I.Mục đích ,yêu cầu:
1.R èn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài.Ngắt nghỉ hơi đúng.(50tiếng /phút)
- Biết phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiêủ các từ ngữ: con dúi, sáp ong, tổ tiên, nương
- Hiểu ý nghĩa truyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
HS khá giỏi trả lời câu hỏi 4.
Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Chuyện quả bầu(tiết 94,95) I.Mục đích ,yêu cầu: 1.R èn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài.Ngắt nghỉ hơi đúng.(50tiếng /phút) - Biết phân biệt lời kể với lời nhân vật. 2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiêủ các từ ngữ: con dúi, sáp ong, tổ tiên, nương - Hiểu ý nghĩa truyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em. HS khá giỏi trả lời câu hỏi 4. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy- học: Tiết 1 A.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Cây và hoa bên lăng Bác”. 1 HS trả lời câu hỏi 3 trong SGK. Nhận xét, cho điểm. B.Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đIểm và bài học. Hoạt động 2: Luyện đọc. a. GV đọc mẫu cả bài. HS lắng nghe. b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: *Học sinh nối tiếp đọc từng câu . - GV cùng HS phát hiện từ khó để luỵên đọc đúng.Ví dụ: giàn bếp, Khơ -mú, Hmông, Ê- đê *H/S nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp (3đoạn). +Sau lần 1 GV HD HS ngắt, nghỉ ,nhấn giọng một số câu khó +Nối tiếp đọc từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới bằng nhiều cách GV có thể giải thích thêm từ mà HS yêu cầu. *Đọc từng đoạn trong nhóm. GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em. Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc.GV theo dõi, nhắc nhở. *Các nhóm thi đọc.(Đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh, cả bài hay 1 đoạn). Tiết 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: Câu hỏi 1:Con dúi đã làm gì khi bị 2 vợ chồng người đi rừng bắt được? (Lạy van xin tha, hứa sẽ nói ra điều bí mật). - Con dúi mách 2 vợ chồng người đi rừng điều gì? (Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vự chồng phòng lũ lụt). Câu 2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn? (Làm theo lời khuyên của dúi: Lờy khúc gỗ to) - Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt? (Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người). Câu 3: Có chuyện gì xẩy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? (Hai vợ chồng sinh được một quả bầunhiều người nhỏ chạy ra) * Gọi 1 HS đọc lại đoạn này. Câu 4:Những người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? (Khơ -mú, Hmông, Ê- đê, Thái, Mường, Dao, Ba- na, Kinh) Câu 5: Kể tên những dân tộc trên đất nước ta mà em biết. * HS thi kể trước lớp. GV nêu thêm để HS biết. Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, bổ sung. C.Củng cố: - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung câu chuyện. D.Dặn dò:Đọc lại bài ,chuẩn bị tiết kể chuyện. Toán luyện tập(tiết 156) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết và cách sử dụng một số giấy bạc loại: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. - Biết các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ. - Biết trả tiền và nhận tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản. - HS khá giỏi làm bài 4. II. Đồ dùng dạy học. Một số giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS làm các bài trong SGK. Bài 1: HS nêu miệng Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm, tìm phép tính,lời giải phù hợp rồi trình bày bài giải. Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống(theo mẫu). Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống(theo mẫu). Hoạt động 2: Chấm bài chữa lỗi. *. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. đạo đức: dành cho địa phương I.Mục tiêu:HS tìm hiểu về đền gần trường HS biết di tích lịch sử .Vì vậy cần phải biết bảo vệ di tích lịch sử địa phương. II.Hoạt động dạy học: GV GTB và ghi mục bài lên bảng Yêu cầu HS xếp thành 2 hàng .GV dẫn đầu hs sang thắp hương bên đền và nghe về di tích lịch sử của địa phương. GV hỏi đền thờ ai? Vì sao lại thờ bà? Em cần phải làm gì để bảo vệ đền? GV nhắc nhở và yêu cầu xếp thành 2 hàng về lớp . GV nhận xét tiết học. Thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2011 thể dục ôn :chuyền cầu- trò chơi:nhanh lên bạn ơi.(tiết 63) . I Mục tiêu: Biết cách” Chuyền cầu”bằng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm 2 nguời. .Yêu cầu đặt số lần cao hơn trước. HS tiếp tục ôn trò chơi:Nhanh lên bạn ơi.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. HS KT:Nắm được nội dung bài học . II.Hoạt động dạy học : Hoạt động 1:Phần mở đầu: GV nhận lớp và phổ biến yêu cầu bài dạy Giậm chân tại chỗ đếm nhịp . Xoay các khớp :cổ tay ,đầu gối ,hông. Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần. Hoạt động 2:Phần cơ bản. Chuyền cầu :(6-8phút) Trò chơi:Nhanh lên bạn ơi (10-12phút) Hoạt động3:Phần kết thúc: Đi đều theo hàng dọc và hát. Cúi người thả lỏng .Nhảy thả lỏng. GV nhận xét tiết học. Toán Luyện tập chung(tiết 157) I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Biết đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. - Phân tích số có 3 chữ số theo các trăm, chục, nghìn. - Xác định 1/5 của một nhóm đã cho. - Giải bài toán với quan hệ “nhiều hơn một số đơn đồng”. - HS khá giỏi làm bài 2,5 II.Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động1: GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài trong SGK. Bài 1: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống(theo mẫu). Bài 2: Số? Viết vào ô trống các số liền sau số đã cho. Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chôc chấm (So sánh các số có 3 chữ số). Bài 4: Trả lời bằng cách viết đáp án vào bảng con. (Hình a đã khoanh vào 1/5 số ô vuông). Bài 5: Đọc kĩ bài toán, tóm tắt rồi giải vào vở. - GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên làm vào bảng phụ. - Treo bảng phụ chữa bài. Hoạt động 2: Chấm bài, chữa lỗi. Hoạt động3: Củng cố- Dặn dò GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài. kể chuyện chuyện quả bầu(tiết 32) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng thích hợp. Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. 2. Biết chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 3. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS kể lại câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”. - Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu nội dung yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn kể chuyện Hoạt động1: Kể từng đoạn theo tranh. - Cả lớp quan sát 2 tranh trong SGK,nói vắn tắt nội dung mỗi tranh. - HS kể trong nhóm từng đoạn truyện dựa vào nội dung từng tranh.Kể đoạn 3 theo gợi ý. - Các nhóm thi kể trước lớp, cả lớp nhận xét, bình chọn. Hoạt động2:Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. - Gọi 1 HS đọc to yêu cầu và đoạn mở đầu cho sẵn. - Gọi 2 HS thực hành mẫu. - Các nhóm thi kể. * Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất. 3. Củng cố , dặn dò: - Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện. Tự nhiên xã hội. Mặt trời và phương hướng(tiết 32) I.Mục tiêu: - Sau bài học HS biết nói tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt trời mọc và mặt trời lặn . - Cách xác định phương hướng bằng Mặt trời. - Dựa vào mặt trời biết xác định phương hướng ở bất kì địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy học - Các hình vẽ trong SGK. VBT. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi. Nêu tác dụng của Mặt trời. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài (Liên hệ bài cũ để giới thiệu bài mới). Hoạt động 1: Làm việc với SGK Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ - HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi trả lời câu hỏi: + Mặt trời lặn vào lúc nào? Mọc vào lúc nào? + Trong không gian có mấy phương chính, đó là những phương nào? + Mặt trời lặn ở phương nào? Mọc ở phương nào? Bước 2- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hiện tốt. * GVchốt ý đúng.Mặt trời lặn vào lúc gần tối. Mọc vào lúc sáng sớm. + Trong không gian có 4phương chính đó là: Đông, Tây, Nam, Bắc. + Mặt trời ở phương Tây và mọc ở phương Đông. Hoạt động 2: Trò chơi “ Tìm phương hướng Mặt trời”. * GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 67 SGK. Dựa vào đó để xác địnhvà nói về các phương được xác định bằng Mặt trời. (Theo nhóm đôi). Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét, kết luận . * HS chơi trò chơi “Tìm phương hướng”. * GV nêu cách chơi (SGV), HS chơi một cách chủ động. 2.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau Thứ 4 ngày 21 tháng 4 năm 2011 tập đọc tiếng chổi tre(tiết 96) I.Mục đích yêu cầu. 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài rõ ràng,rành mạch.Ngắt nghỉ hơi sau môic dòng, mỗi ý của bài thơ viết theo thể tự do. (Khoảng 50 tiếng /phút) - Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.Bước đầu biết đọc vắt dòng để phân biệt dòng thơ và ý thơ. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ: xao xác, lao công - Hiểu được nhà thơ muốn nói với các em: Chị lao công vất vả để giữ sạch, đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công, quý trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 3.Thuộc lòng khổ thơ cuối bài. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc. III . Các hoạt động dạy học : 1 .Kiểm tra bài cũ: + 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện “Chuyện quả bầu.”.Trả lời câu hỏi về nội dung của bài . + GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới *. Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - GV đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Đọc đúng các từ: quét rác, lặng ngắt b. Đọc từng đoạn trước lớp: - HS tiếp nối tiếp nhau đọc từng đoản trước lớp (2đoạn) - GV hướng dẫn HS ngắt giọng một số dòng thơ và đọc vắt dòng các ý thơ. - Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc. Xao xác, lao công c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. e. Cả lớp đồng thanh cả bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. * GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng , đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi Câu 1: Nhà thơ nghe thấy tiéng chổi tre vào những lúc nào?. Câu 2: Tìm những câu thơ ca ngợi chi lao công. - HS đọc thầm bà thơ- thảo luận th ... ng1: GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài trong VBt trang 76. Bài 1: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống(theo mẫu). Bài 2: Số? Viết vào ô trống các số liền sau số đã cho. Bài 3: Viết dấu thích hợp vào chôc chấm (So sánh các số có 3 chữ số). Bài 4: Đọc kĩ bài toán, tóm tắt rồi giải vào vở. - GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán. - Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên làm vào bảng phụ. - Treo bảng phụ chữa bài. Bài 5: Trả lời bằng cách tô màu vào VBT. Hoạt động 2: Chấm bài, chữa lỗi. Hoạt động3: Củng cố- Dặn dò GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về ôn bài. Luyện Tiếng việt Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ. I. Mục tiêu : + Giúp hs : Biết nói câu đáp lời khen ngợitheo tình huống cho trước,quan sát ảnh, TLCH về Bác Hồ. + Viết được một vài câu văn ngắn về ảnh Bác. + GD hs kính yêu Bác. II.Đồ dùng dạy ,học: ảnh Bác, VBT. III.Các hoạt động dạy , học: Hoạt động1: Hướng dẫn hoàn thành bài tập. - Bài 3: + Bài 3 yc gì? + Y/c hs nhắc lại cách trình bày đoạn văn? Viết đoạn văn về ảnh Bác. + Y/c hs viết vở. 2 hs trình bày + GV nx , biểu dương. HS khá giỏi làm bài 1,2(trang 68) vở luyện tiếng việt . GV theo dõi chấm chữa bài. Hoạt động2: Củng cố, dặn dò: + Nhận xét tiết học + Nhắc hs ôn bài. luyện viết: bài viết:thăm nhà bác. I-Mục tiêu: 1-Nghe viết chính xác ,trình bày đúng khổ1,2 trong bài:Thăm nhà Bác” (Không mắc quá 5 lỗi.) 2. Tốc độ khoảng 50 chữ /15phút 3.Trình bày đẹp và viết đúng khoảng cách và kiểu chữ đứng. II-Các hoạt động dạy học : Hoạtđộng 1 :hướng dẫn nghe viết B1:Hướng dẫn hs chuẩn bị - Gv đọc bài chính tả,2 hs đọc lại - Gv giúp hs nhận xét - Những chữ nào trong bài phải viết hoa?vì sao? -Hs đọc thầm lại bài chính tả trong sgk,ghi nhớ những chữ dễ viết sai B2:Gv đọc cho hs viết bài vào vở Chấm ,chữa bài Gv nhận xét giờ học.Y/c HS về nhà viết lại bài. Luyện đạo đức : Dành cho địa phương I.Mục tiêu:HS tìm hiểu về đền gần trường HS biết di tích lịch sử .Vì vậy cần phải biết bảo vệ di tích lịch sử địa phương. II.Hoạt động dạy học: GV GTB và ghi mục bài lên bảng .Buổi sáng các em tìm hiểu về di tích của địa phương .Gv hỏi: GV hỏi đền thờ ai? Vì sao lại thờ bà? Em cần phải làm gì để bảo vệ đền? Kể thêm một số di tích của địa phương. GV nhắc nhở và yêu HS cần biết cách bảo vệ. GV nhận xét tiết học. Thứ 4 ngày 21 tháng 4 năm 2011 Tập viết:(tiết32) chữ hoa:Q (Kiểu 2) I. Mục đích yêu cầu: : Viết chữ rõ ràng rành mạch và tương đối đều nét . + Biết viết chữ hoa Q (kiểu 2) theo 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết đúng, sạch đẹp cụm từ ứng dụng “Quân dân một lòng ”.1 dòng cỡ nhỏ,1 dòng cỡ vừa; chữ viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định. Quân dân một lòng ( 3 lần) HS khá giỏi viết hết cả bài. II. Đồ dùng học tập: Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết.. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: + GV kiểm tra vở tập viết học sinh viết ở nhà. + Cho HS viết vào bảng con chữ “N, Người”. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết dạy. Hoạt động1: Hướng dẫn viết chữ hoa. * GV treo mẫu chữ hoa Q (Kiểu2) lên bảng. a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết. * GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi. b. Hướng dẫn HS viết chữ Q (Kiểu2) trên bảng con.(2, 3 lượt). Hoạt động2: Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng. a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Quân dân một lòng ”. + Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi . + GV giúp HS hiểu: Quân, dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ. Cách nối nét giữa các con chữ. c. HS viết chữ “Quân”trên bảng con. Hoạt động3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.(Theo yêu cầu ở vở tập viết). 2. Chấm bài, chữa lỗi. 3. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học. toán luyện tập chung(tiết158). I.Mục tiêu: Giúp HS : Biết sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số. Biết thực hiện cộng, trừ (nhẩm, viết) các sốcó 3 chữ số (không nhớ). Biết cộng trừ nhẩm các số tròn chục ,tròn trăm có kèm đơn vị đo đơn giản. Biết xếp hình đơn giản. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 2: Thực hành . GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT. Bài 1 : Điền dấu để so sánh các số có 3 chữ số. - HS làm bài vào vở. GV theo dõi. - Gọi1 HS chữa bài. Bài 2:Viết các số 857, 678,1000, 903 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. - HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 3: Đặt tính rồi tính. Nhắc HS viết thẳng cột rồi tính. - Một em làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. - GV treo bảng phụ chữa bài. Bài 4: Tính nhẩm. Nhắc HS viết tên đơn vị sau kết quả. Bài 5: Xếp hình. Cho HS sử dụng bộ đồ dùng học toán để xếp hình theo yêu cầu của bài tập. Hoạt động3:Củng cố, dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Nhắc về xem lại bài. Luyện tiếng việt : Từ tráI nghĩa. dấu chấm, Dấu phẩy. I.Mục đích, yêu cầu: Bước đầu làm quen với khái niệm “Từ trái nghĩa”. Củng cố cách sử dụng các dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: +Bảng phụ, VBT. III. Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS làm lại bài tập 1 và 3 của tiết trước. Nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoàn thành bài tập. Bài tập 1. (Viết). - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ, làm bài vào VBT, 1 HS làm ở bảng phụ. Chữa bài: a. đẹp/xấu ngắn/ dài nóng /lạnh thấp/ cao. b. lên/ xuống yêu/ ghét chê/ khen. c. trời/ đất trên/ dưới ngày / đêm * Chấm bài, chữa lỗi. HS khá giỏi làm bài 1,2 (trang 71)vở luyện tiếng việt GV theo dõi hướng dẫn C.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học . Thứ 5 ngày 22 tháng 4 năm 2011 Luyện viết: Bài :thăm nhà bác I.Mục tiêu. - Giúp học sinh biết cách trình bày bài:Thăm nhà Bác (Khổ1,2). - Học sinh viết đẹp,rõ ràng theo đúng cỡ chữ sáng tạo. - Viết đúng độ cao con chữ ,tốc độ 50chữ /15phút(Không quá 5 lỗi). II.Hoạt động dạy học. 1.Bài mới. Giới thiệu bài luyện ghi bảng. - Gọi học sinh đọc bài :Thăm nhà Bác - Học sinh nhắc lại nội dung bài?. Họat động1. Học sinh luyện viết bài :Thăm nhà Bác - Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Giáo viên đọc chậm từng câu, học sinh lắng nghe viết bài vào vở. - GV đọc học sinh khảo bài. Hoạt động2. Giáo viên chấm bài 2. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét giờ luyện viết. Tuyên dương bài viết đúng, đẹp. Luyện Toán luyện tập chung. I. Mục tiêu:Giúp HS: - Biết cộng trừ các số có 3 chữ số, không nhớ. Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. Giải toán liên quan đến nhiều hơn, ít hơn. Vẽ hình. HS khá giỏi làm Bài 1c,bài2 dòng2,bài4 II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Luyện tậpVBT( trang 79). - GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK. Bài 1:Đặt tính rồi tính Bài 2: Tìm x. Bài 3. HS nhẩm các phép tính với số đo đơn vị cm, m, km rồi so sánh với nhau. Viết bài vào vở, không yêu cầu viết các bước trung gian. Bài 4. HS đọc đề và tìm hiểu đề giải vào vở Bài 5: Vẽ theo mẫu. HS vẽ theo nhóm rồi trưng bày trước lớp. Hoạt động3: Chấm bài, chữa lỗi. * Cũng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học.Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp. Luyện Tự nhiên xã hội. Mặt trời và phương hướng. I.Mục tiêu: - Sau bài học HS biết nói tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt trời mọc và mặt trời lặn . - Cách xác định phương hướng bằng Mặt trời. - Dựa vào mặt trời biết xác định phương hướng ở bất kì địa điểm nào. II. Đồ dùng dạy học - Các hình vẽ trong SGK. VBT. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Làm việc với VBT GV hướng dẫn HS làm vào VBT Hoạt động 2: Trò chơi “ Tìm phương hướng Mặt trời”. * HS chơi trò chơi “Tìm phương hướng”. * GV nêu cách chơi (SGV), HS chơi một cách chủ động. *Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau luyện tiếng việt: Từ ngữ về Bác Hồ . Dấu chấm , dấu phẩy I. Mục tiêu : + Giúp hs :Chọn từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn,tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ . + Điền đúng về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống II. Hoạt động dạy , học 1. Kiểm tra: : Y/c hs làm lại BT1; BT2( T30) 2. Bài mới : a) GTB : Gv nêu MĐ , YC tiết học Hoạt động 1:HS hoàn thành bài tập HD làm bài tập Bài 2 : GVgợi ý: HS tìm từ ngữ ca ngợi Bác trong các bài thơ, bài văn, câu chuyện? + Y/c hs trao đổi theo cặp + Gv ghi bảng các từ hay + VD: yêu nước, giàu nghị lực, tài ba, đức độ, hiền từ, nhân hậu, nhân ái, khiêm tốn, giản dị HS khá giỏi làm bài 1,2,3 (trang 66,67) vở luyện tiếng việt + GV nx , chữa bài + Y/c hs đọc lại đoạn văn Hoạt động2: Củng cố , dặn dò : + Giáo viên tổng kết nội dung bài . + Nhận xét tiết học . Nhắc học sinh xem lại bài. Luyện tiếng việt đáp lời từ chối - đọc sổ liên lạc I.Mục đích yêu cầu: Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn. Biết thuật lạichính xác nội dung sổ liên lạc II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ, VBT.Sổ liên lạc của từng HS. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: * GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 3:(miệng).Gọi 1 HS đọc yêu câu bài tập. Cả lớp mở sổ liên lạc, chọn 1 trang em thích nhất. * GV yêu cầu HS nói chân thực về nội dung mình trình bày: + Ngày cô giáo nhận xét. + Nhận xét điều gì?( Khen, chê, góp ý điều gì)? + Vì sao có nhận xét đó, nêu suy nghĩ của em. * Gọi một số HS khá, giỏi đọc 1 nội dung trong số liên lạc của mình, nói lại nội dung trang đó; sau đó nói lại suy nghĩ của mình. HS làm việc theo nhóm đôi. Thi nói về nội dung 1 trang trong sổ liên lạc. Nhận xét cách trình bày. HS khá giỏi làm các bài1 trang 73 luyện tiếng việt Hoạt động 3: Củng cố: + Nhận xét tiết học, bài viết của HS. + Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. . Hoạt động tập thể Tổng vệ sinh I.Nội dung . Hoạt động1:GV phân công nhiệm vụ cho từng tổ : Tổ 1,3: Quýet rác ngoài sân Tổ 2:Trực nhật trong nhà Hoạt động2:Các tổ làm GV theo dõi. GV nhận xét các tổ làm II.Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét chung giờ tổng vệ sinh.
Tài liệu đính kèm: