Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Biết nói lời yêu cầu đề nghị

Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Biết nói lời yêu cầu đề nghị

Môn : Đạo đức

Bài : Biết nói lời yêu cầu đề nghị

I. Mục tiêu :

- Học sinh biết cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.

- Lời yêu cầu , đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.

- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh tình huống bài tập 1

- Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Biết nói lời yêu cầu đề nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 14 tháng 1 năm 2008
Môn : Đạo đức
Bài : Biết nói lời yêu cầu đề nghị
I. Mục tiêu : 
- Học sinh biết cần nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu , đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu , đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.
- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu , đề nghị phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh tình huống bài tập 1
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Trả lại của rơi
- Nhận xét , đánh giá
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Tìm hiểu bài :
* HĐ1: Thảo luận lớp
+ Mục tiêu : HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
- Cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh vẽ gì ?
- Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ đoán gì với Tâm.
- Kết luận : Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
* HĐ2: Đánh giá hành vi
+ Mục tiêu : HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
- Cho HS quan sát tranh 
- Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Em đồng tình với việc làm của các bạn không ?
- Kết luận : Việc làm trong tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
* HĐ3: Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
- Phát phiếu nội dung như VBT, yêu cầu HS đọc yêu cầu rồi đánh dấu x vào ô trống
- Theo dõi kèm HS yếu 
3.Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về thực hành tốt bài học
- Chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên bảng trả lời
- Quan sát tranh rồi trả lời
- Trao đổi nhóm 2 
- Một số nhóm trình bày cách giải quyết tình huống
- Quan sát 
- Nhiều em trả lời 
- Đọc yêu cầu , làm bài 
- ý kiến đúng : đ ; ý kiến sai : a,b,c
Môn : Tập đọc
Bài : Chim Sơn Ca và bông cúc trắng
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. 
- Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài
+ HS trung bình, yếu đọc trôi chảy đoạn
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : khôn tả, véo von, long trọng
- Hiểu điều câu chuyện muốn nói : Hãy để cho chim được tự do ca hát , bay lượn . Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ :kiểm tra bài : Mùa nước nổi
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: Tiết 1 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : khôn tả, véo von, long trọng
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK
+ Câu 1 trang 24 cho HS trả lời cá nhân
+ Câu 2 HS trả lời cá nhân
+ Câu 3 HS tổ chức cho HS thảo luận 
+ Câu 5 HS trả lời cá nhân
b. Luyện đọc lại:
- Cho HS thi đọc toàn bài 
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại bài 
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
( HS yếu đọc đoạn 1 , 2 )
-Đọc theo nhóm 4
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời 
( HS khá , giỏi trả lời trả lời mẫu, HS trung bình, yếu trả lời sau )
- HS trả lời 
( HS khá , giỏi trả lời trả lời mẫu, HS trung bình, yếu trả lời sau )
- HS thảo luận nhóm 2 , trình bày
+ Đối với chim : Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn.
+ Đối với hoa : Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả nắm cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca
- HS khá , giỏi trả lời trả lời
+ Đừng bắt chim đừng hái hoa.
- HS thi đọc trước lớp 
( HS trung bình, yếu đọc đoạn trôi chảy)
Môn : Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 5
- Áp dụng bảng nhân 5 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Các em có ý thức tự giác làm bài 
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Kiểm tra bài : Bảng nhân 5
- Nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
* Bài 2: Tính ( theo mẫu )
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở theo mẫu
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Giải toán 
- Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình, yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
* Bài 4: Giải toán 
- Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình, yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
* Bài 5: Số ?
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm 
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Gọi một số em đọc bảng nhân 5
- Về ôn lại bài , chuẩn bị bài sau
- 3 em đọc bảng nhân 5
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS trung bình , yếu làm phần a
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS trung bình , yếu làm 2 phép tính
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ Đáp số : 25 giờ
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS khá, giỏi làm
- Đáp số : 50 lít dầu
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS trung bình , yếu làm bài a
Chiều thứ 2 ngày 7 tháng 1 năm 2008
Môn : Toán
Bài : Ôn luyện
I. Mục tiêu : 
- Ôn luyện thêm cho HS dạng toán trong bảng nhân 5 và nâng cao hơn
- Rèn cho các em làm thành thạo dạng toán trên
- Giáo dục các em vận dụng tốt bảng nhân 3 vào làm bài
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kết hợp khi ôn
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn ôn :
* Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét , tuyên dương
* Bài 2: Số ?
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét , tuyên dương
* Bài 3: Viết số thích hợp vào chố chấm
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét , tuyên dương
* Bài 4: Bác hai có 45 cái kẹo, bác hai cho 5 người cháu, một người bảy viên kẹo. Hỏi bác hai còn lại mấy viên kẹo ?
* Bài 5: Mỗi nhóm có 5 học sinh, có 8 nhóm như vậy có tất cả bao nhiêu học sinh ?
- Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài 
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét , tuyên dương
- Thu vở chấm
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài
- Về ôn lại bài trên, chuẩn bị bài học sau.
- Hát 
- Đọc đề , nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
( HS trung bình , yếu làm 2 cột )
5 x 5 = 25 5 x 1 = 5 5 x 4 = 20
5 x 9 = 45 5 x 2 = 10 5 x 10 = 50
5 x 7 = 35 5 x 8 = 40 5 x 3 = 15
- Đọc đề , nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
 5 x □ = 15 5 x □ = 45
 5 x □ = 30	 5 x □ = 50 
- Đọc đề , nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
5
5
- Đọc đề, nêu dự kiện của bài
- 4 em lên bảng, lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số kẹo cho 5 người cháu là :
 5 x 7 = 35 ( viên kẹo )
 Số kẹo bác hai còn lại là :
 45 – 35 = 10 ( viên kẹo )
 Đáp số : 10 viên kẹo
+ Bài 5: Đáp số : 40 học sinh
- HS khá, giỏi làm bài 1,2,3,4,5
- HS trung bình , yếu làm bài 1,2,3,5
Môn : Tập làm văn
Bài : Ôn luyện
I. Mục tiêu :
- Ôn luyện thêm cho học sinh biết viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè
- rèn cho học sinh làm thành thạo dạng bài trên
- Các em có sáng tạo trong khi làm
+ HS trung bình , yếu nắm được đúng theo yêu cầu không cần mở rộng
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số tranh , ảnh về mùa hè
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kết hợp khi ôn
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn làm bài :
* Luyện nói : Tiết 1
- Cho HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý lần lượt trả lời miệng
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
+ Mặt trời mùa hè như thế nào ? 
+ Cây trái trong vườn như thế nào ? 
+ Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?
- Gọi HS trung bình , yếu đọc lại phần hướng dẫn trên bảng
- Gọi HS khá, giỏi làm lại cả bài , không cần gợi ý
- Nhận xét ghi điểm
* Viết bài :  ... cao hơn
- Biết dùng các cụm từ ở đâu để đặt và trả lời câu hỏi 
- Các em biết vận dụng kiến thức vào làm bài.
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kết hợp khi ôn
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Hướng dẫn ôn :
* Bài 1: nối tên mùa với đặc điểm của từng mùa trên đất nước ta.
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS suy nghĩ trong 5 phút rồi nêu miệng.
- Nhận xét , sửa sai
- Chốt lại bài 
* Bài 2: Viết câu hỏi vào bộ phận in đậm
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá , giỏi tự làm 
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu từng câu
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu chấm than.
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS suy nghĩ rồi trả lời
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
- Thu vở chấm
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài
- Về ôn lại bài sau
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- Nối tiếp nhau nêu miệng
Mùa xuân nóng bức, có mưa rào
Mùa hạ giá lạnh và khô
Mùa thu tiết trời ấm, cây cối đâm chồi , nảy lộc
Mùa đông gió mát, trời trong xanh
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
- HS trung bình , yếu làm 2 câu
+ Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.
- Lớp các bạn thăm viện bảo tàng khi nào ?
+ Tháng sáu chúng em sẽ được nghỉ hè.
- Tháng mấy các em sẽ được nghỉ hè ?
+ Ngày mai chúng em sẽ đến thăm cô giáo cũ .
- Ngày nào các em sẽ đến thăm cô giáo cũ ?
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- Nối tiếp nhiều em nêu đáp án
+ Đêm đông, trời rét cóng tay . Chú mèo mướp nằm lì bên bếp tro ấm, luôn miệng kêu : “ Ôi , rét quá ! Rét quá !” Mẹ dậy nấu cơm và bảo : “ Mướp đi ra đi ! Để chỗ cho mẹ đun nấu nào !”
Thứ 6 ngày 11 tháng 1 năm 2008
Môn : Chính tả
Bài : Sân chim
I. Mục tiêu :
- Nghe , viết đúng , trình bày đúng bài chính tả : Sân chim
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm , vần dễ lẫn.
- Giáo dục các em cẩn thận khi viết bài
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết bài tập
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Gọi HS lên bảng viết , lớp viết bảng con
- Nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn nghe , viết :
- Đọc bài viết 
-Bài “ Sân chim tả cái gì ?
- Cho HS viết từ dễ viết sai
- Đọc bài cho HS viết 
- Đọc lại lần 2 cả đoạn cho HS soát lỗi
- Thu vở chấm 
c.Luyện tập :
* Bài 2: Điền vào chỗ trông ch hay tr ? uôc hay uốt ?
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét bổ sung
3.Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại cách viết
- Về viết lại bài và sửa từ sai
- Chuẩn bị bài học sau
- Viết : - nhớ tiếc , tiết kiệm, hiểu biết , xanh biếc
- 2 em đọc lại
- Chim nhiều không tả xiết
- Viết bảng con : xiết, thuyền , trắng xóa, sát sông,
- Nghe viết bài vào vở
- Đổi chéo vở soát lỗi 
- Đọc đề, nắm yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- HS trung bình yếu làm ½ số bài 
Môn : Tập làm văn
Bài : Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim
I. Mục tiêu :
- Đáp lại lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường
- Bước đầu biết cách tả một loài chim
+ HS trung bình , yếu nắm được đúng theo yêu cầu không cần mở rộng
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh BT1, BT3
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Tả ngắn về bốn mùa
- Nhận xét ghi điểm
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận nhóm 2
- Gọi các nhóm đóng lại tình huống 
- Nhận xét tuyên dương
* Bài 2: Nói lời đáp của em 
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn cho HS cách làm 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 2
- Gọi các nhóm trình bày 
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: Đọc bài văn rồi làm bài tập
- Gọi HS đọc đoạn văn và yêu cầu của bài
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- Kèm HS trung bình , yếu
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét bổ sung 
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài
- Về viết lại bài 3
- Chuẩn bị bài học sau
- 3 em lên bảng trả lời theo câu hỏi gợi ý
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- Thảo luận , trình bày 
a. Bạn không phải vội.Mình chưa cần đâu !
b. Không có gì đâu. Thấy bạn khỏe là mình mừng lắm !
c. Thưa chú. Không có gì ạ !
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng , lớp làm vào VBT
- Một số em đọc bài làm 
a. tả hình dáng: Là một con chim bé xinh đẹp
b.Tả hoạt động : Hai chân tăn nhảy cứ liên liến ; Cánh nhỏ xoải nhanh vun vút.
c.Em thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt.
Môn : Toán
Bài : Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân 2,3,4,5. Thực hành tính trong các bảng nhân đã học
- Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân
- Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước và tính độ dài đường gấp khúc
- Rèn các em làm thành thạo dạng toán trên
- Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài
II. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : Kiểm tra bài : Luyện tập chung
- Nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự nhẩm rồi nêu kết quả
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào VBT
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
* Bài 3: >, < , = ?
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào VBT
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm
- Nhận xét sửa sai
* Bài 4: Giải toán 
- Gọi HS đọc đề, nêu dự kiện của bài
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình, yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
* Bài 5: Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu
- Cho HS khá, giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình, yếu 
- Gọi một số em đọc bài làm 
- Nhận xét sửa sai
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Gọi một số em đọc bảng nhân 2,3,4,5
- Về ôn lại bài , chuẩn bị bài sau
- 2 em đọc bảng nhân 4,5a
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- Nhiều em nối tiếp nhau nêu kết quả
+ HS trung bình , yếu làm 2 cột
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS trung bình , yếu làm bài 4 cột
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ HS trung bình , yếu làm bài cột 1
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở
+ Đáp số : 40 quyển truyện
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng
- HS trung bình , yếu làm phần a
Sinh hoạt : Tuần 21
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá tình hình học tập và rèn luyện trong tuần qua và nêu kế hoạch tuần tới 
- Các em thấy được ưu , nhược điểm của mình có hướng phấn đấu tốt .
II. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Sinh hoạt:
a. Các tổ trưởng tự sinh hoạt
b.Lớp trưởng nhận xét:
c. GV nhận xét chung:
3. Kế hoạch tới :
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập 
- Chuẩn bị đồ dùng ở các môn học đầy đủ
- Đến lớp đủ đồ dùng , học bài và làm bài đầy đủ 
- Trình bày bài sạch đẹp , không để quăn mép vở 
- Kèm HS yếu trong các tiết học 
- Hát
- Tổ trưởng nhận xét tổ mình , có tuyên dương phê bình trong tổ 
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp , có tuyên dương phê bình trong lớp 
- Nhìn chung các em thực hiện tốt mọi nề nếp của trường của lớp . Sinh hoạt 15 phút đầu giờ sôi nổi . Xếp hàng thể dục nhanh và thẳng . Có ý thức học bài tốt , chuẩn bị bài ở nhà cẩn thận . Có nhiều tiến bộ về cách trình bày và chữ viết . Chuẩn bị đầy đủ các loại vở cho học kì 2 đầy đủ. Chú ý đến chữ viết và cách trình bày bài
Các em học sinh khá, giỏi đã dự thi học sinh giỏi cấp trường nhìn chung kết quả đạt tương đối tốt. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em làm bài còn chủ quan, chưa đọc kĩ đề. 
- Nghe , thực hiện đúng theo kế hoạch 
Chiều thứ 6 ngày 4 tháng 1 năm 2008
Môn : An toàn giao thông
Bài : Phương tiện giao thông đường bộ
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy trên đường bộ. Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới và biết được tác dụng của các phương tiện giao thông.
- Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được các tiếng động cơ và các tiếng còi ô tô và xe máy đê tránh nguy hiểm
- Không đi bộ dưới lòng đường. Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ như SGK
III. Các hoạt động dạy học : 
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định :
2. Bài cũ :Nêu câu hỏi HS trả lời
- Nhận xét
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : trực tiếp
b.Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Hằng ngày các em đến trường bằng các loại xe gì ?
- Đi xe đạp xe máy nhanh hơn hay đi bộ nhanh hơn ?
* Hoạt động 2 : Nhận diện các phương tiện giao thông.
Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được một số loại PTGT đường bộ.
- Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới.
- Treo tranh cho HS sinh quan sát.
- Hãy kể tên các loại xe thô sơ ?
- Hãy kể tên các loại xe cơ giới ?
- Xe thô sơ đi như thế nào ? Xe cơ giới đi như thế nào ?
- Khi đi trên đường chúng ta cần phải chú ý đến các âm thanh để làm gì ?
3.Củng cố, dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài học sau
- Hát
- Nhiều em nêu
- Quan sát tranh
- Xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa,
- Ô tô, xe máy,
- Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm . Xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm
- Chú ý âm thanh để đề phòng tránh nguy hiểm .

Tài liệu đính kèm:

  • docgat21.doc