Giáo án Lớp 2 (Phần 1)

Giáo án Lớp 2 (Phần 1)

A- Mục đích yêu cầu:

I- Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

II- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

B- Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

C- Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

II- Hoạt động 2: Bài mới.

1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.

2- Luyện đọc đoạn 1, 2:

- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2. Theo dõi

- GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài Đọc nối tiếp

- Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoặc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

- Gọi HS đọc cá nhân từng câu Đọc nối tiếp trong một đoạn

- Từ, giải nghĩa Luyện đọc TN

- Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp Đọc

- Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm

- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét Cá nhân

- Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2. Đồng thanh

3- Tìm hiểu bài:

- Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1

+Lúc đầu cậu bé học hành ntn? Mỗi khi cầm sách.

- Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:

+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá

+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì? Kim

 

docx 265 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:	
Thứ hai, ngày 03 tháng 9 năm 20.....
TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
A- Mục đích yêu cầu: 
I- Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
II- Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
B- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2- Luyện đọc đoạn 1, 2:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.
Theo dõi
- GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài
Đọc nối tiếp
- Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoặc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
- Gọi HS đọc cá nhân từng câu
Đọc nối tiếp trong một đoạn
- Từ, giải nghĩa
Luyện đọc TN
- Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp
Đọc
- Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét
Cá nhân
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2.
Đồng thanh
3- Tìm hiểu bài:
- Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1
+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
Mỗi khi cầm sách..
- Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:
+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá
+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?
Kim
Tiết 2.
4- Luyện đọc các đoạn 3, 4:
a- Đọc từng câu:
- HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 1.
Cá nhân
- Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ khó
Đọc
b- Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
Cá nhân
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi ở những câu dài.
c- Đọc từng đoạn trong nhóm:
Lần lượt gọi HS trong nhóm đọc.
Nhận xét
d- Thi đọc giữa các nhóm:
Tổ chức cho HS trò chơi luyện đọc tiếp sức.
Nhận xét 
e- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3, 4; Tìmhiểu đoạn 3, 4:
Đọc đồng thanh
+Bà cụ giảng giải ntn?
Mỗi ngàythành tài
+Chọn đáp án đúng:
Câu chuyện này khuyên em điều gì?
a) Chăm chỉ học tập.
Chọn đáp án a)
b) Chịu khó mài sắt thành kim.
- Hướng dẫn HS đọc truyện theo lối phân vai.
Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:	
- Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?
- Nhận xét, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Toán. Tiết 1
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về:
- Viết các số từ 0 đến 100; thứ tự của các số.
- Số có một, hai chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.
B- Đồ dùng dạy học: 
Một bảng các ô vuông (như bài 2 SGK)
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ; kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
II- Hoạt động 2:
- BT 1/3: hướng dẫn HS nêu tiếp các số còn lại.
Nêu miệng.
- BT 2/3
a- Hướng dẫn HS tự làm.
Nêu miệng.
b, c- HS viết ở bảng con các số bé nhất và lớn nhất có 2 chữ số.
Là: 10, 99.
- BT 3/3 Củng số về 2 số liền sau, liền trước, GV kẻ:
HS lên bảng điền.
34
Những bài còn lại tương tự.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Trò chơi: Tìm số liền trước và liền sau của số: 25 và 32.
2 nhóm chơi.
- Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức. Tiết 1
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ.
A- Mục tiêu:
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân.
- HS có thái độ đồng tình với cácbạn biết học tập. sinh hoạt đúng giờ.
B- Tài liệu và phương tiện:
Phóng to 2 tranh ở sách Đạo đức- Vở Bài tập Đạo đức.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở HS.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
- Mục tiêu: HS biết bày tỏ và có ý kiến trước các hành động.
- Cách tiến hành:
Chia nhóm thảo luận
4 nhóm.
Tranh 1 SGK
Đại diện trả lời.
à GV kết luận: SGV/19 (Bỏ câu cuối cùng).
2- Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Mục tiêu: HS biết chọn cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống cụ thể.
- Cách tiến hành: chia nhóm
2 nhóm.
Hướng dẫn chọn cách phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
*Ngọc đang ngồi xem tivi. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.
*Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn đứng ở cổng. Tịnh rủ bạn "Đằng nào cũng muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi" !
*GV kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết chọn cách phù hợp nhất.
HS lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp với tình hống
Từng nhóm lên đóng vai.
3- Hoạt động 3: Giờ nào việc ấy.
- Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Cách tiến hành: Chia nhóm thảo luận
4 nhóm
Buổi sáng, trưa, chiều, tối em làm những việc gì?
Đại diện trả lời.
*GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý đủ để thực hiện thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
Nhận xét 
Gọi HS đọc câu thơ "Giờ nào việc ấy"
HS đọc
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò	
Gọi HS nêu thờigian biểu của mình.
Về nhà cùng cha mẹ lên thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu của mình. Chuẩn bị bài sau. Nhận xét.
Thứ ba, ngày 04 tháng 9 năm 20.....
Toán.	 Tiết 2
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo)
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Phân tích số có 2 chữ số theo mục chục và đơn vị.
B- Đồ dùng dạy học: 
Kẻ, viết sẵn bảng (Như bài 1 SGK)
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- BT 3/3
a) 40
c) 98
HS làm bảng
b) 89
d) 100
Nhận xét - Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới
- BT 1/4: Củng cố, đọc, viết, phân tích số
HS tự làm- Nhận xét - Sửa
- BT 3/4: So sánh các số
Nêu cách làm- Làm- Nhận xét - Sửa
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Trò chơi: Tiếp sức - BT 5/4	2 nhóm.
Nhận xét - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (TC) Tiết: 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
A- Mục đích yêu cầu: 
- Rèn kỹ năng viết chính tả: Chép lại chính xác đoạn trích trong bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Củng cố quy tắc viết .
- Học bảng chữ cái: Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái trong bảng chữ cái.
B- Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. BT
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở chép chính tả và vở BTTV.
II- Hoạt động 2: Bài mới
1- Giới thiệu bài: tập chép đoạn "Mỗi ngày mài .thành tài".
2- Hướng dẫn tập chép:
- GV đọc đoạn chép
HS đọc lại
- Đoạn này chép từ bài nào?
Có công mài 
- Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói với cậu bé.
- Đoạn chép có mấy câu?
2 câu
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
Dấu chấm.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
Chữ đầu câu 
- Hướng dẫn HS viết những tiếng khó vào bảng con.
HS viết
- Hướng dẫn HS nhìn bảng lớp chép bài vào vở.
HS chép
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Hướng dẫn HS sửa bài.
Dùng bút chì gạch chân những tiếng viết sai và sửa vào chỗ sửa.
- Chấm bài: Thu 5- 7 bài.
3- Hướng dẫn HS làm BT:
- BT 1/2: Nêu yêu cầu bài.
Lên bảng làm.
- Hướng dẫn cả lớp làm bảng con.
Nhận xét - Sửa bài.
- BT 2/2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Tự làm - Nhận xét - Sửa
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng 9 chữ cái.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS viết lại: mài, kim
HS viết
- Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Kể chuyện	Tiết 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
A- Mục đích yêu cầu: 
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
B- Đồ dùng dạy học: 
4 tranh minh họa truyện trong SGK phóng to.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: đồ dùng học tập của HS.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2- Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể mẫu theo nội dung bức tranh mẫu treo ở lớp
- Hướng dẫn HS dựa vào tranh để kể lại nội dung chính của câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
Cá nhân kể từng đoạn theo tranh.
- GV nhận xét về nội dung, về cách diễn đạt, cách thể hiện
- Khuyến khích HS kể- ngôn ngữ của các em một cách tự nhiên.
- Hướng dẫn HS kể 1 đoạn. em khác kể nối tiếp
HS kể
- Hướng dẫn HS đóng vai theo nội dung câu chuyện: 3 em (người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé)
Nhận xét 
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò 
- Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
phải biết nhẫn nại, kiên trì
- Nhận xét tiết học. Về nhà tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài sau.
Thủ công Tiết : 1
GẤP TÊN LỬA
A- Mục tiêu: 
HS biết gấp tên lửa, nắm được cách gấp. Hứng thú và yêu thích gấp hình.
B- Đồ dùng dạy học: 
Tên lửa mẫu - Hình vẽ các qui trình gấp giấy thủ công.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ của HS.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV đưa tên lửa mẫu.
Quan sát
 Đặt câu hỏi về hình dáng, màu sắc các phần của tên lửa (mũi, thân). GV mở dần mẫu gấp tên lửa, sau đó lần lượt 
HS trả lời
GV mở dần mẫu gấp tên lửa, sau đó lần lượt gấp từ đầu đến khi hoàn thành.
Quan sát
GV nêu câu hỏi về cách gấp tên lửa
HS trả lời
2- GV hướng dẫn mẫu:
- Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa
Đặt tờ giấy HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên, gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H 1 - SGV). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở H 1 sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H 2- SGV).
Gấp theo đường dấu gấp ở H 3 sao cho 2 mép sát vào đường dấu giữa được H 3.
Gấp theo đường dấu gấp ở H 3 sao cho 2 mép gấp sát vào đường dấu giữa được H 4. 
HS quan sát
- Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được tên lửa H 5. Cầm vào nếp gấp giữa cho 2 cánh tên lửa ngang ra H 6 và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung.
HS quan sát
- Gọi 1 vài HS lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa
HS quan sát
Nhận xét 
- GV tổ chức cho HS gấp trên giấy nháp.
HS gấp
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại các bước gấp tên lửa.
- V ... oạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên.
- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể cuyện của bạn.
- HS yếu: kể lại được ít nhất một đoạn câu chuyện.
B- Đồ dùng dạy học:
 5 tranh minh họa nội dung truyện trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Bông hoa niềm vui.
Nhận xét – Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện này các em phải dựa vào nội dung bài tập đọc và tranh minh họa để kể lại câu chuyện bó đũa à Ghi.
2- Hướng dẫn kể chuyện:
- Kể từng đoạn theo tranh.
+Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS quan sát 5 tranh.
Gọi HS nêu nội dung từng tranh.
Tranh 1: Vợ chồng người anh và vơ chồng người em cãi nhau, ông cụ thấy cảnh ấy rất đau buồn.
Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con.
Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà bẻ không nổi.
Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc đũa rất dễ dàng.
Tranh 5: Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha.
Hướng dẫn HS kể theo từng tranh.
Gọi HS kể trước lớp. Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Qua câu chuyện này ta học đượcc điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe – Nhận xét.
Nối tiếp kể.
Cá nhân.
Nêu.
Nối tiếp kể theo nhóm.
Đại diện kể. HS yếu kể một đoạn. Nhận xét.
THỦ CÔNG. Tiết: 14
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( T 1)
A- Mục tiêu:
- HS biết gấp, cắt hình tròn. HS có hứng thú với giờ học thủ công.
B- Đồ dùng dạy học:
Mẫu hình tròn dán sẵn trên HV.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Nhận xét.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Gấp, cắt, dán hình tròn” à Ghi.
2- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV đính hình mẫu lên bảng.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các cạnh theo hình SGV.
3- GV hướng dẫn mẫu:
- Bước 1: Gấp hình.
Cắt 1 HV có cạnh 6 ô (H 1)
Gấp từ HV theo đường chéo được hình 2a và O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b.
Gấp hình 2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3.
- Bước 2: Cắt hình tròn.
Lật mặt sau hình 3 được hình 4 cắt theo đường CD và mở ra được hình 5a.
Từ hình 5a cắt sửa theo đường cong như hình 5b và mở ra được hình tròn (H 6).
- Bước 3: Dán hình tròn
GV dán hình tròn lên tờ giấy màu khác.
*Hướng dẫn HS tập gấp, dán hình tròn theo nhóm.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- GV nêu cách gấp, cắt, dán hình tròn.
- Về nhà tập gấp, cắt hình tròn – Nhận xét. 
Quan sát.
Nhận xét.
Quan sát.
Quan sát.
Quan sát.
4 nhóm.
Nghe.
Thứ tư ngày 05 tháng 12 năm 20....
TẬP ĐỌC. Tiết: 42
NHẮN TIN
A- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn 2 mẫu nhắn tin. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc thân mật.
- Hiểu nội dung các mẫu nhắn tin. Nắm được cách viết nhắn tin.
- HS yếu: Đọc trơn và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
B- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Câu chuyện bó đũa.
Nhận xét – Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Các em đã biết cách trao đổi bằng bưu thiếp, điện thoại. Hôm nay cô dạy các em một cách trao đổi khác là nhắn tin à Ghi.
2- Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu đến hết.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: Nhắn tin, lồng bàn, quét nhà, quyển
- Gọi HS đọc từng mẫu nhắn tin.
- Hướng dẫn cách đọc.
- Đọc từng mẫu nhắn tin theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Những ai nhắn tin cho Linh?
- Nhắn tin bằng cách nào?
- Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
- Chị Nga nhắn Linh những gì?
- Hà nhắn Linh những gì?
- Em phải viết nhắn tin cho ai? Vì sao phải nhắn tin?
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Vì sao ta phải nhắn tin?
- Về nhà tập viết nhắn tin – Nhận xét.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi.
Nối tiếp.
Cá nhân, đồng thanh.
Cá nhân.
Nối tiếp (HS yếu đọc nhiều).
Nối tiếp.
Chị Nga và bạn Hà.
Viết ra giấy.
Lúc chị Nga đi còn sớm Linh đang ngủ
Nơi để quà sáng, các việc cần làm..
Mang đồ chơi cho Linh, nhờ Linh mang sổ bài hát đi học cho Hà mượn.
HS trả lời.
Khi ta muốn nói một điều gì đó mà không gặp được.
TOÁN Tiết: 68
LUYỆN TẬP.
A- Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và về kỹ thuật thực hiện phép tính trừ có nhớ.
- Củng cố về giải toán.
- HS yếu: thực hiện được phép tính trừ có nhớ.
B- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Cho HS làm
57
49
8
88
29
59
Bảng (2 HS).
Bảng con.
- Nhận xét – Ghi điểm.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài luyện tập à Ghi.
2- Luyện tập:
- BT 1/70: Hướng dẫn HS làm. 
a)
15 – 6 = 9
15 – 7 = 8
15 – 8 = 7
15 – 9 = 6
16 – 7 = 9
16 – 8 = 8 
Miệng (HS yếu).
b)
18 – 8 – 1 = 9
18 – 9 = 9
15 – 5 – 2 = 8
15 – 7 = 8
Nhóm.
BT 2/70: Hướng dẫn HS làm
76
28
48
55
7
48
88
59
29
Bảng con. Làm vở. Nhận xét. Tự chấm.
- BT 3/70: Gọi HS đọc đề.
Mẹ vắt được bao nhiêu lít sữa? Chị vắt được ít hơn bao nhiêu lít sữa?
Cá nhân. 
HS yếu trả lời câu hỏi.
Tóm tắt:
Mẹ: 58 l.
Chị: ít hơn 19 l.
Chị: ? lít.
Giải:
Số lít sữa chị vắt là:
58 – 19 = 39 (l)
ĐS: 39 lít.
Làm vở. 1 HS làm bảng. Lớp nhận xét. Đổi vở chấm.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
15 – 8 = ?
16 – 8 = ?
17 – 8 = ?
- Giao BTVN: Bài 4/70.
- Về nhà xem lại bại – Nhận xét.
3 HS trả lời miệng.
Tập viết Tiết: 14
CHỮ HOA M
A- Mục đích yêu cầu: 
- Biết viết chữ hoa M heo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ: "Miệng nói tay làm" theo cỡ nhỏ, viết chữ đúng mẫu, đẹp.
- Viết đúng kiểu chữ, khoảng cách giữa các chữ, viết đẹp.
B- Đồ dùng dạy học: 
Mẫu chữ viết hoa M, cụm từ ứng dụng và vở TV.
C- Các hoạt động dạy học: 
I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: L, Lá lành. Nhận xét - Ghi điểm.
Bảng 3 HS (HS yếu). Nhận xét.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết chữ hoa M - ghi bảng. 
2- Hướng dẫn viết chữ hoa: 
- GV gắn chữ hoa M.
Quan sát.
- Chữ hoa M có mấy nét, viết mấy ô li?
4 nét, viết 5 ôli
- Hướng dẫn cách viết.
Quan sát.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Quan sát.
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
Quan sát.
Theo dõi, uốn nắn.
3- Hướng dẫn HS viết chữ Miệng:
- Cho HS quan sát và nhận xét chữ Miệng.
Quan sát.
- Chữ Miệng có bao nhiêu con chữ ghép lại?
- Độ cao các con chữ viết ntn?
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
- Hướng dẫn HS viết.
Có 5 con chữ.
M, g: 2,5 ô li; i, ê, n: 1,5 ô li.
Quan sát.
Bảng con.
4- Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- GV giải nghĩa cụm từ: Miệng nói tay làm.
- Chia nhóm thảo luận về nội dung cấu tạo và độ cao các con chữ.
- GV viết mẫu.
HS đọc.
4 nhóm. Đại diện trả lời. Nhận xét.
5- Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- 1dòng chữ M cỡ vừa.
- 1dòng chữ M cỡ nhỏ.
- 1dòng chữ Miệng cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Miệng cỡ nhỏ.
- 1 dòng câu ứng dụng.
HS viết vở.
6- Chấm bài: 5- 7 bài. Nhận xét.
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Gọi HS viết lại chữ M – Miệng.
Bảng (HS yếu)
- Về nhà luyện viết thêm - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI. Tiết: 14
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
A- Mục tiêu:
- Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm đẻ phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
- Biết cách ứng xử khi bản thân và người nhà khi bị ngộ độc.
B- Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trang 30, 31/SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: 
+Kể tên những việc làm ở nhà để giữ sạch xung quanh nhà ở?
+Giữ sạch xung quanh nhà ở có lợi gì?
+Nhận xét.
II- Hoạt động 2: Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống, như vậy chúng ta phòng tránh ntn? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta à Ghi.
2- Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.
- Bước 1: Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Nhận xét.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Trong các thứ vừa kể, thứ nào được cất trong nhà?
Cho HS quan sát hình 1, 2, 3/30 SGK và tìm ra lý do bị ngộ độc.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
Gọi trình bày.
Kết luận: SGV/51.
3- Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận
Cần làm gì để tránh ngộ độc.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Hướng dẫn HS quan sát hình 4, 5, 6/31 và trả lời câu hỏi.
Chỉ và nói mọi người đang làm gì?
Nêu tác dụng của việc làm đó?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gọi các nhóm trình bày.
*Kết luận: SGV/52.
4- Hoạt động 3: Đóng vai.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Hướng dẫn các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Gọi HS lên đóng vai.
*Kết luận: SGV/53.
III- Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Chúng ta có nên ăn thức ăn bị ôi thiu không? Vì sao?
- Về xem lại bài – Nhận xét.
2 HS trả lời câu hỏi.
Nêu: thức ăn bị ruồi đậu vào, thuốc, dầu
Thuốc, dầu
Quan sát.
3 nhóm.
ĐD trình bày.
Nhận xét.
4 nhóm.
ĐD trình bày.
Nhận xét- Bổ sung.
4 nhóm.
ĐD đóng vai.
Nhận xét- Bổ sung.
HS trả lời.
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 20.... 
TOÁN. Tiết: 69
BẢNG TRỪ
A- Mục tiêu:
- Củng cố bảng trừ có nhớ 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Vận dụng các bảng trừ đã học để thực hiện tính nhẩm.
- Vẽ hình theo mẫu. Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình vuông.
- Cùng cố bảng trừ, vẽ hình theo mẫu (HS yếu).
C- Các hoạt động dạy học:
I- Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: Cho HS làm:
 88 47
 59 8
 29 39
- BT3/70
Nhận xét- Ghi điểm
II- Hoạt động 2: Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài àGhi
2- Bảng trừ:
- BT1/71:Hướng dẫn HS làm:
 11 – 2 = 9 11 – 3 = 8
 12 – 3 = 9 12 – 4 = 8
13 – 4 = 9 13 – 5 = 8
- BT2/71: Hướng dẫn HS làm
9 + 6 – 8 = 7 6 + 5 – 7 = 4
7 + 7 – 9 = 5 4 + 9 – 6 = 7
- BT3/71: Hướng dẫn HS làm nhóm:
Nhận xét – Tuyên dương
III- Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. 
- Trò chơi: BT4/71.
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà xem lại bài – Nhận xét.
Bảng lớp (3HS)
Làm miệng
(HS yếu làm bảng lớp)
Nhận xét – Bổ sung.
Làm bảng con – Nhận xét.
2 nhóm đại diện làm
Nhận xét.
2 nhóm chơi – Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_phan_1.docx