Giáo án lớp 2 môn Toán - Tiết 32: Kilôgam

Giáo án lớp 2 môn Toán - Tiết 32: Kilôgam

TOÁN

Tiết 32: KILÔGAM

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp HS

- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn

- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân

2. Kỹ năng:

- Nhận biết về đơn vị đo khối lượng: Kilôgam, tên gọi và kí hiệu (kg)

3. Thái độ:

- Tính sáng tạo, cẩn thận

II. Chuẩn bị

- GV: Cân đĩa, các quả cân: 1 kg, 2 kg, 3 kg. Quyển vở.

- HS: 1 số đồ vật: túi gạo, 1 chồng sách vở

 

doc 2 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 môn Toán - Tiết 32: Kilôgam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 32: 	KILÔGAM
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS
Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn
Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân
Kỹ năng: 
Nhận biết về đơn vị đo khối lượng: Kilôgam, tên gọi và kí hiệu (kg)
Thái độ: 
Tính sáng tạo, cẩn thận
II. Chuẩn bị
GV: Cân đĩa, các quả cân: 1 kg, 2 kg, 3 kg. Quyển vở.
HS: 1 số đồ vật: túi gạo, 1 chồng sách vở
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập
Thầy nêu đề toán. HS làm bảng con phép tính.
	 16 tuổi	
Thanh 	 /------------------------/---------/
	 	 2 tuổi	
Em	 /-----------------------/
	 ? tuổi
- Thầy nhận xét
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hổ trợ đặc biệt
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Học 1 đơn vị mới đó là Kilôgam
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
ị ĐDDH: Quả cân 1 kg, quyển vở.
Thầy nhắc quả cân 1 kg lên, sau đó nhắc quyển vở và hỏi.
Vật nào nặng hơn? Vật nào nhẹ hơn?
Thầy yêu cầu HS 1 tay cầm quyển sách, 1 tay cầm quyển vở và hỏi.
Quyển nào nặng hơn? Quyển nào nhẹ hơn?
à Muốn biết 1 vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
v Hoạt động 2: Giới thiệu cái cân và quả cân.
ị ĐDDH: Cái cân, quả cân 1kg, 2kg, 3kg, 5kg.
Thầy cho HS xem cái cân
Để cân được vật ta dùng ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam viết tắt là (kg)
Thầy ghi bảng kilôgam = kg
Thầy cho HS xem quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg.
Thầy cho HS xem tranh vẽ trong phần bài học, yêu cầu HS tự điền tiếp vào chỗ chấm.
v Hoạt động 3: Giới thiệu cách cân và tập cân 1 số đồ vật
ị ĐDDH: Cái cân. Túi gạo.
Thầy để túi gạo lên 1 đĩa cân và quả cân 1 kg lên đĩa khác.
Nếu cân thăng bằng thì ta nói: túi gạo nặng 1 kg.
Thầy cho HS nhìn cân và nêu.
Thầy nêu tình huống.
Nếu cân nghiêng về phía quả cân thì ta nói: Túi gạo nhẹ hơn 1 kg.
Nếu cân nghiêng về phía túi gạo thì ta nói: Túi gạo nặng hơn 1 kg.
v Hoạt động 4: Thực hành
ị ĐDDH: Bảng cài, bút dạ.
Bài 1:
Thầy yêu cầu HS xem tranh vẽ
Bài 2:
Làm tính cộng trừ khi ra kết quả phải có tên đơn vị đi kèm.
Bài 3:
Xem cân và cộng các quả cân xem quả dưa hấu nặng bao nhiêu kg
- HS thực hành
- Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn
- HS trả lời
- HS quan sát.
- HS lập lại.
- Quả cân 5 kg
- Túi gạo nặng 1 kg
- HS nhìn cân và nhắc lại
- HS nhìn cân và nói lại
- HS điền vào chỗ chấm, đồng thời đọc to.
- VD: Hộp sơn cân nặng 3 kg.
- HS làmbài.
	15 kg + 7 kg = 22 kg
	6 kg + 80 kg = 86 kg
	47 kg + 9 kg = 56 kg
	10 kg - 5 kg = 5 kg
	35 kg - 15 kg = 20 kg
- HS đọc đề
	1 + 2 = 3 (kg)
	ĐS: 3 kg
-HS yếu làm được điền vào chỗ trống
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Thầy cho HS đại diện nhóm lên thi đua cân các vật mà Thầy yêu cầu và TLCH.
Cân nghiêng về quả cân 1 kg à Vật nhẹ hơn quả cân 1 kg.
Cân nghiêng về 2 kg túi ngô à Quả cân nhẹ hơn túi ngô 2 kg.
Tập cân.
 Chuẩn bị: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 5.doc