Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Đức Yên - Tuần 29

Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Đức Yên - Tuần 29

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài.(khoảng 50 tiếng /phút).Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu . ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.(trả lời được các CH trong SGK).

- Các KNS: tự nhận thức; - Xác định giá trị bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi 3 HS đọc bài Cây dừa.

 - Hỏi: Em thích câu thơ nào ? Vì sao?

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài.

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Trường Tiểu học Đức Yên - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
những quả đào(tiết 85,86)
I. yêu cầu cần đạt
 - Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài.(khoảng 50 tiếng /phút).Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu . ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.(trả lời được các CH trong SGK).
- Các KNS: tự nhận thức; - Xác định giá trị bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS đọc bài Cây dừa.
 - Hỏi: Em thích câu thơ nào ? Vì sao?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc .
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
 + Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
 + Đọc đúng các từ: làm vườn , hài lòng nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên...
 - Đọc từng đoạn trước lớp:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
 - GV hướng dẫn HS đọc một số câu khó trong bài:
 * Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc, giải thích thêm: nhân hậu.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
tiết 2.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 * GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
Câu 1: Người ông đã dành những quả đào cho ai?(Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.)
Câu 2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
 - HS đọc thầm và nói lần lượt về hành động của 3 đứa cháu. 
 + Xuân đem hạt đào trồng vào một cái vò.
 + Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
 + Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường rồi trốn về. 
Câu 3: Ông nhận xét gì về từng đứa cháu.Vì sao ông nhận xét như vậy?
 - HS thảo luận theo nhóm đôi rồi trình bày trước lớp. Nhận xét, bổ sung, KL.
 + Ông nhận xét về Xuân: Mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.
 + Ông nhận xét về Vân: Ông nói Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm.
 + Ông nhận xét về Việt:Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
Câu 4: Em thích nhất nhân vật nào, vì sao?
- HS tự nêu ý kiến của mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
 - Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt).
 - Thi đọc trước lớp.
 - Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì? 
 - Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
 các số từ 111 đến 200 (tiết 141)
I. yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.
 - Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200. 
- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.
 - BTCL: bài 1, bài 2(a); bài 3
- HSKG làm thêm các bài còn lại.
 II. Đồ dùng dạy học.
 Các mảnh bìa hình vuông, hình chữ nhật . Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu đọc và viết số từ 111 đến 200.
 - Học sinh quan sát hình vuông và xác định số trăm, số chục, số đơn vị.
 - Viết và đọc số rồi hoàn thành vào bảng các số 111, 112, 113,.
- Làm việc cá nhân: GV nêu tên số, HS lấy các hình vuông.
- Ví dụ: Một trăm hai mươi, Một trăm mười lăm....
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài1: Cho HS chép bài tập và hoàn thành theo mẫu.
Bài 2: HS vẽ tia số vào vở điền các số cho trước vào và nêu cách điền số vào chỗ chấm lần lượt theo từng bài.
Bài3 : Hướng HS làn 2 bài mẫu .
 So sánh : 123  124 ; 120  152 ( xét chữ số cùng hàng của hai số)
HS làm tương tự với những bài còn lại.
 Hoạt động 3:Tổ chức trò chơi ( Sắp thứ tự các số.)
Nhận xét, dặn dò.
Chiều
Bồi dưỡng Tiếng Việt
1.Dựa vào bài tập đọc Những quả đào, em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
a) ăn đào xong, .đem hạt trtồng vào một cái vò.
b) ..ăn hết quả đào rồi vớt hạt đi.
c) .. mang đào cho bạn Sơn đang ốm.
d) Việt được ông khen là .
2. Với mỗi từ sau đây, em hãy đặt thành một câu:
- làm vườn:
- thơ dại:
- tấm lòng nhân hậu:.
3.Hãy tìm và ghi lại:
 - 5 từ chứa vần inh:..
- 5 từ chứa vần in:.
4. Dưới đây là các từ thường được dùng để miêu tả các bộ phận của cây. Em hãy lựa chọn và xếp chúng vào đúng ô trong bảng:
- đỏ thắm, xum xuê, tua tủa, tỏa hương, ngát hương, thoang thoảng, khoe sắc, trắng muốt, vàng tươi, xanh tươi, mơn mởn, sần sùi, bạc phếch, nặng trĩu, chín vàng, vàng úa, nở, lúc lĩu, sai trĩu, sai trĩu, cao, to, xanh biếc, sần sùi.
 Thân cây
 rễ cây
 lá cây
 hoa
 quả
5. Em hãy đặt 3 câu hỏi có cụm từ để làm gì? Sau đó, em viết câu trả lời cho từng câu hỏi.
M: Hàng ngày, bố tưới cây để làm gì?
+ Hàng ngày bố tưới cây để cho cây tươi tôt, không bị khô héo.
6. Em hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Hết mùa hoa chom chóc cũng vãn. Cây gạo chẫm dứt những ngày tưng bừng ồn ào lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư. Cây đứng im cao lớn hiền lành làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.
______________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán
 các số có ba chữ số(tiết142)
I.yêu cầu cần đạt: 
Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc viết chúng. Nhận biết số có 3 chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
Bài tập cần làm 2, 3.
HS khá giỏi làm thêm bài 1
II. Đồ dùng dạy học
 - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
A. Bài cũ: GV viết các số: 112, 117,119 gọi 1 HS đọc các số đó.
 GV đọc các số: Một trăm mười tám, Một trăm mười lăm, Một trăm mười ha, Một trăm mười sáu... yâu cầu HS viết vào bảng con.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Đọc và viết các số từ 111 đến 200
a. Làm việc chung cả lớp.
* GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng như trang 146 SGK
a. Viết và đọc số 243.
* Yêu cầu HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị. cho biết cần điền chữ số thích hợp nào, viết số.
 - HS nêu cách đọc, ví dụ: bốn mươi ba - Hai trăm bốn mươi ba.
 - Tương tự như vậy với các số khác.
b. Làm việc cá nhân.
* GV nêu tên số, HS lấy các hình vuông tương ứng.
Ví dụ: Hai trăm mười lăm (HS lấy các hình vuông(trăm) hình chữ nhật (chục) và hình vuông đơn vị tương ứng.
 - Cho HS làm việc với các số khác: 312, 345, 317...
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1(dành cho HSKG): GV hướng dẫn HS lựa chọn số ở vòng tròn phù hợp với hình vẽ a, b,c,d,e.
Bài 2: Chọn các đọc đúng với số ở hình tròn.
Bài 3: Viết số tương ứng với bài đọc
 - HS hoàn thành bài tập vào vở ô li.
C. Chấm chữa bài.
D. Củng cố, dặn dò:
 + Nhận xét tiết học
 + Nhắc về xem lại bài.
Kể chuyện
 những quả đào(tiết 29)
I. yêu cầu cần đạt:
 - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu(BT1).
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.(BT2)
 - HS khá giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện.
 II. Các hoạt động dạy học: 
A. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Nêu nội dung yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện 
Bài tập 1:Tóm tắt nội dung từng đoạn của câu chuyện .
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu . GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng đoạn bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu.(Tiến hành tưng tự với các đoạn khác).
 - Gọi HS kể lại từng đoạn 1 trước lớp.
 - HS kể trong nhóm.
Bài tập 2:Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
 - Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. Sau đó gọi 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
 - Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Bài tập3(dành cho HSKG): Dựng lại câu chuyện theo các vai.
*1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.
 - 1 HS nhắc lại các lời nhân vật có trong câu chuyện.(người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt)
 - Gọi 2 HS làm thử 4 dòng đầu.
 - HS tự phân vai kể chuyện trong nhóm.Thi kể trước lớp.(HS khá giỏi kể).
+ Nhận xét về cách diễn đạt, điệu bộ, nét mặt.
* GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất..
* HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
B. Củng cố , dặn dò: + Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
 + GV nhận xét tiết học.
 + Về nhà tập kể lại câu chuyện.
 Chính tả
tập chép: những quả đào(tiết57)
I. yêu cầu cần đạt:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Những quả đào.
2.Không mắc quá 5 lỗi ,tốc độ 50 chữ /15phút
3. Làm đúng bài tập 2a/b .
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết nội dung cần chép, viết bài tập 2. VBT
 III. Các hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
* HS viết vào nháp các từ:giếng sâu, xâu kim, xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài, nêu nội yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
* GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc .
Trả lời các câu hỏi sau:
 - Đoạn chép có những tên riêng nào? Những tên riêng đó phải viết như thế nào?
 - Cho HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó...GV nhận xét uốn nắn
 b. Hướng dẫn HS chép vào vở
* GV theo dõi, uốn nắn(tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
c. Chấm bài , chữa lỗi
Hoạt động 3: Hướng dãn HS làm bài tập, chính tả
Bài 1b: 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã. HS làm vào VBT. GV theo dõi
- GV+ HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HS lựa chọn làm bài 2b.
- Các nhóm tìm nhanh ghi vào bảng phụ. Treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được.
3. Củng cố , dặn dò:
*GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật(Tiết 29)
I yêu cầu cần đạt:
- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. 
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp dỡ người khuyết tật .
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. 
- HSKG:Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật. 
- Các KNS: -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật
 - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II Hoạt động lên lớp
Hoạt động 1: Xử ... ời chúc mừng và đáp lại lời chúc mừng.
2.Giới thiệu bài:
* GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
3. Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của mình .
Bài tập 3:HS đọc yêu cầu.
 - HS làm vào vở ô li sau đó đọc bài làm của mình 
GV tuyên dương những em làm bài hay.
HS khá giỏi làm các bài 1,2 VBT luyện tiếng việt( trang 55)
4. Củng cố: 
 + Nhận xét tiết học, bài viết của HS. 
 + Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày đẹp.
luyện viết:
bài viết:cây đa quê hương
I-Mục tiêu:
1-Nghe viết chính xác ,trình bày đúng đọan2 trong bài:Cây đa quê hương”
 (Không mắc quá 5 lỗi.)
2. Tốc độ khoảng 50chữ /15phút
3.Trình bày đẹp và viết đúng khoảng cách và kiểu chữ đứng.
II-Các hoạt động dạy học :
Hoạtđộng 1 :hướng dẫn nghe viết
B1:Hướng dẫn hs chuẩn bị
- Gv đọc bài chính tả,2 hs đọc lại
- Gv giúp hs nhận xét
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?vì sao?
-Hs đọc thầm lại bài chính tả trong sgk,ghi nhớ những chữ dễ viết sai
B2:Gv đọc cho hs viết bài vào vở
Chấm ,chữa bài
Gv nhận xét giờ học.Y/c HS về nhà viết lại bài
Luyện đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật
I . Mục tiêu:
-Biết giúp đỡ người khuyết tật,hỗ trợ ,đối xử bình đẳng với người khuyết tật .
- Nêu được một số hành động ,việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật .
-Có thái độ thông cảm,không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp,trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. 
-Không đồng tình với những ai có thái độ xa lánh ,kì thị ,trêu chọc người khuyết tật II. Hoạt động lên lớp
Hoạt động 1: Lý thuyết 
Tìm một số tấm gương hoặc câu chuyện nói về giúp đỡ người khuyết tật.
 HS trình bày trước lớp
Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 
Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
* GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được.
- HS trình bày tư liệu.
- Sau mỗi phần trình bày, GV tổ chức cho HS thảo luận.
* GV kết luận: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để gúp đỡ người khuyết tật.
Thứ 4 ngày 31 tháng3 năm 2011
Tập viết
Tập viết chữ hoa: A (kiểu hai) (tiết29)
I.Mục đích yêu cầu: 
Viết chữ rõ ràng rành mạch và tương đối đều nét . 
+ Biết viết chữ hoa A(kiểu 2) theo 1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết đúng, sạch đẹp cụm từ ứng dụng “ Ao liền ruộng cả”.1 dòng cỡ nhỏ,1 dòng cỡ vừa; chữ viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.Ao liền ruộng cả( 3 lần)
HS khá giỏi viết hết cả bài. 
II. Đồ dùng học tập: Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết..
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra vở tập viết học sinh viết ở nhà.
+ Cho HS viết vào bảng con chữ “ A”(kiểu 1).
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
Hoạt động1:Hướng dẫn viết chữ hoa.
* GV treo mẫu chữ hoa A lên bảng.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết.
* GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi.
b. Hướng dẫn HS viết ch A trên bảng con.(2, 3 lượt). 
Hoạt động2: Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Ao liền ruộng cả ”.
+ Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi .
+ GV giúp HS hiểu: Ao liền ruộng cả ý nói giàu có.
b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ.
Cách nối nét giữa các con chữ.
c. HS viết chữ “ Ao”trên bảng con.
Hoạt động3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.(Theo yêu cầu ở vở tập viết).
C. Chấm bài, chữa lỗi.
D. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học.
Luyên toán:
So sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh cấc số có ba chữ số.
 Nhận biết được thứ tự các số không quá 1000.
 Bài tập cần làm 1,2a,3dong1.HS khá giỏi làm bài 2b,2c,bài 3 dòng 2,3
II. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
* Gọi hai HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các số: 235, 405, 112.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1:Lý thuyết:
 + So sánh: 194139
* GV hướng dẫn cách so sánh chữ số cùng hàng của hai số.
* HS nêu quy tắc chung: GV nêu các bước so sánh hoặc cho HS tự phát hiện ( quy tắc SGK)
Hoạt động 2: Thực hành( Hướng dẫn HS làm bài tập trang 62)
Bài 1: Giáo viên cho HS làm vào vở 
Bài 2: GV viết các số 394, 695, 375 và nêu yêu cầu khoanh vào số lớn nhất.
Các bài b, c làm tương tự
Bài 3 HS chép đề rồi tự điền số thích hợp vào ô trống.
Dòng 2,3 HS khá giỏi.
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Cho HS đếm miệng từ 101 đến 110; từ 121 đến 132; từ 681 đến 694; từ 871 đến 884.
 + Nhận xét tiết học
 + Nhắc về xem lại bài.
Luyện tiếng việt:
Từ ngữ về cây cối.
Đặt và trả lời câu hỏi: để làm gì?(tiết 29)
I.Mục đích, yêu cầu:
Nêu được một số từ từ về cây cối.(BT1,BT2)
Dựa vào tranh ,biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?” GD học sinh bảo vệ cây cối để làm cho môi trường xanh sạch đẹp(BT3)
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫnhoàn thành bài tập.
 Bài tập 2:( Viết).Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
* GV nhắc HS các từ tả các bọ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
 - HS làm việc theo nhóm. GV theo dõi . Đại diện các nhóm lên trình bày. 
 - Chữa bài. Ghi vào vở bài tập.
* Chấm bài, chữa lỗi.
HS khá giỏi làm bài 1,2 (trang 58) vở luyện tiếng việt .
Baì 1:Kể tên các bộ phận của cây hoa,cây bóng mát.
Bài 2:Kể tên theo các nhóm:
a.Cây làm thuốc:
b.Cây làm gia vị:
c.Cây làm rau:
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn HS tìm thêm các từ dùng để tả các bộ phận của cây.
- 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
Thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2011
luyện viết :
Bài viết:Cây đa quê hương.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn 2 trong bài:”Cây đa quê hương” theo cỡ chữ sáng tạo.(Bài viết không mắc quá 5 lỗi.)
2. Tốc độ khoảng 50chữ /15phút
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn HS tập chép
Họat động1. Học sinh luyện viết bài :Cây đa quê hương.
 * GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc .
- Học sinh nhắc lại nội dung đoạn ?
- Chữ nào trong bài cần viết hoa?. 
- Cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
 - Học sinh nhìn bảng viết bài vào vở.
 - GV đọc học sinh khảo bài.
Hoạt động2. Giáo viên chấm bài 
2. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét giờ tập viết.
 Tuyên dương bài viết đúng, đẹp.
Luyện Toán
luyện tập
I.Mục tiêu:
Bước đầu biết cách đọc số có 3 chữ số .
Biết so sánh các số có 3 chữ số 
Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
HS khá giỏi làm bài 2c,d.Bài 3 cột 2.Bài 4b
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
 + Nhận xét, bổ sung.
2.GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trongVBT trang 63
Bài 1: Số: Yêu cầu HS ghi kết quả vào ô trống.
Bài 2:HS làm hướng dẫn .HS làm bài a,b
HS khá giỏi làm bài còn lại 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán. Cả lớp làm bài vào vở cột 1.
 1 HS làm bài vào bảng phụ. Chữa bài.
Cột còn lại HS khá giỏi làm
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 
3. Chấm bài, chữa lỗi.
4. Cũng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
- Dặn HS học thuộc các bảng nhân đã học.
Luyện Tự nhiên xã hội.
 Một số loài vật sống dưới nước 
I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết :
 Nêu tên một số loài vật sống dưới nước(nêu tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.)
Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước( bằng vây,đuôi,không có chân hoặc chân yếu )
II. Đồ dùng dạy học:VBT.
III. Hoạt động dạy học.
A. Khởi động: Giới thiệu nội dung bài học
B. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Làm bài vào VBT 
HS làm- GV hướng dẫn chấm chữa bài
 Hoạt động 2: Trò chơi: “ Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt ,các con vật sống ở nước mặn”.
 GV phổ biến luật chơi, cử đại diện các tổ tham gia trò chơi.
* Tổng kết trò chơi.
C. Nhận xét, tuyên dương. 
D. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học. 
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt sao
I.Nội dung .
Hoạt động1. Học sinh ra sân xếp hàng theo sao.
 Ôn các bài hát, múa đã học.
Tập sao theo đội hình vòng tròn.
 Điểm số, kiểm tra vệ sinh cá nhân.
 - Các sao sinh hoạt.
 - Thi giữa các sao với nhau.
 - BGK gồm. GV,các sao trưởng,lớp trưởng.
 - Bình xét sao xuất sắc nhất.
II.Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét chung giờ sinh hoạt. 
Thứ 6 ngày 3 tháng 4 năm 2011
Luyện tiếng việt:
đáp lời chia vui. Nghe- trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể. 
2. Rèn kĩ năng nghe - hiểu:
 - Biết nghe GV kể chuyện Sự tích hoa dạ hương nhớ và trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
* GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2. Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu – Cả lớp đọc thầm lại . 
* GV kể chuyện 1 lần ( giọng châm rãi, nhẹ nhàng tình cảm)
 - HS nghe - trả lời câu hỏi (SGK)
 - HS làm vào vở ô li sau đó đọc bài làm của mình 
 + Nhận xét bài viết của HS. 
 + Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày đẹp.
3.HS khá giỏi làm thêm:
Làm bài 1,2,3.Trang 60 vở luyện tiếng việt 
GV ghi đề –HS làm GV theo giỏi
Chấm chữa bài.
Luyện tiếng việt :
Từ ngữ về Bác Hồ
I Mục tiêu: Nêu được một số từ nhgữ nói lên tình cảm của thiếu nhi dành cho Bác Hồ BT1;biết đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập1.
Ghi lại được hoạt động trong tranh bằng một câu ngắn(BT3)
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 
Bài 3: ( Viết) 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài ( ghi lại hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh bằng 1 câu) 
HS quan sát lần lượt từng tranh suy nghĩ và làm vào vở
HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt
Cả lớp và GV nhận xét 
Tranh 1: Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng bác 
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác. 
Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác
HS khá giỏi làm bài 1,2,3 vở luyện tiếng việt (trang 62)
GV theo dõi hướng dẫn .
III. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học 
Tuyên dương em hăng say phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 2 tuan 29.doc