MÔN: TOÁN
TÊN BÀI :LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố:
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
2. Kỹ năng:
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ, số trừ chưa biết trong một hiệu.
- Giải bài toán có lời văn (bài toán về ít hơn).
- Tính đúng nhanh, chính xác.
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
- GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ, bút dạ.
- HS: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1)
2. Bài cũ (3) Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính:
74 – 29 , 38 – 29 , 80 – 23 .
- Nêu cách thực hiện các phép tính.
- Vẽ đoạn thẳng AB.
MÔN: TOÁN TÊN BÀI :LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS củng cố: Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Kỹ năng: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ, số trừ chưa biết trong một hiệu. Giải bài toán có lời văn (bài toán về ít hơn). Tính đúng nhanh, chính xác. Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ, bút dạ. HS: Bảng con, vở bài tập III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Đặt tính rồi tính: 74 – 29 , 38 – 29 , 80 – 23 . Nêu cách thực hiện các phép tính. Vẽ đoạn thẳng AB. GV nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng: Luyện tập chung. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi. GV có thể cho HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau báo cáo kết quả hoặc có thể tổ chức thành trò chơi thi nói nhanh kết quả của phép tính. Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài. Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì? Thực hiện tính bắt đầu từ đâu? Yêu cầu HS làm vào Vở bài tập. Gọi HS nhận xét bài bạn. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính: 32 – 25; 61 – 19; 30 – 6. Bài 3: Hỏi: Bài toán yêu cầu làm gì? Viết lên bảng: 42 – 12 – 8 và hỏi: Tính từ đâu tới đâu? Gọi 1 HS nhẩm kết quả. Yêu cầu HS tự làm bài. Ghi kết quả trung gian vào nháp rồi ghi kết quả cuối cùng vào bài. Yêu cầu HS nhận xét bài của 3 bạn trên bảng. Nhận xét và cho điểm HS. v Hoạt động 2: Củng cố về tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.. Bài 4: Cho HS lần lượt nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng rồi làm câu a, nêu cách tìm số bị trừ rồi làm câu b, nêu cách tìm số trừ rồi làm câu c. Hoặc tự làm bài tập sau đó yêu cầu giải thích cách làm của mình. GV nhận xét và cho điểm HS. v Hoạt động 3: Củng cố về giải bài toán có lời văn. hành.. Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài. Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm bài. Tóm tắt Đỏ : 65 cm Xanh ngắn hơn: 17 cm Xanh : ...cm? 4. Hoạt động nối tiếp (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ngày, giờ. . HS nói nhanh kết quả. - Đặt tính rồi tính. - Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau. - Từ hàng đơn vị (từ phải sang trái). - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện 2 con tính. - Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính, kết quả phép tính. 3 HS lần lượt trả lời. - Yêu cầu tính. - Tính lần lượt từ trái sang phải. - 42 trừ 12 bằng 30, 30 trừ 8 bằng 22. - HS làm bài. Chẳng hạn: 58 – 24 – 6 = 34 – 6 = 28 Nhận xét bạn làm bài đúng/sai. - HS nêu. Bạn nhận xét. - HS làm bài. Sửa bài. a) x+14=40 b) x–22=38 c) 52–x=17 x=40–14 x= 38+22 x=52–17 x = 26 x = 60 x = 35 - Đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán ít hơn. - Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn. - HS làm bài. Chữa bài. Bài giải Băng giấy màu xanh dài là: 65 – 17 = 48 (cm) Đáp số: 48 cm.
Tài liệu đính kèm: