Giáo án lớp 2 năm học 2012 - 2013 - Tuần 2

Giáo án lớp 2 năm học 2012 - 2013 - Tuần 2

I. Mục tiêu

- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng.

- Làm các BT 3,4 và BT 2a.

II. Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

 - GV đọc cho HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp: nhẫn nại, cái sàng, thầy lang

 - 2 em lên bảng đọc thuộc và viết lại các chữ cái theo thứ tự đã học

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép

 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:

 GV đọc bài trên bảng phụ, 3, 4 HS đọc lại.

 Yêu cầu HS trả lời:

- Đoạn chép có mấy câu ? 2 câu

- Cuối mỗi câu có dấu gì ? Dấu chấm

- Những chữ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng

 HS luyện viết bảng con một số từ đễ viết sai: nghị, người, luôn luôn , đặc biệt.

b) Hướng dẫn chép bài vào vở.

 HS nhìn bảng viết bài vào vở. GV nhắc HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết bài

c) Chấm, nhận xét một số bài. Kết hợp cho HS đổi chéo vở soát lỗi.

 

doc 295 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 năm học 2012 - 2013 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Buổi chiều: (Dạy bài thứ ba Tuần 2)
Tiết 1: Mĩ thuật
(Thầy Chính dạy)
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Chính tả (Tập chép)
phần thưởng
I. Mục tiêu
- Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng.
- Làm các BT 3,4 và BT 2a. 
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - GV đọc cho HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp: nhẫn nại, cái sàng, thầy lang
 - 2 em lên bảng đọc thuộc và viết lại các chữ cái theo thứ tự đã học 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 GV đọc bài trên bảng phụ, 3, 4 HS đọc lại.
 Yêu cầu HS trả lời:
- Đoạn chép có mấy câu ? 2 câu
- Cuối mỗi câu có dấu gì ? Dấu chấm
- Những chữ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng
 HS luyện viết bảng con một số từ đễ viết sai: nghị, người, luôn luôn , đặc biệt....
b) Hướng dẫn chép bài vào vở.
 HS nhìn bảng viết bài vào vở. GV nhắc HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết bài 
c) Chấm, nhận xét một số bài. Kết hợp cho HS đổi chéo vở soát lỗi.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm bài tập 2a. 
HS đọc yêu cầu 
G cho HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng lớp, chữa bài
 Kết quả:a) xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá 
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu
GV nhắc lại yêu cầu, HS thảo luận nhóm đôi và nối tiếp lên bảng ghi những từ còn thiếu trong bảng.
HS chữa bài vào vở theo thứ tự các chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư, v x, y
Bài tập 4: GV nêu yêu cầu
Tổ chức cho HS đọc TL thứ tự các chữ cái vừa viết, kết hợp đọc lại toàn bộ bảng chữ cái đã học
C. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học,khen những em có bài viết đẹp nhắc nhở những em viết chưa đạt.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Toán 
 số bị trừ- số trừ - hiệu
I. Mục tiêu
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- HS làm được bài tập 1, 2(a, b, c), 3. HS K, G làm được hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. 1dm = cm ; 30cm = dm
GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Giới thiệu số bị trừ, số trừ , hiệu
 GV viết bảng: 59 - 35 = 24
Gọi HS đọc phép trừ trên
GV vừa chỉ vừa nói và viết lên bảng: Trong phép trừ này 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
 59 - 35 = 24
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
GV chỉ từng số bất kì yêu cầu HS nói tên
GV viết phép trừ trên theo cột dọc chỉ từng số ,yêu cầu HS nói tên, GV ghi :
 59 Số bị trừ
 35 Số trừ
 24 Hiệu
GV giới thiệu thêm: 59 - 35 cũng gọi là hiệu
3. Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập, GV HD mẫu:
 Biết số bị trừ, số trừ , muốn tìm hiệu ta làm phép tính gì ?
 Vì 19- 6 = 13 . Ta viết được 13 vào ô trống 
Số bị trừ
19
90
87
59
72
34
Số trừ
6
30
25
50
0
34
Hiệu
13
Tương tự HS tìm kết quả và ghi vào ô trống những bài còn lại. Nối tiếp HS lên bảng ghi kết quả.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tâp
GV HD: - Bài toán cho biết gì ? Muốn tìm hiệu ta làm phép tính gì ?
a) Số bị trừ là 79, số trừ là 25: 
 79
 25
 54
HS làm những bài còn lại vào vở, chữa bài.
b) Số bị trừ là 38, số trừ là 12
c) Số bị trừ là 67, số trừ là 33
d) Số bị trừ là 55, số trừ là 22. (dành cho HS K,G hoàn thành thêm)
- Nói đến hiệu chúng ta cần biết đó là phép tính gì ?
Bài tập 3: HS đọc đề bài và tìm hiểu đề bài theo gợí ý:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
 HS giải vào vở, 2 em làm bảng nhóm, trình bày kết quả, nhận xét.
Bài giải
Sợi dây đồng còn lại là:
8 – 3 = 5 (dm)
ĐS: 5dm
C. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ ?
- GV nhận xét tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Kể chuyện
 phần thưởng
I. Mục tiêu
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS K, G biết kể lại toàn bộ câu chuyện câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
 - Gọi 3 HSAnối tiếp kể lại câu chuyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”, nêu nội dung câu chuyện 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
 HS đọc yêu cầu bài tập
 Yêu cầu HS quan sát từng tranh đọc lại gợi ý dưới mỗi tranh
GV HD HS nhớ lại nội dung từng tranh, 
VD tranh 1:
 - Na là một cô bé như thế nào ? Tốt bụng
 - Trong tranh này Na đang làm gì ? Na đưa cho Minh nửa cục tẩy.
 - Kể việc làm tốt của Na với Lan, Minh và các bạn khác ? Na gọt bút chì giúp Lan, nhiều lần làm trực nhật giúp các bạn bị mệt,....
 - Na còn băn khoăn điều gì ? ...học chưa giỏi
 Tranh 2:
 - Cuối năm học, các bạn bàn tán chuyện gì, Na làm gì ?Các bạn bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Na chỉ lặng yên nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào.
 - Cô giáo khen các bạn thế nào ? ...khen các bạn có sáng kiến rất hay.
Tranh 3:
Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào ? Cô giáo phát thưởng cho các học sinh. Từng học sinh bước lên bục nhận phần thưởng.
 - Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy ? Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng,.... 
 HS thảo luận luyện kể chuyện trong nhóm
 HS thi kể chuyện trước lớp.GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn kể đã đủ ý chưa ? Kể có đúng trình tự không ? Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp lí không ? Kể có tự nhiên không ?
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện
 GV yêu cầu HS K, G kể lại toàn bộ câu chuyện. HS TB trở xuống tiếp tục luyện kể theo từng đọan. 
 HS thi kể trước lớp. Lớp nhận xét, bình chọn các nhóm, nhóm kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò
- Em học được điều gì qua từ câu chuyện này ?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về kể lại câu chuyện và chuẩn bị trước bài tiếp theo
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012
Buổi sáng:	(Dạy bài thứ 4 của Tuần 2)
Tiết 1: Tập viết
chữ hoa Ă, â 
I. Mục tiêu
- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ăn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ăn chậm nhai kĩ (3lần)
HS K, G viết đúng và đủ tất cả các dòng trên trang vở Tập viết
II. Đồ dùng dạy học
 Chữ mẫu, khung chữ
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
 Lớp viết bảng con, 3 em lên bảng viết : A, Anh
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Ă, Â. 
 GV gắn chữ mẫu lên bảng yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
- Chữ Ă và Â có điểm gì giống và khác chữ A ? Viết như viết chữ A, nhưng có thêm dấu phụ.
- Các dấu phụ trông như thế nào? ( nét cong dưới trên chữ Ă, dấu mũ trên chữ Â)
GV hướng dẫn cách viết chữ Ă, Â
GV vừa viết lên bảng, vừa nhắc lại cách viết:
Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ Ă, Â. 
viết trên bảng con. GV uốn nắn 
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
GV gắn bảng phụ cho HS đọc cụm từ ứng dụng.
 Ăn chậm nhai kĩ	
GV giảng nghĩa: Khuyên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng
 HS quan sát nhận xét về độ cao các chữ, khoảng cách giữa các chữ cách đặt dấu thanh, dấu phụ. 
Chú ý nối nét giữa các chữ.
4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
HS viết vào vở. GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế 
5. Chấm, chữa bài.
GV chấm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh.
C. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học, khen những em có bài viết đẹp, bình chọn bài viết đẹp.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Thể dục
(Thầy Dũng dạy)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ 
- HS làm được bài tập 1, BT2(cột 1,2)và BT 3, 4; trang 10. 
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ (5’)
- Nêu tên gọi từng thành phần và kết quả của phép trừ ?
GV cho HS làm vào bảng con. 67 – 35 = ; 98 – 57 =
Gọi HS nhận xét.
B. Bài mới (28’)
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành
Bài tập 1: HS đọc đề bài
_
_
_
_
_
 GV nêu từng bài HS làm vào bảng con, chữa bài.
Tính: 88 ; 49 ; 64 ; 96 ; 57
 36 15 44 12 53
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.(Hoàn thành cột 1,2)
 GV HD : 60 - 10 - 30 = 20	90 – 10 – 20 =
 60 - 40 = 20	90 – 30 =
 Yêu cầu HS nhận xét: 60 - 10 - 30 cũng có kết quả bằng 60 - 40 vì bớt đi 10 và 30 chính là bớt đi 40
Bài tập 3: HS đọc đề và làm bài vào vở, sau đó gọi lên chữa bài chữa bài 
+
+
+
+
+
a) 84 b) 77 c) 59
 31 53 19
Bài tập 4: HS đọc đề, trả lời:
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Muốn biết mảnh vải còn lại bao nhiêu dm ta làm phép tính gì ?
- HS làm bài vào vở, 2 em làm bảng nhóm, chữa bài.
Bài giải
Mảnh vải còn lại là:
9 – 5 = 4 (dm)
ĐS: 4dm
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu tên gọi từng thành phần và kết quả của phép trừ ?
- GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Luyện từ và câu
 Từ ngữ về học tập. dấu chấm hỏi.
I. Mục tiêu
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1)
- Đặt câu được với một từ tìm được(BT 2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới(BT 3), biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.(BT4)
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
 2 em lên bảng làm lại BT3 tiết LT&C trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu, GV hướng dẫn HS nắm đề bài 
 HS thảo luận trình bày kết quả
VD: học: học hành, học tập học mót, học hỏi, học sinh, học kì, học đường, năm học,,,
tập: tập đọc, tập nói, luyện tập, bài tập....
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
 HS làm bài vào vở, 3 em lên bảng viết câu. Gọi thêm một số em nêu câu của mình.
 VD: Bạn Hoa rất chịu khó học hỏi
Bài tập 3: GV nêu yêu cầu
 HS thảo luận nhóm đôi sắp xếp thành câu đúng
 Kết quả:
 Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
 Bạn thân nhất của em là Thu. / Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân nhất của Thu là em.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp làmbài vào vở, 2 em làm bài trên bảng nhóm. Chữa bài
 Kết luận: Cần đặt dâu chấm hỏi vào cuối mỗi câu trên.
C. Củng cố, dặn dò
- Cuối câu hỏi có dấu gì ?
- GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––– ... hiểu đề, thảo luận nhóm đôi nêu miệng kết quả. GV nhận xét, chốt ý đúng. HS chữa bài vào vở
Bài tập 2: Đặt 2 câu với từ ngữ chỉ màu sắc hình dáng:
a) Màu sắc đôi mắt của búp bê(xanh biếc,đen láy)
b) Hình dáng của cún con(bé xíu, xinh xẻo, ngộ nghĩnh)
HSKG làm thêm:
c) Màu sắc của hoa quỳnh (trắng tinh, xanh biếc, đỏ thắm)
 GV ghi đề lên bảng, gọi HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở, 3em lên bảng viết câu. Chữa bài
Bài tập 3. Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào ?
HSKG: Đặt 4 câu theo mẫu Ai thế nào ? 
 HS nối tiếp nêu câu của mình, GV nhận xét. sửa sai, HS viết câu vào vở.
3. Dặn dò.(1’)
 GV nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Hoạt động tập thể
ATGT: Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
I. Mục tiêu:
- HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. Học sinh mô tả được các động tác khi lên xe, xuống xe.
- HS thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy. Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II.Chuẩn bị:
 Mũ bảo hiểm. Phiếu học tập ghi các tình huống.
III.Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy kể tên một số PTGT cơ giới mà em biết ? Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện gì ?
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài.(1’)
2. Hoạt động 1: Nhận biết được các hành vi đúng/ sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.(12’)
- Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm 1 hình vẽ
+ GV hỏi thêm: Khi lên xuống xe đạp, xe máy em thường trèo lên ở bên trái hay bên phải ?
+ Khi ngồi trên xe máy em ngồi ở phía trước hay sau người điều khiển vì sao ?
+ Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần chú ý điều gì ?
+ Khi đi xe máy tại sao ta phải đội mũ bảo hiểm ? Quần áo giày dép phải như thế nào ?
- Các nhóm quan sát các hình vẽ trong SGK, nhận xét những động tác đúng, sai của từng người trong hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày và giải thích tại sao những động tác trên là đúng, sai. Các nhóm khác nghe, nhận xét bổ sung ý kiến.
Kết luận: Khi ngồi trên xe máy, xe đạp em cần chú ý: Lên xuống xe ở phía bên trái, quan sát phía sau trước khi lên xe. Ngồi phía sau người điều khiển xe. Bám chặt vào eo người điều khiển. Không bỏ hai tay, đung đưa chân. Khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
3. Hoạt động 2: Thực hành và trò chơi.(10) 
- Chia lớp thành 4 nhóm( hai nhóm câu 1, 2 nhóm câu 2) phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi 
1 trong 2 câu hỏi thảo luận, sau đó yêu cầu các nhóm tìm cách giải quyết tình huống. 
- Thảo luận nhóm tìm cách thể hiện tình huống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày cách thể hiện bằng những hình thức khác nhau, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Lưu ý: Tình huống 2 Em không được bỏ tay vẫy lại hoặc vung chân bảo mẹ đi nhanh hơn
Kết luận: Các em cần thực hiện đúng những động tác và những quy định khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ôm chặt người ngồi đằng trước
4. Hoạt động 3: Giáo dục kĩ năng sống(5’)
- Giáo dục sự tình cảm, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau khi bạn bè chơi một mình, bị gây thương tích. Qua BT 5, 6 chủ đề 1.
C. Củng cố, dặn dò.(2’)
- Cho HS liên hệ
- Nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
Buổi sáng:	Tiết 1: Thủ công
(Thầy Chính dạy)
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Tập đọc
 bé hoa
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.
- Hiểu ND: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.
- HS trả lời được các câu hỏi SGK
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ 
iii. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi HS đọc Hai anh em, nêu ý nghĩ của mỗi người.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.(1’)
 2. Hoạt động 1: Luyện đọc.(12’) 
a) GV đọc mẫu toàn bài: tình cảm, nhẹ nhàng.
b) Đọc từng câu trước lớp. Hướng dẫn luyện đọc, kết hộ giải nghĩa từ mới.
*HS nối tiếp đọc từng câu. Mỗi HS nối nhau đọc 1 câu.
GV rút ra một số từ ngữ khi HS đọc phát âm dẽ sai: Nụ, đen láy, nắn nót, dỏ hồng, đưa võng
*Đọc từng đọc trước lớp. (GV hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn; mỗi lần xuống dòng là một đoạn) HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. 
 GV hướng dẫn HS đọc câu văn :
 Hoa yêu em /và rất thích đưa võng/ ru em ngủ.//
 HD HS tìm hiểu các từ ngữ : đen láy, nắn nót...
 HS đọc từng đoạn trong nhóm 
 Thi đọc giữa các nhóm:CN
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.(10’)
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+ Em biết những gì về gia đình Hoa ? Gia đình Hoa có 4 người, bố, mẹ, Hoa và em Nụ.Em Nụ mới sinh
+ Em Nụ đáng yêu như thế nào ? Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen nháy.
 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Hoa đã làm gì giúp mẹ ? Hoa ru em ngủ, troongem giúp mẹ
 HS đọc thầm đọan 3, trả lời:
+ Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì , nêu mong muốn gì ? Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm nhiều bài hát nữa.
+ Câu chuyện cho thấy bé Hoa là người như thế nào ? Câu chuyện cho thấy bé Hoa rất ngoan ngoãn, biết trông em giúp mẹ và còn hát những bài hát hay cho em Nụ nghe.
4. Luyện đọc lại.(5’)
- GV tổ chức cho HS luyện đọc. Lớp nhận xét, bình chọn CN, nhóm đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò.(2’)
 + Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng yêu quý em bé của mình và là người con ngoan của bố mẹ ?
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về đọc lại bài và chuẩn bị trước bài tập đọc tiếp theo
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Toán
 luyện tập
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số bị trừ, số trừ.
* HS làm được các BT1, BT 2(cột 1, 2, 5 ) và BT3; trang 74. HSKG làm hết các bài tập
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Gọi HS lên vẽ đường thẳng AB . .
- Cả lớp vẽ vào giấy nháp.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Luyện tập.(28)
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu
 GV nêu từng bài HS nêu miệng kết quả. 
VD: 12 – 7 = 5 ; 11 – 8 = 3 ; 14 – 9 = 5 ; 16 – 8 = 8 
+ Nhận xét về các phép tính trên ?
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu.(HS có năng khiếu làm thêm 3,4)
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
-
-
-
-
-
 56 74 93 88 40 
 18 29 37 39 11 
-
-
-
-
-
 38 64 80 71 66 
 9 27 23 35 8 
Gọi HS nhận xét kết quả bài làm trên bảng; GV nhận xét chung và chốt lại ý đúng. 
Bài tập 3: Gọi HS nêu yêu cầu
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
 HS giải vào vở, 3 em lên bảng. Chữa bài.
Tìm x:
 a) 32 – x = 18 b) 20 – x = 2 c) x – 17 = 25
 x = 32 – 18 x = 20 – 2 x = 25 + 17
 x = 14 x = 18 x = 42
C. Củng cố, dặn dò.(2’) 
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi"Dây chuyền" về các phép tính trong bảng trừ 
G V nhận xét tiết học 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: Tập viết
chữ hoa N
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa N(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Nghĩ ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Nghĩ trước nghĩ sau(3 lần)
- HS K, G viết đúng và đủ tất cả các dòng trên trang vở Tập viết.
II. Đồ dùng dạy học
 Chữ mẫu, khung chữ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
 - Lớp viết bảng con, 2 em lên bảng viết: M, Miệng
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
*GV gắn chữ mẫu lên bảng chữ N yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
- Chữ hoa N cao mấy li, gồm mấy nét ? Là những nét nào ? Chữ N cao 5 li, gồm 3 nét, viết nét móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải.
*Cách viết: 
Nét 1: ĐB trên ĐK 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK6.
Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng đứng xuống ĐK1. 
Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK6, rồi uốn cong xuống ĐK5. 
 GV vừa viết lên bảng, vừa nhắc lại cách viết:
Yêu cầu HS tập viết chữ trong không trung và 
viết trên bảng con. GV uốn nắn.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 
GV gắn bảng phụ cho HS đọc cụm từ ứng dụng.
 Nghĩ trước nghĩ sau
GV giảng nghĩa: suy nghĩ chín chắn trước khi làm
 HS quan sát nhận xét về độ cao các chữ, khoảng cách giữa các chữ cách đặt dấu thanh, dấu phụ. Chú ý nối nét giữa các chữ.
4. Hoạt động 3: Viết bài. (12’). GV nêu y/c bài viết.
- Viết đúng chữ hoa N 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; chữ và câu ứng dụng: Nghĩ 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; Nghĩ trước nghĩ sau(3 lần).
- HS viết vào vở. GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế. Chấm, chữa một số bài. Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò(1’)
GV nhận xét tiết học, khen những em có bài viết đẹp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều: Tiết 1: Tự nhiên và xã hội
trường học
I. Mục tiêu
- Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
- HSKG nói được ý nghĩa của tên trường: là tên danh nhân hay tên xã, phường....
ii. đồ dùng dạy học
 Hình vẽ
iii. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.(5’)
+ Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ?
+ Khi bị ngộ độc chúng ta cần làm gì ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.(1’)
2. Hoạt động 1: Quan sát trường học.(12’)
 Cho HS ra và quan sát trườnghọc: tên trường và nói về ý nghĩa của tên trường; quan sát các lớp học, phân biệt từng khối lớp; tham quan các phòng làm việc ( phòng giám hiệu, hội đồng, thư viện, truyền thống, y tế, ...); quan sát sân trường, vườn trường. 
 Cho HS về lớp nói về cuộc tham quan vừa rồi.
 Kết luận: Trường học thường có sân, vườn, các phòng: phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thồng....và các phòng học.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK .(10’)
HS quan sát tranh hình 3,4,5,6 trả lời:
+ Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào ?
+ Nói về các hoạt động diển ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế trong các hình.
+ Bạn thích phòng nào ? Tại sao ? HS trình bày.
 Kết luận : ở trường học, sinh học tập trong lớp hay ngoài sân, vườn trường; ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách đến phòng y tế để khám khi cần thiết.
4. Hoạt động 3: Trò chơi"Hướng dẫn viên du lich"(5’)
 Tổ chức cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lich để giới thiệu về trường học; đóng vai làm nhân viên y tế giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện; đóng vai bác sĩ giới thiệu về phòng y tế.....
 HS chơi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2A Tu T215.doc