 2 chữ số, số liền trước, liền sau của 1 số.

3- Tích cực thực hành toán

II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ .

 

doc 71 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 1 + 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ ba ngày25 tháng 8 năm 2009
Toán 
Ôn tập các số đến 100
I – Mục tiêu:
1- Giúp HS củng cố về viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số, số có 1,2 chữ số, số liền trước, liền sau của một số
2- HS biết viết thành thạo các số từ 0 đến 100, thứ tự các số, phân biệt số có 1 chữ số, số có 2 chữ số, số liền trước, liền sau của 1 số.
3- Tích cực thực hành toán
II - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ .
III - Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy 
Bài 1(10’)
GV hd HS trả lời các câu hỏi : ? Nêu các số có một chữ số ? Có bao nhiêu số ?
- GV chốt kiến thức : Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số. Số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
Bài 2:10’) Củng cố về số có 2 chữ số
- Y/ c HS nêu số bé nhất , số lớn nhất 
- GV h/dẫn HS tự làm
Bài 3:(10’) Củng cố về số liền sau, liền trước.
- GV h/dẫn HS làm vở
- GV tổ chức trò chơi: “Nêu nhanh số liền trước, liền sau của 1 số cho trước”
- GV h/dẫn cách chơi ( như SGV)
Luật chơi: mỗi lần HS nêu đúng số cần tìm được 1 điểm.Sau 3 lần chơi tổ nào được nhiều điểm hơn thì tổ đó thắng.
- GV tổng kết trò chơi .
3- Củng cố: (5’)
- GV chốt lại những kiến thức .
- Nhận xét giờ học .
 Hoạt động của trò
HS đọc xuôi ,ngược (nhiều HS đọc).
HS nhận xét bạn và bổ xung 
HS tự làm
HS nhiều em nêu –tự nhận xét cho nhau
Số bé nhất có 2 chữ số là số 10
Số lớn nhất có 2 chữ số là số 99
1 HS lên bảng viết số liền trước
1 HS lên bảng viết số liền sau
HS làm vở bài tập 3
HS chữa bài
HS chơi2-3 lần
HS nhắc lại nội dung 
Tập đọc
Có công mài sắt có ngày nên kim
I-Mục tiêu
1 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài. Hiểu nội dung : Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công .
2- Rèn kĩ năng đọc đúng .
- Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ 
3- Có ý thức làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại .
II- Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc ,thẻ từ 
III- Hoạt động dạy và học:
 Tiết 1
 Hoạt độngcủa thầy 
1-GV giới thiệu 8 chủ điểm 
2-Dạy bài mới
a- Luyện đọc đoạn 1&2(20’)
- GV đọc mẫu:
- H / dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- GVđọc câu:
GV treo bảng phụ 
-Hướng dẫn đọc các câu khó:VD:Một hôm/ trong lúc đi chơi,cậu nhìn thấy một bà cụ/ tay cầm thỏi sắt...
b- H/dẫn tìm hiểu bài (12’)
? Lúc đầu câu bé học hành như thế nào?
? Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- GV hỏi: Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
? Cậu bé có tin từ thỏi sắt mài thành chiếc kim không ? Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
GV nêu ý chính của đoạn 1 , 2 
 Hoạt động của trò 
HS nghe và mở sách 
HS đọc từng câu nối tiếp nhau
HS nêu các từ khó đọc
-Luyện đọc từ khó
-Luyện đọc câu
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Cả lớp đọc đồng thanh
- Chểnh mảng,mau chán.
-Mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.
-Làm chiếc kim khâu vá quần áo.
- HS trả lời : Không tin.Câu"Thỏi sắt to như thế..."
Tiết 2
 Hoạt động của thầy 
c- Luyện đọc các đoạn 3& 4:(18’)
- Đọc nối tiếp từng câu: 
GV ghi bảng: hiểu quay về, nó thành kim...
- H/dẫn đọc từng đoạn
 ( GV treo bảng phụ ghi câu cần luyện đọc)
-Hướng dẫn đọc ngắt giọng câu khó:VD:Mỗi ngày mài /thỏi sắt nhỏ đi một tí,/sẽ có ngày nó thành kim.//
d- Tìm hiểu các đoạn 3 & 4(10’)
? Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
? Chuyện này khuyên em điều gì?
- GV kết luận nội dung bài (SGV)
e- Luyện đọc lại:(5’)
- GV tổ chức thi đọc phân vai
- GV cho điểm .
- HS khá giỏi thi đọc cả bài .
3- Củng cố :(4’) Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?
- G V nhận xét tiết học
 Hoạt động của trò 
HS nối tiếp nhau đọc từng câu
HS phát hiện từ khó đọc
-Luyện đọc từ khó.
-H/s luyện đọc câu khó.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Đọc đồng thanh
-Có,câu :"Cậu bé hiểu ra..."
- Chăm chỉ học hành thì nhất định sẽ có ngày thành tài 
Cho Hs đọc phân vai
Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
HS nối tiếp nhau nói ý kiến của mình.
Chính tả (TC)
Có công mài sắt có ngày nên kim
I- Mục tiêu:
1- Biết đoạn cần chép - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
- Củng cố quy tắc viết chính tả k/c
- Học thuộc lòng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái. Điền đúng các chữ cái vào ô trống.
2- Qua bài HS có kĩ năng trình bày một đoạn văn, chữ đầu câu viết hoa, đầu dòng lùi vào 1 ô. Rèn kĩ năng nhìn viết.
3- Viết sạch , đẹp cẩn thận , chính xác .
II- Đồ dùng dạy học:
-Bảng viết sẵn đoạn văn cần chép, nội dung bài tập 2 , 3.
III- Hoạt động dạy và học:
1- Mở đầu: Nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả
2-Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy a-Giới thiệu bài (SGV):(2’)
b- H/dẫn tập chép:(18’)
- GV treo bảng phụ viết đoạn cần chép
- GV đọc đoạn chép trên bảng
? Đoạn chép này từ bài nào?
? Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
 ? Bà cụ nói gì?
- Nhận xét về đoạn chép : câu ,dấu ,viết hoa .
GV cho HSviết từ khó trên bảng 
-Cho h/s nhìn bảng chép bài
GV đọc lại toàn bài - GV cất bảng .
GV chấm, chữa bài
3- Luyện tập:(10’)
 G/v treo bảng phụ ghi bài tập 2 , 3 
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k
Gv nêu yêu cầu của bài
Củng cố qui tắc chính tả 
Bài 3: Viết những chữ cái còn thiếu trong bảng
G/v treo bảng phụ:GV nhắc lại y/c của bài
- Cho HS thi giữa 3 tổ đọc thuộc bảng chữ cái 
- G V xoá dần từng cột.
4- Củng cố(4’)
 - GVnhận xét tiết học
 Hoạt động của trò 
3,4 HS đọc lại đoạn chép trên bảng
-Bài :Có công mài sắt...
HS trả lời
-Mỗi ngày mài....
-H/s nêu
-Viết hoa.
-H/s đọc thầm tự tìm từ khó viết.
-HS viết bảng con chữ khó
-H/s viết bài.
-Soát bài.
-H/s làm bài vào vở
-Chữa bài-lớp nhận xét
HS làm mẫu
4,5 h/s đọc thứ tự đúng 9 chữ cái
-H/s đọc thuộc lòng.
-3tổ thi đọcbảng chữ cái
Thể dục
Giới thiệu chương trình- Trò chơi: Diệt các con vật
(GV chuyên dạy)
Tiếng Việt +
Luyện đọc
I - Mục tiêu
1- Luyện đọc bài:Có công mài sắt có ngày nên kim , hiểu nội dung bài .
2 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc hiểu .
3- Rèn tính cẩn thận kiên trì .
II – Hoạt động dạy và học
1-Luyện đọc:
GV h/d luyện bài tập đọc :Có công mài sắt có ngày nên kim
- Luyện đọc đúng(Chú ý h/s đọc chưa tốt)
- Luyện đọc phân vai (H/S K,G):
- Luyện đọc hiểu
G/v cho h/s làm việc theo cặp:1 em hỏi,1 em trả lời .
 3- Củng cố:(3’) Nhận xét tiết học – khen những em tích cực, tự giác trong học tập
HS nối tiếp đọc từng đoạn của mỗi bài 
Nhận xét,sửa lỗi cho bạn
H/s tự chọn vai để đọc
HS thi đọc phân vai bài tập đọc.
HS hỏi - đáp các câu hỏi
Một số em trả lời trước lớp.
Nhận xét
 Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2007
Toán 
Ôn tập các số đến 100 (Tiếp)
I –Mục tiêu
1- Giúp HS củng cố về số có 2 chữ số.
- Phân tích số có 2 chữ số theo chục và đơn vị.
2- kĩ năng đọc, viết, so sánh số có 2 chữ số, phân tích số có 2 chữ số theo chụcvà đơn vị.
3- Chăm chỉ thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi bài 1 SGK
III- Các hoạt động dạy và học:
1- Thực hành : 
Bài 1 (5’):Củng cố về đọc, viết, phân tích số
-GV treo bảng phụ 
– h/dẫn tự nêu cách làm bài 1
- Cho HS giỏi nêu thêm 1 số VD 
Bài 2 :(5’)
- GV h/dẫn HS làm bài 2
Bài 3: (8’)So sánh các số
Gv h/d HS làm bài và nêu cách làm bài
- Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì ? 
- Cho H/s K.G giải thích cách làm)
- GV chấm ,chữa bài .
Bài 4:(8’) So sánh, sắp xếp các số
-GVhướng dẫn học sinh làm bài : Muốn xếp theo thứ tự từ lớn đến bé ta dựa vào đâu ?
2 -Củng cố :(5’)
- Cho HS chơi trò chơi để thực hành bài 5 
-G/v nhận xét giờ học.
-HS tự nêu rồi làm bài, chữa bài
- Số có 8 chục và 5 đơn vị viết là 85 , đọc là tám mươi lăm 85=80 + 5 
-HS làm bài 2
-HS chữa bài,Nhận xét
-HS viết dấu thích hợp , = vào chỗ chấm.
-HS chữa bài và giải thích : So sánh số ( hàng chục và hnàg đơn vị )
- HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn 
- Xếp số ngược lại dựa vào dãy số trên 
Mĩ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ đậm, vẽ nhạt
(GV chuyên dạy)
Tập đọc
Tự thuật
I – Mục tiêu
1- KT: Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng rành mạch
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học, các từ chỉ đơn vị hành chính.
- Nắm được thông tin chính về bạn HS trong bài
2- KN: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu
- Đọc đúng các từ có vần khó: quê quán, quận, trường. Nghỉ hơi đúng dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần y/c và trả lời ở dòng 1.
3- TĐ: Có khái niệm về một bản tự thuật (lí lịch)
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn một số nội dung tự thuật ở câu hỏi 3, 4 và câu khó cần luyện đọc
III – Hoạt động dạy và học
A-KT(5’)
Chuyện này khuyên em điều gì?
B-Bài mới
1-Giới thiệu bài:(1’)
2-Luyện đọc:
a-GVđọc mẫu toàn bài
b-H luyện đọc câu
-G ghi một số từ khó lên bảng.
- GV treo bảng phụ h/dẫn đọc câu
VD:Quê quán://xã Hợp Đồng,/huyện Chương Mỹ,/tỉnh Hà Tây.//
-Em hiểu thế nào là tự thuật?
-Em nào hay về quê, nơi đó có những ai sinh sống?
-GV: nơi gia đình em ông, bà, họ hàng đã sống nhiều đời gọi là quê quán hay gọi tắt là quê.
-Em đang ở đâu?
-Nơi em đang ở hàng ngày gọi là nơi ở hiện nay
c -H/dẫn tìm hiểu bài:
 ? Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
? GV nêu câu hỏi
Câu 3,4:
- G treo bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
- Cho H thảo luận trả lời .
- G chốt ý chính và cất bảng 
d- Luyện đọc lại
3- Củng cố 
-Nhận xét giờ học.
-2 HS đọc “Có công mài sắt có ngày nên kim”
HS theo dõi
HS nối tiếp nhau đọc từng câu (từng dòng)
-Tự tìm từ khó đọc.
HS luyện đọc các từ khó: nam, nữ, nơi sinh, lớp
-H/s luyện đọc câu
-Tự kể về mình
-HS trả lời (ông, bà, chú, bác)
-H nói nơi ở của mình
-H nối tiếp nhau đọc từng đoạn
\
-1 HS đọc câu hỏi – HS khác trả lời
-HS trả lời
-Nhiều HS nối tiếp nhau trả lời
-HS nối tiếp nhau nói tên họ tên,ngày sinh,nơi sinh,địa phương em đang ở...
-HS thi đọc lại cả bài
-Viết bản tự thuật về mình.
Tự nhiên-Xã hội
Cơ quan vận động
I-Mục tiêu:
1 - H/s biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
-Hiểu được nhờ có cơ và xương mà cơ thể cử động được.
2- Có kĩ năng quan sát ,nhận xét và trình bày ý kiến.VVận động được theo các động tác cơ bản .
3- Chăm vận động để cơ và xương phát triển tốt.
II-Đồ dùng dạy học:
-Tranh vẽ cơ quan vận động.
III-Hoạt động dạy-học:
1-Khởi động:- GT 3 chủ đề ở S ... êu: Tạo cơ hội để HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
b- H/dẫn dùng thẻ: đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, trắng là lưỡng lự
GV lần lượt đọc từng ý kiến (SGV)
c- Kết luận (SGV)
Sau mỗi ý kiến HS chọn và giơ 1 trong 3 màu để biểuthị thái độ của mình
Y/cầu một số HS giải thích lý do
Hoạt động 2: Hành động cần làm
a- Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm lợi ích về học tập và sinh hoạt đúng giờ, cách thức để thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
b- Cách tiến hành:
GV chia HS thánh 4 nhóm
Muốn đạt kết quả kia thì phải làm thế này...
c- Kết luận: (SGV)
Nhóm 1: ghi lợi ích học tậpđúng giờ
Nhóm 2: ghi lợi ích sinh hoạt đúng giờ 
Nhóm 3: ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ
Nhóm 4: ghi những việc cần làm để học tập sinh hoạt đúng giờ
Ghép nhóm 1 với nhóm 4 - nhóm 2 và nhóm 3
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
a- Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu
b- Cách tiến hành: GV chia 2 HS 1 nhóm
GV h/dẫn thực hiện thời gian biểu ở nhà (SGV)
c- Kết luận: SGV
2 HS trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình đã hợp lý chưa: Thực hiện...
Các nhóm làm việc
1 số HS trình bày thời gian biểu trước lớp
Kết luận chung: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, học hành mau tiến bộ.
Thủ công
Gấp tên lửa
I- Mục tiêu:
- HS nắm chắc quy trình gấp tên lửa 
- Thực hành gấp tên lửa đúng mẫu và đúng quy trình
- Yêu quý sản phẩm do mình làm ra
II- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Tiết thủ công trước học bài gì?
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS
B- Bài mới
1- Hướng dẫn thực hành gấp tên lửa:
- Để gấp tên lửa phải qua mấy bước?
- GV chia nhóm cho HS thực hành
2- GV h/dẫn HS trang trí sản phẩm
- GV và một số đại diện đi chấm, bình chọn nhóm có nhiều sản phẩm đẹp.
3- Hướng dẫn phóng tên lửa.
- GV làm mẫu và h/dẫn HS phóng tên lửa
4- Củng cố dặn dò
- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau
- 1 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 2 bước
+ Gấp tạo mũi và thân tên lửa
+ Tạo tên lửa
- HS thực hành gấp tên lửa bằng giấy màu.
- HS trang trí và trưng bày sản phẩm theo nhóm
- HS ra sân tập phóng tên lửa.
- Đại diện từng nhóm lên thi phóng tên lửa
- Nhận xét - bình chọn người phóng tên lửa xa nhất.
Toán +
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Củng cố những kiến thức đã học về gọi tên các thành phần trong phép tính trừ, về dm và giải toán.
- Làm tính và giải toán thành thạo với các số có kèm theo đơn vị dm, cm
- ứng dụng trong cuộc sống
II- Hoạt động và dạy học:
H/dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: Tính hiệu của
38 và 26 48 và 34
79 và 53 64 và 24 85 và 54
Bài tập 2: Điền vào chỗ chấm
60 cm = ..... dm 5 dm = .... cm
40 cm = ..... dm 10 dm = .... cm
- Bài tập 3: Một mảnh vải dài 46dm, mẹ may áo hết 22 dm. Hỏi mảnh vải còn bao nhiêu đề xi mét?
- GV chấm bài.
- Nhận xét.
- Bài 4: Tính hiệu của số lớn nhất có 2 chữ số và số bé nhất có 2 chữ số.
4- Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
HS làm bảng con
2 HS làm bảng lớp
- Nhận xét
HS làm bảng con
2 HS làm bảng lớp - Nhẫn ét
HS làm vở
1 HS làm bảng lớp
HS ghi phép tínhvào bảng con
- Chữa bài
Đạo đức +
Luyện tập học tập sinh hoạt đúng giờ
I- Mục tiêu:
- HS hàon thành kiến thức, kỹ năng bài đã học
- Có ý thức rèn luyện hành vi đạo đức đã học
- Thực hiện đúng thời gian biểu của mình 
II- Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- GV cho HS luyện tập các kiến thức đã học
Hoạt động 1: Trình bày thời gian biểu
GV gọi lần lượt
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
GV theo dõi đôn đốc những em còn lúng túng
3- Kết luận chung:
Học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe, học tập mau tiến bộ.
Từng nhóm cử đại diện trình trình bày thời gian biểu của mình
Cả lớp nhận xét
- HS mở vở bài tập đạo đức tự làm 
Lần lượt từng HS đọc bài làm của mình trước lớp
Cả lớp nhận xét xem thời gian biểu có phù hợp không?
- Bổ sung nếu cần
THủ công +
Luyện gấp tên lửa
I- Mục tiêu
- Rèn đôi tay khéo léo và khả năng vận dụng mọi quy ước, ký hiệu gấp hình cơ bản
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ
- Sử dụng được sản phẩm
II- Hoạt động dạy và học
1- GV tổ chức hướng dẫn thực hành gấp tên lửa
- Đôn đốc giúp đỡ những em còn lúng túng
2- GV tổ chức cho HS phóng tên lửa
Chú ý: giữ trật tự, có kỷ luật
3- Tổng kết: nhận xét tiết học
HS thực hành gấp tên lửa
HS ra sân trường phóng tên lửa
Thi phóng tên lửa
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2005
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- HS biết phân tích số thànhtổng các trăm, chục, đơn vị. Củng cố tên gọi thành phần và kết quả phép tính
- Giải toán có lời văn
- Có kỹ năng cộng trừ và xác định thành phần và kết quả phép tính.
- Chủ động, tự tin trong học tập và giải toán
II- Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện tập:
- Bài 1:
- Gọi 1 HS yêu cầu
- GV cho v làm vào bảng con
- Bài 2
- GV hỏi: Muốn tính tổng ta làm phép tính gì?
- Bài 3:
- Gọi HS đọc đề
- GV thu vở chấm bài
- Nhận xét
3- Củng cố:
Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ chấm
- 1dm = ..........cm
- 10 cm = .......dm
- 50 cm = .......dm
- 1dm3cm = .........cm
4- Tổng kết
- Nhận xét giờ học
1 HS đọc
- Lớp làm vào bảng con
- 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Phép cộng
- HS làm bài
- Nhận xét
- 1 HS đọc đề
- Giải vào vở
1 em lên bảng làm bài
- Nhẫn ét
- Đọc lại bài
Tập làm văn
Chào hỏi - tự giới thiệu
I- Mục tiêu:
1- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu
- Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn
2- Rèn kỹ năng viết một bản tự thuật ngắn.
3- Nói viết thành công
II- Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa (SGK)
III- Hoạt động dạy và học
A- KTBC: GV nhận xét cho điểm
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài: (SGV)
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: (miệng)
Chào (kèm với giọng nói, lời nói, vẻ mặt) như thế nào mới là người lịch sự, có văn hóa
Bài tập 2: (miệng)
GV nêu yêu cầu của bài
Nêu nhẫn ét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trong tranh
GV chốt lại (SGV)
Bài tập 3 (viết)
GV theo dõi, uốn nắn
GV nhận xét cho điểm
3- Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
2 HS đọc bài tập 3 tuần trước
1 HS đọc y/cầu của bài
HS thực hiện lần lượt từng y/cầu 
Cả lớp lắng nghe - nhận xét
HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi
HS phát biểu
1, 2 HS đọc y/cầu
HS viết tự thuật vào vở bài tập
Nhiều HS đọc tự thuật của mình
Thực hành những điều đã học.
Chính tả (N-V)
Làm việc thật là vui
I- Mục tiêu
1- Nghe viết đoạn cuối trong bài "Làm việc thật là vui"
- Củng cố quy tắc viết g/gh (qua trò chơi thi tìm chữ)...
2- Ôn bảng chữ cái - Thuộc lòng bảng chữ cái
- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái
3- Rèn tính cẩn thận, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ - Vở bài tập
III- Hoạt động dạy và học
A-KTBC:
GV nhận xét cho điểm
B- Bài mới
1- Giới thiệu: Nêu MĐYC
2- H/dẫn nghe - viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì?
Bé thấy làm việc như thế nào?
Bài chính tả có mấy câu?
Câu nào nhiều dấu phẩy nhất?
GV đọc từng câu ngắn hoặc từng cụm từ
GV chấm - chữa bài (5-7 bài)
H/dẫn làm bài tập: GV treo bảng phụ
Bài tập 2: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g/gh
Cách chơi (SGV)
GV treo bảng phụ quy tắc viết g/gh
Bài tập 3:
4- Củng cố dặn dò:
GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả
2 HS đọc - Các v khác viết:
xoa đầu, ngòai sân, chim sâu, xâu cá
2 HS đọc 1-0 chữ cái đã học tiết trước
1,2 HS đọc lại
Làm bài, đi học, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ
Làm việc bận rộn nhưng vui.
3 câu
Câu thứ 2
HS mở SGK đọc câu 2, cả dấu
HS viết bảng con: quét nhà, nhặt rau, luôn luôn, bận rộn
HS viết bài vào vở
HS đọc lại
1 HS đọc yêu cầu
HS làm bài cá nhân vở bài tập
3 HS lên bảng chữa bài
Học thuộc lòng toàn bộ bảng chữ cái
Tự nhiên - xã hội
Bộ xương
I- Mục tiêu:
- HS có thể nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Hiểu được cần đi đứng, ngồi đúng tư thế để cột sống không bị cong vẹo.
- HS có kĩ năng quan sát, nhận xét và trình bày ý kiến.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ bộ xương phóng to
- Tranh vẽ bộ xương cắt rời
III- Hoạt động dạy học:
1- Mở bài:
- GV yêu cầu HS kiểm tra xem mình có những xương nào?
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2- Hoạt động 1: Quan sát bộ xương.
GV cho HS làm việc theo cặp
- Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực
- Nhận xét hình dạng và kích thước các xương?
- KL: Bộ xương là giá đỡ cho cơ thể và che chở một số bộ phận quan trọng.
3- Hoạt động 2: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để nhận xét xem cột sống của bạn nào sẽ bị cong vẹo?
- GV cho HS thảo luận cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
- KL: Cần đi đứng, ngồi đúng tư thế. Không mang vác nặng và ăn uống đầy đủ để xương phát triển tốt.
- HSkiểm tra, phát biểu ý kiến
- Từng cặp HS quan sát hình vẽ bộ xương - chỉ và nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Một em lên bảng chỉ và nêu tên các xương và khớp.
- Nhận xét
- Bảo vệ não và tim, phổi...
- Khác nhau
- HS quan sát và trả lời
- HS thảo luận và nêu kết quả
Tiếng việt +
Chính tả: Làm việc thật là vui
I- Mục tiêu
- Nghe- viết đoạn "Quanh ta đến mùa màng"
- Viết đúng các tiếng khó: quanh, tích tắc, sắp sáng...
- Viết chữ đẹp, trình bày sạch.
II- Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
- GV đọc mẫu bài viết 1 lượt
2- GV h/dẫn
- Bài viết có mấy câu?
- Đầu câu viết như thế nào?
- Tìm và viết ra bảng những chữ dễ viết sai?
GV đọc bài cho HS viết
- Đọc cho HS soát lỗi
GV chấm - nhận xét
3- Củng cố dặn dò:
Nhận xét khen những em viết đẹp
- HS đọc lại
HS trả lời
HS viết bảng con: Quanh, tích tắc, sắp sáng, mùa màng.
HS viết vở
HS tự chữa lỗi
HS luyện viết
Tự nhiên - xã hội +
Ôn tập cơ quan vận động
I- Mục tiêu
- HS hoàn thành kiến thức kỹ năng đã học
- Thấy tầm quan trọng của bộ xương, biết bảo vệ bộ xương
- Rèn luyện, tập tành để xương phát triển tốt
II- Hoạt động dạy - học
1- Luyện tập bài học
GV h/dẫn
2- Trò chơi vận động
GV cho HS chơi trò chơi vật tay
GV nhắc HS cần chăm chỉ luyện tập để cơ và xương phát triển tốt
3- Củng cố tổng kết
- Nhận xét tiết học
- Hoàn thành bài tập
HS làm vào vở bài tập
HS chơi trò chơi
Chọn bạn khỏe nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-2.doc