Giáo án Lớp 2 + Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học ĐakTaley

Giáo án Lớp 2 + Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học ĐakTaley

*GV: Gọi đại diện vài nhóm báo cáo kết quả - Lớp, GV nhận xét bổ sung, chốt ý đúng.

Qua bài tập em hiểu được điều gì ? Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết , dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. , đặc biệt là thuốc kháng sinh.

-GV cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc

-HDHS 3: Cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn .

-Cho học sinh thảo luận các câu hỏi.

*HS: Thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu.

-Vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào? Chọn thức ăn chứa vi-ta-min

-Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào? Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại

*Ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.

*GV: Cho một số nhóm lên trình bày. Lớp, GV nhận xét bổ sung, chốt ý đúng.

-Củng cố: Gọi vài HS đọc mục “bạn cần biết” ?

-Dặn dò: Về học bài. Chuẩn bị trước bài sau: Phòng bệnh sốt rét .

-GV nhận xét giờ học

 

doc 45 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 + Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học ĐakTaley", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐAKTALEY
LỚP 2+5
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 6
Thứ
Tieát
NTĐ 2
Teân baøi daïy
NTĐ4
Teân baøi daïy
 HAI
9- 10
1
Chaøo côø
Chaøo côø
2
Toaùn
7 cộng với một số 7+ 5
Taäp ñoïc
Sự sụp đổ... a-pác-thai
3
Taäp ñoïc
Mẩu giấy vụn
Toaùn
Luyện tập
4
Taäp ñoïc
Mẩu giấy vụn
ĐLí
Đất và rừng
5
ÂN
GV bộ môn dạy
ÂN
GV bộ môn dạy
BA
10-10
1
Thể dục
GV bộ môn dạy
Thể dục
GV bộ môn dạy
2
Chính taû
Mẩu giấy vụn
Toaùn
Héc ta
3
Toaùn
47+5
Chính taû
Nghe – viết: Ê – mi – li, con
4
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp. T2
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp. T2
5
TCT
Luyện tập
Khoa học
Dùng thuốc an toàn
TƯ
11- 10
1
Taäp ñoïc
Ngôi trường mới
Toaùn
Luyện tập
2
LTVC
Câu kiểu Ai là gì?....
KC
Ôn tập
3
Toaùn
47 + 25
Taäp ñoïc
Tác phẩm... tên phát xít
4
K. C
Mẩu giấy vụn
LTVC
MRVT:Hữu nghị-Hợp tác
5
TD
GV bộ môn dạy
TD
GV bộ môn dạy
NĂM
12 - 10
1
Toaùn
Luyện tập
TLV
Luyện tập làm đơn
2
TLV
Khẳng định, phủ định.
Toaùn
Luyện tập
3
TNXH
Tiêu hóa thức ăn
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
4
TCTV
Chữ hoa Đ.
K/ học
Phòng bệnh sốt rét
SÁU
13- 10
1
Toaùn
Bài toán về ít hơn.
TLV
Luyện tập tả cảnh
2
Chính taû
N -v: Ngôi trường mới
Toaùn
Luyện tập chung
3
Taäp vieát
Chữ hoa Đ
LTVC
Ôn tập
4
Thủ công
GV bộ môn dạy
Kĩ thuật
GV bộ môn dạy
5
Mỹ thuật
GV bộ môn dạy
Mỹ thuật
GV bộ môn dạy
SHTT
( Từ ngày 9/10/2017 đến ngày 13/10/2017)
Soạn ngày: 1/10/2017
Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017
 Tiết 1 
Môn
Tên bài
Nhóm trình độ 2
Nhóm trình độ 5
Toán
 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ:
7 + 5
Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I.Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, lập được bảng 7 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Làm bài tập 1, 2, 4.
- GDHS tính kiên trì cẩn thận khi làm toán.
.
-Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài; Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
-Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
-Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. Yêu quí mọi người trên trái đất (không phân biệt màu da)
II.Chuẩnbị 
GV: bảng phụ
HS: SGK
-Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da ( của môn Địa lí )
-HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1
*HS: lên bảng làm
6 + 8 = 5 + 9 = 9 + 5 =
*GV: HS đọc thuộc lòng bài “Ê-mi-li con” và trả lời câu hỏi trong SGK
- Nhận xét.
-Giới thiệu ghi tên bài - HS nhắc lại tên bài.
- Gọi 1 HS giỏi đọc cả bài - Lớp đọc thầm theo.
- Chia đoạn: Bài chia 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) - HS dùng bút chì đánh dấu.
HĐ2
*GV: NX bài cũ, giới thiệu bài, ghi đề bài.
GV nêu bài toán: có 5 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
HS thảo tác trên que tính tìm kết quả
- hd cách làm tính
7 + 5 = 12 5 + 7 =12
- HS thành lập bảng cộng và học thuộc
7 +4 = 11 7 +7 = 14
7 + 5 = 12 7 + 8 = 15
7 + 6 = 13 7 + 9 = 16
GV nhận xét, hd làm bài 1
*HS: Luyện đọc nối tiếp theo đoạn.
HĐ3
*HS: làm bài 
 Bài 1: Tính nhẩm
4 + 7 = 11 7 + 8 = 15
7 + 4= 11 8 + 7 = 15
6 + 7 = 13 7 + 9 = 16
7 + 6 = 13 9 + 8 = 16
*GV: KTKQ - Hướng dẫn luyện đọc câu, đoạn khó, giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu bài.
HĐ4
*GV: KTKQ – hướng dẫn làm bài 2
*HS: Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài.
 - Nam Phi là nước có điều gì đáng chú ý ? Nổi tiếng nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc
- Chế độ phân biệt đó được gọi là gì ? Chế độ A-pác-thai
- Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. 
- Dưới chế độ A-pác-thai người dân da đen bị đối sử như thế nào? Gần hết đất đai, thu nhập, toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng... trong tay người da trắng. Người da đen và da màu phải làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, làm việc, chữa bệnh ở những khu riêng, không được hưởng 1 chút tự do, dân chủ nào.
-Người da đen, da màu đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ? Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da đen, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. 
-Trước sự bất công, người dân Nam Phi đã đấu tranh thật dũng cảm. Thế họ có được đông đảo thế giới ủng hộ không? Được mọi người yêu hòa bình, bảo vệ công lý, không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc. 
- Khi cuộc đấu tranh giành thắng lợi đất nước Nam Phi đã tiến hành tổng tuyển cử. Thế ai được bầu làm tổng thống? Nen-xơn Man-đê-la: luật sư, bị giam cầm 27 năm trời vì cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai, là người tiêu biểu cho tất cả người da đen, da màu ở Nam Phi... 
- Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin.
HĐ5
*HS: Làm bài tập
Bài 2:
 11 15 16 14 10
*GV: KTKQ– Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. Lớp, GV nhận xét chốt ý đúng. 
* Hãy nêu nội dung bài ? Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người Nam Phi
+Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp bài văn.
-Giao việc.
HĐ6
*GV: nhận xét, hd làm bài 4
*HS: Luyện đọc nhóm đôi bài văn.
*HS: lên bảng làm bài
Bài giải:
 Số tuổi của anh là:
 7+ 5 = 12(tuổi)
 Đáp số: 12tuổi
*GV: KTKQ – Cho các vài cặp HS đọc. Lớp, GV nhận xét.
-Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
HĐ7
*GV: nhận xét bài 4, củng cố:
HS đọc thuộc bảng cộng
VN: Học thuộc bảng cộng
Nhận xét tiết học.
*HS: Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
HĐ8
*HS: Chữa bài
*GV: KTKQ – Cho HS thi đọc đoạn 3, Lớp, GV nhận xét.
-Củng cố: Nêu nội dung bài đọc ? 2 em nêu.
+ GD hs tình yêu quê hương đất nước, quan hệ đối xử bình đẳng. 
-Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít"
-GV nhận xét giờ học.
Giáo viên nhận xét chung hai nhóm
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
Môn
Tên bài
Nhóm trình độ 2
Nhóm trình độ 5
Tập đọc 
MẨU GIẤY VỤN
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Đọc đúng và ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- GDHS tính kiên trì khi luyện đọc.
-Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đợn vị đo diện tích; Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.
-Làm các bài tập 1a (2 số đo đầu); 1b (2 số đo đầu); Bài 2; bài 3(cột 1), Bài 4.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học,áp dụng vào thực tế cuộc sống.
II.Chuẩn bị 
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK
- HS: SGK
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
- Học sinh: Vở, Sách giáo khoa. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1
*GV: lên bảng đọc bài “Mục lục sách”
GVNX bài cũ, giới thiệu bài, ghi đề bài.
GV đọc mẫu, HD cách đọc.
*HS: lên bảng sửa bài 3 /14 (SGK).
HĐ2
*HS: NT điều khiển HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
*GV: Nhận xét.
-Giới thiệu ghi tên bài.
-Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1.Yêu cầu học sinh đọc đề
- Ghi các đơn vị đo lên bảng
Hướng dẫn:
 6 m2 35 dm2 = 6m2+m2 =6m2 
HĐ3
*GV: hd đọc từ khó (im lặng, xì xào, lắng nghe, sáng sủa, sọt rác, cười rộ)
*HS: Nối tiếp nhau lên làm bảng, lớp làm vở. 
a.8m227 dm2 = 8m2+m2 =8m2
HĐ4
*HS: đọc từng đoạn trước lớp 
*GV: KTKQ – Lớp, GV nhận xét chốt ý đúng.
+Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu cách làm bài? (Phải đổi 
3cm2 5mm2 về mm2 rồi mới khoanh vào đáp án đúng.)
HĐ5
*GV: hd đọc một số câu khó
Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá. // Thật đáng khen.// 
Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác.
*HS: Nối tiếp nhau lên bảng làm,lớp làm vở.
Đáp án đúng: 305mm2
HĐ6
*HS: đọc đoạn trong nhóm
*GV: KTKQ - Lớp, GV nhận xét chốt ý đúng.
+Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
HĐ7
*GV: cho hs thi đọc giữa các nhóm 
GV nhận xét, tuyên dương
*HS: 1 em lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. 
2 dm2 7 cm2 =207cm2
300 mm2 >2cm289mm2
HĐ8
*HS: NT điều khiển đọc cả bài.
*GV: KTKQ – Lớp, GV nhận xét chốt ý đúng.
+Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì? (Lát:150 viên gạch hình vuông cạnh 40 cm)
- Bài toán yêu cầu gì? Tính diện tích căn phòng đó
HĐ9
*GV: Gọi 1 hs đọc cả bài
- Nhận xét
- Củng cố: Các em vừa học những nội dung gì?
Các em có thích luyện đọc không?
VN luyện đọc bài.
Nhận xét tiết học
*HS: 1 em lên làm bảng, lớp làm vở.
Giải
Diện tích 1 viên gạch:
40 x 40 =1600(cm2 )
Diện tích căn phòng đó là:
150 x 1600 = 240 000 (cm2 )= 24 (m2 )
Đáp số: 24 m2
HĐ10
*HS: Ghi tên bài vào vở
- Chuẩn bị tiết sau
*GV: KTKQ – Lớp, Nhận xét chốt ý đúng.
-Củng cố: Nêu lại bảng đơn vị đo diện tích ? 2 em nêu.
-Dặn dò: Về nhà làm lại bài chuẩn bị bài Héc-ta. 
-GV nhận xét giờ học.
Giáo viên nhận xét chung hai nhóm
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn
 tên bài
Nhóm trình độ 2
Nhóm trình độ 5
Tập đọc
MẨU GIẤY VỤN
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I.Mục tiêu
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. Hiểu ý nghĩa: phải giữ gìn trường lớp luôn sạch sẽ.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- GDHS phải biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
-Biết các loại đất chính ở nước ta; đất phù sa và đất phe –ra-lít.
-Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
+Đất phù sa: Được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+ Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi.
-Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:
+Rừng rậm nhiệt đới: Cây cối rậm rạp, nhiều tầng.
+Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
-Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ); đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển
-Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hòa khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt nhất là gỗ.
-GD hs tự hào về cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam, thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.. 
IIChuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: SGK
-GV: Bản đồ t ... c tự làm lấy việc của mình.
-Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
II.Chuẩnbi 
-VBT đạo đức .
-Phiếu học tập .
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định
-Yêu cầu học sinh hát
-Cả hai nhóm hát.
2. Kiểm tra bài cũ
-Gọi 3 học sinh lên bảng nêu những việc đã tự làm được.
- 3 Học sinh nêu.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu ghi tên bài
-Học sinh nghe, nhắc lại tên bài.
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Xác định hành vi
Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm
-Y/c: Sau 2 phút các nhóm phải thảo luận xong để lên bảng trình bày nội dung và giải thích cho biết vì sao chọn (Đ) hoặc (S)
- Học sinh thảo luận nhóm báo cáo – Các nhóm nhận xét, bổ sung
a) Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà.
b. Tùng nhờ chị rửa hộ ấm chén- công việc mà Tùng được bố giao.
c. Trong giờ kiểm tra Nam gặp bài toán khó không giải được , bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d. Vì muốn mượn Toàn quyển truyện , Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
đ. Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn về để nấu cơm
-Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày nội dung phiếu học tập – dán bài thảo luận lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo dục: Phải luôn luôn tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
-Giáo viên đưa ra tình huống, cả lớp theo dõi, sau đó cho học sinh thảo luận theo nhóm để sắm vai xử lí tình huống .
+ HS thảo luận cử người đóng vai theo nhóm với tình huống.
Toàn và Hải là đôi bạn thân Toàn học rất giỏi , còn Hải học yếu, Hải thường bị bố mẹ đánh khi bị điểm kém. Thương bạn ở trên lớp, nếu có dịp Toàn tìm cách để nhắc bài cho Hải. Nhờ thế Hải bị ít đánh đòn hơn và có nhiều bài học đạt điểm cao. Hải cảm ơn rối rít. Em là bạn học chung hai bạn Toàn và Hải , nghe lời cảm ơn của Hải tới Toàn, em sẽ làm gì?
 + Các nhóm lên đóng vai – lớp theo dõi nhận xét đánh giá xem có đồng ý với cách xử lí của bạn không? Vì sao?
 + Em nào có ý kiến hay nói cho cả lớp nghe.
-GV nhận xét, bổ sung chốt ý đúng
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”
-GV phổ biến cách chơi, luật chơi: Thi đua giữa hai đội: “Oẳn tù tì” để giành quyền nêu ra động tác câm để nhóm khác phát hiện việc giúp đỡ gia đình (nhóm thua sẽ diễn kịch câm).
-Nhóm nêu ra được nhiều công việc đúng sẽ giành phần thắng. ( mỗi công việc đúng ghi được 1 điểm)
-HS nghe.
-Cho HS chơi
-Học sinh chơi.
4.Củng cố 
 -Tự làm lấy việc của mình sẽ có lợi gì?
GDTT: chăm ngoan , học giỏi , luôn có ý thức tự giác làm tất cả những việc mình có thể làm được.
-Học sinh trả lời.
5.Dặn dò
-Về nhà thực hiện theo bài học, chuẩn bị bài “Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”-Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 6-Chào cờ
---------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 3 
Tiết 4 – Thể dục : GVBM
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 – Mĩ thuật : GVBM
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Tăng cường
Học sinh nhóm 3 luyện tập 
 Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Luyện từ và câu
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu
-Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ; Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể; đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của bài tập.
-Làm các bài tập: BT1, BT2.
-Cảm nhận được giá trị của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày.
II.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi sẵn 3 cách hiểu ví dụ trang 69 và bài ca dao vui.
 HS : Xem trước bài 
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Tìm những từ có tiếng “hữu” chỉ bạn bè. Đặt câu với 1 từ.
- 1em trả lời.
- Tìm những từ có tiếng “hợp” chỉ gộp lại thành lớn hơn. Đặt câu với 1 từ
- 1 em trả lời.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới: 
- Nêu mục đích yêu cầu bài
- Học sinh nghe 
b. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Nhận xét.
- Đọc nội dung phần Nhận xét /69
- HS thực hiện.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn: 
- Hổ mang bò lên núi.
- mang: ® hành động mang vác
- hổ mang : tên loài rắn độc
- bò: ® trườn, bò (hành động): con bò 
- Em hiểu câu trên theo những cách nào?
- (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.
- (Con) hổ (đang) mang con bò lên núi.
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? 
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu cụ thể:
 Các tiếng “hổ”, “mang” trong từ “hổ mang” tên một loài rắn đồng âm với danh từ “hổ” (con hổ) và động từ “mang”.
 “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau. 
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? 
* Ghi nhớÞ
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- Gọi vài HS đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
Bài 1. Gọi HS đọc nội dung bài
-Lớp đọc thầm theo.
- Cho HS thảo luận theo cặp.
- Gọi đại diện vài cặp báo cáo kết quả.
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi 
- bác 1: Từi xưng hô (chú bác) 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: Từ xưng hô (mình) 
- tôi 2: đổ nước làm cho vôi sống thành vôi tôi
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
- đậu 1: bu (dừng ở chỗ nhất định) 
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen 
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: hoạt động (đi trên)
- bò 2: thịt (bò)
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
- Nhận xét kết quả thảo luận. 
- Em thấy dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì?
- Tạo những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe.
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Đặt câu với từ đồng âm ở bài tập 1
- Gọi HS khá đặt một câu mẫu.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cho HS đặt 2 câu. Mỗi câu 1 từ đồng âm.
-VD: Bé đang bò còn con bò lại đang đi.
- Chúng tôi ngồi chơi trên hòn đá, em bé đá chân rất mạnh.
- Chín người ngồi ăn quả mít chín.
- Gọi vài HS nối tiếp nhau đọc câu văn đã viết.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4 Củng cố :
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên ® chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”.
+ lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
® Nhắc khéo bà đã quá già, không thích hợp với việc lấy chồng Þ câu nói có nhiều nghĩa, là lời khuyên ý nhị và gây bất ngờ nơi người nghe.
® Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ ® học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”.
- Nêu ví dụ tự tìm
5. Dặn dò:
- Về học bài, áp dụng vào thực tế.
- HS nghe về nhà thực hiện.
- Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 – Thể dục : GVBM
----------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5
Phụ đạo
Học sinh nhóm 3 luyện tập
 Tổ chức cuộc họp tổ.
Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản,thông thường phù hợp với gia đình.
-Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình
II. Chuẩn bị:
-GV:Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.Tranh ảnh một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống thông thường.
- HS:SGK
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:- 
- Hãy kể tên các dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình? 
- 1 em nêu.
-Nêu tác dụng của các loại dụng cụ đó?
- 1 em nêu.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu ghi tên bài
b.Các hoạt động dạy và học
*HĐ 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Nêu tên các công việc khi chuẩn bị nấu ăn?
-Chọn thực phẩm cho bữa ăn:
+Đảm bảo có đủ lượng,đủ chất dinh dưỡng
+Thực phẩm phải sạch và an toàn.
+Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
+Aên ngon miệng.
-Kể tên những loại thực phẩm thường đựơc gia đình em chọn cho bữa ăn chính?
-Đậu, tôm, cá, thịt, trứng, cà chua, khoai tây,cà rốt, rau muống
-Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc gì?
-Chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng chế biến các món ăn đã dự định. 
*HĐ 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
*Tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
-HS thảo luận theo nhóm
-Nêu cách lựa chọn thực phẩm mà em biết?
Ví dụ: Rau xanh phải tươi, non, không bị héo úa, dập nát.Cá, cua,  phải tươi, sống.Thịt lợn có màu hồng tươi ở phần nạc,dẻo dính, không có mùi ôi,
-Nêu cách sơ chế thực phẩm?
VD:-Sơ chế rau cần nhặt bỏ gốc, rễ, sau đó rửa bằng nước sạch 3-4 lần 
-Theo em khi làm cá cần loại bỏ những phần nào?
-Cho HS lên thực hành nhặt rau.
-Loại bỏ những phần không ăn được và rửa sạch nhớt.
- 3 HS lên thực hành.
*GV nhận xét chốt ý: Trước khi chế biến một món ăn ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm, tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướt gia vị vào thực phẩm,  những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm.
4. Củng cố:
-Ở gia đình em thường sơ chế cá, rau, tôm như thế nào
- 2 HS nêu
-Muốn có được bữa ăn ngon đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh ta làm như thế nào?
-Biết cách chọn thực phẩm tươi ngon và sơ chế thực phẩm.Cách lựa chon, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
5. Dặn dò:
-Về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
-HS nghe, về nhà thực hiện
-Chuẩn bị bài sau:Nấu cơm.
-Nhận xét chung tiết học
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2017_2018_truong_tieu_hoc.doc