Giáo án lớp 2, kì II - Tuần 30

Giáo án lớp 2, kì II - Tuần 30

I.Mục tiêu:

 -Tổng kết tuần 29

 - Hướng dẫn thực hiện “Kế hoạch NGLL tuần 30”.

 - Thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

II. Các hoạt động dạy học :

1. GV nhận xét các hoạt động trong tuần 29.

2. Sinh hoạt sao theo chủ điểm “Chăm làm”

 a/ Các sao tập họp.

- Ôn lại chủ điểm tháng 9, 10, 10, 11, 12, 1, 2 , 3; chủ đề năm học.Nắm chủ điểm tháng 4

- Thực hiện các trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê; Bỏ khăn, Cướp cờ

 3. Kế hoạch NGLL tuần 28:

 - Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”

 + Tập các bài hát múa tập thể theo kế hoạch

 + Ôn luyện, thực hiện các trò chơi dân

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1203Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2, kì II - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
 Sinh hoạt lớp: SINH HOẠT SAO
I.Mục tiêu:
 -Tổng kết tuần 29 
 - Hướng dẫn thực hiện “Kế hoạch NGLL tuần 30”.
 - Thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”
II. Các hoạt động dạy học :
1. GV nhận xét các hoạt động trong tuần 29. 
2. Sinh hoạt sao theo chủ điểm “Chăm làm”
 a/ Các sao tập họp. 
- Ôn lại chủ điểm tháng 9, 10, 10, 11, 12, 1, 2 , 3; chủ đề năm học.Nắm chủ điểm tháng 4
- Thực hiện các trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Bịt mắt bắt dê; Bỏ khăn, Cướp cờ 
 3. Kế hoạch NGLL tuần 28:
 - Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”
 + Tập các bài hát múa tập thể theo kế hoạch
 + Ôn luyện, thực hiện các trò chơi dân 
 *****************************
Thứ hai
Tập đọc: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
 I/ Mục tiêu: 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.(trả lời được câu hỏi 1, 3, 4, 5)
 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 2.
 II/ Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 III/ Các hoạt động dạy- học Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: HS đọc bài “Cây đa quê hương” và trả lời câu1,2.
2.Bài mới: 
HĐ1 Luyện đọc
a) Đọc từng câu
- Hướng dẫn đọc các từ khó đọc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp. Hướng dẫn luyện đọc câu khó.
- Đọc đoạn kết hợp đọc chú giải các từ mới chú trong bài .
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Tiết 2
Câu 1
Câu 2(HS khá, giỏi)
H thêm: Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì ?
Câu 3
Câu 4
Câu 5
HĐ3 Luyện đọc lại: Các nhóm tự phân vai thi đọc lại truyện.
HĐ4 Củng cố, dặn dò 
Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
Nhận xét tiết học.
2HS đọc bài Cây đa quê hương + TLCH
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc các từ khó: - quây quanh, non nớt, trìu mến, tắm rửa, mắng phạt, hồng hào, 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.Luyện đọc câu khó.
- Đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới theo chú giải SGK.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, 
- (“Các cháu chơi có vui không ?/ Các cháu ăn có no không ? / Các cô có mắng phạt các cháu không ? / Các cháu có thích kẹo không ?”)
- Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em.
- Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan. Chỉ người ngoan mới được ăn kẹo.
-Vì bạn Tộ tự nhận thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
-Bác khen Tộ ngoan vì Tộ biết nhận lỗi. / Vì Tộ thật thà, dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan./ 
-Các nhóm tự phân vai thi đọc
-Đại diện nhóm thi đọc.
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở học tập như thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết vâng lời,
Thứ hai
Toán: KI-LÔ-MET
 I/Mục tiêu: 
 - Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu ki-lô-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị met.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
 - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy- hoc: Bản đồ Việt Nam.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
 HS làm bài tập 2, 4/ 150
2.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu đơn vị đo độ dài ki-lô-met
-Yêu cầu HS kể các đơn vị đo độ dài đã học.
-Ta đã học các đơn vị đo độ dài là xăng timet, đêximet và met. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng đơn vị đo lớn hơn là kilômet.
 GV ghi bảng: Ki-lô-met viết tắt là km.
 1 km = 1000m
HĐ2: Thực hành
Bài 1
.
Bài 2: 
Yêu cầu HS nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi.
Bài 3: Nêu số đo thích hợp( theo mẫu): 
HĐ3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm các BT còn lại.
2 HS 
- là xăng-ti-met, đê-xi-met và mét
- HS đọc : Kilômet viết tắt là km.
 1 km = 1000m - viết b/c
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài trên b/c. 2HS lên bảng làm bài. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi:
23km ; b) 42km ; c) 48km
- HS nhìn bản đồ trả lời
*Hà Nội - Cao Bằng : 285km
Hà Nội - Lạng Sơn: 169 km
Hà Nội - Hải Phòng: 102km
Hà Nội - Vinh: 308km
Vinh - Huế:368km
TPHCM-Cần Thơ 174km
TPHCM - Cà Mau 528km
Thứ tư 
Tập viết: CHỮ HOA M ( kiểu 2)
 I/ Mục tiêu:
 - Viết đúng chữ hoa M - kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần).
II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ M hoa kiểu 2
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: HS viết chữ A, Ao trên bảng con. 1HS lên bảng.
2.Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa 
Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
Hướng dẫn cách viết:
+Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu bên trái( hai đầu đều lượn vào trong). DB ở ĐK 2.
+Nét 2: từ điểm DB của nét 1, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết tiếp nét móc xuôi trái, DB ở ĐK 1.
+ Nét 3: từ điểm DB của nét 2 , lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, DB ở ĐK 2.
-GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết.
HĐ2: Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng 
1.Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
 Mắt sáng như sao.
2.Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
3. Hướng dẫn HS viết chữ Mắt vào b/c
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở TV
GV thu vở chấm nhận xét
HĐ4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về nhà viết phần còn lại trong vở TV
HS thực hiện
Chữ hoa M hoa kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li, gồm 3 nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
- HS viết B/C
Đọc: Mắt sáng như sao.
-Nhận xét về độ cao các chữ cái, khoảng cách các chữ, cách đánh dấu ghi thanh, cách nối nét.
-Viết chữ Mắt trên b/c
-HS viết vào vở TV
An toàn giao thông: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY (tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
 - Giúp HS tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy. 
- HS có thói quen hực hiện đúng động tác và những quy định khi ngòi trên xe đạp, xe máy.
- HS có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II. Chuẩn bị : Phiếu học tập ghi các tình huống.
III Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy em cần chú ý điều gì ?
B.Bài mới (tiếp theo)
HĐ1Thực hành
* Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiế bài tập ghi một trong hai tình huống cần thể hiện.
Nhóm 1, 2:
a)Tình huống 1: Em được bố đèo đến trường bằng xe máy. Em hãy thể hiện các động tác lên xe. 
Nhóm 3, 4
b)Tình huống 2: Mẹ em đèo em đến trường bằng xe đạp. Trên đường đi, em gặp bạn cùng lớp được bố đèo bằng xe máy. Bạn vẫy gọi em đi nhanh đến trường để chơi . Em thể hiện thái độ và động tác như thế nào?
* Kết luận (theo SGV) 
* GV lưu ý:Không được bỏ tay vẫy lại hoặc vung chân bảo mẹ đi nhanh hơn.
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe máy, xe đạp ?
HĐ2Củng cố, dặn dò:
Gọi vài hS nhắc lại ngững qyi định khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
- 2HS trả lời.
- Các nhóm hội ý thể hiện các tình huống đã ghi trong phiếu. 
- Lần lượt từng nhóm 2HS lấy ghế băng giả làm xe máy để thực hành theo yêu cầu (lên xe, ngồi trên xe, xuống xe). 
- Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- Thảo luận nhóm để thể hiện tình huống
Đại diện nhóm trình bày cách thể hiện bằng những hình thức khác nhau. 
 ********************************
 Thứ ba 
 Toán: MI-LI-MÉT
 I/ Mục tiêu:
 - Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, mét
 - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm hoặc mm.
 II/ Đồ dùng dạy học: Thước kẻ HS với các vạch chia thành từng mm
 III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: HS làm bài tập 1,3/152
2.Bài mới: 
HĐ1: GV giới thiệu đơn vị đo độ dài milimet ( mm)
Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học: 
Hôm nay học một đơn vị đo độ dài: *Mi-li-met viết tắt là: mm
Quan sát thước kẻ: 1cm chia thành mấy phần bằng nhau?
1 phần chính là 1 milimet. Vậy 1cm băng mấy mm?
 1m bằng bao nhiêu milimet?
1m = 100cm mà 1cm = 10mm. Vậy 1m bằng 10 trăm milimet tức là: 
1m = 1000mm
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Số?
Vận dụng quan hệ giữa các đơn vị đo thực hiện
Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu milimet?
Bài 3: (HS làm thêm)
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mmm và 28mm
Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp:
Tập ước lượng chiều dài các đồ vật đã cho
HĐ3. Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét tiết học
2HS 
- xăngtimet, đêximet, mét, kilômet
- Milimet viết tắt là: mm
1cm chia thành 10 phần bằng nhau.
-1cm = 10mm
-1m = 100cm mà 1cm = 10mm 
 Vậy 1m = 1000mm
-1cm = 10mm; 1m = 1000mm
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-1HS lên bảng, lớp làm b/c
- HS nêu yêu cầu bài tập 2 - làm b/c
MN dài 60mm; AB dài 30mm; CD dài 70mm.
- HS đọc yêu cầu. 
-Làm vở
- Đọc yêu cầu bài tập.
a) 10mm; b) 2mm; c)15 cm
Thứ ba
Chính tả: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
 I/ Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 
- Làm được bài tập (2) a / b.
II/ Đồ dùng dạy học: Viết sẵn nội dung bài tập 2a, 2b lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
GV đọc các từ : bút sắt, xuất sắc, sóng biển, xanh xao.
2.Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn nghe-viết:
GV đọc bài viết. 
Hỏi:
 Đoạn văn kể điều gì?
- Hướng dẫn HS viết các chữ khó trong bài.
- GV đọc chính tả.
- Hướng dẫn HS chấm, chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
2/ Em hãy chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống?
HĐ3. Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cho đúng những từ còn viết sai trong bài chính tả. 
HS viết b/c, 1HS lên bảng.
- 2HS đọc bài
- Đoạn văn kể về việc Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng.
- HS luyện viết chữ khó trên bảng con: Bác Hồ, Bác, quây quanh, hồng hào, đoàn
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở chữa bài
- Đọc yêu cầu bài tập
- 2HS lên bảng, các HS khác làm ... n thân cây, lá cây
2.Bài mới:
HĐ1 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:Tìm những từ ngữ :
a) Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. M: thương yêu
b) Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm ở bài tập 1.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và tự đặt câu
HĐ3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS khá, giỏi viết cảm xúc của mình về Bác Hồ (khoảng 4 câu)
 -2 HS 
- HS nêu yêu cầu bài tập- viết b/c.
- yêu, thương, yêu thương, quý, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm sóc, chăm lo, chăm chút
- Kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương
- Nối tiếp đặt câu. VD:
Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam. / Bác Hồ là lãnh tụ tôn kính của nhân dân Việt Nam. / 
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát tranh và đặt câu:
Tranh 1: Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác./ các bạn thiếu nhi xếp hàng đi viếng lăng Bác Hồ.
Tranh 2: các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ. / các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng đài bác Hồ.
Tranh 3: các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây nhớ ơn Bác.
Thứ năm
Chính tả: CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I/ Mục tiêu: 
1.Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
2. Làm được bài tập (2) a / b, hoặc bài tâp (3) a / b 
II/ Đồ dùng dạy - học: Viết sẵn nội dung các bài tập lên bảng lớp.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: HS viết 3 tiếng bắt đầu bằng ch 3 tiếng bắt đầu bằng tr.
2.Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
- GV đọc bài chính tả. 
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. 
-Tìm những từ phải viết hoa trong bài chính tả
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ khó
-GV đọc cho HS viết bài vào vở
-Hướng dẫn HS chấm, chữa bài.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống :
a) Ch hay tr?
b) êt hay êch?
Bài tập 3:
 Tổ chức trò chơi thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc chứa tiếng có vần êt / êch
Tương tự với b)
HĐ3 Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả.
2 HS lên bảng, các HS khác viết trên bảng con.
- 3HS đọc lại bài thơ.
-Bài thơ nói lên tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt hai miền.
- Những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
- HS viết bảng con: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng, vầng trán, ngẩn ngơ, 
HS viết bài vào vở
- HS dùng bút chì chấm, chữa bài
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm VBT
a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
b) Ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
HS nêu yêu cầu bài tập 3. Thực hiện trò chơi: VD: a) HS1 nói: trăng
 HS2: Trăng đêm nay sáng quá.
 HS3: Ai cũng thích ngắm trăng.
 HS4: Trăng trung thu là trăng đẹp nhất.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
 TỔ CHỨC CHO HỌC SINH SƯU TẦM TRANH, ẢNH 
 HỌC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾU NHI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.Mục tiêu: 
 1.- Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi trong và ngoài nước.
 - Qua tranh ảnh cho HS thấy được các hoạt động sôi nổi , thiết thực và bổ ích của các hoạt động đó. 
 2 - Giúp HS tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy. 
- HS có thói quen hực hiện đúng động tác và những quy định khi ngòi trên xe đạp, xe máy.
- HS có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II.Chuẩn bị : Cho HS sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi trong và ngoài nước.
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ổn định 
HĐ2 :Tổ chức cho HS trưng bày tranh, ảnh học tập, hoạt động của thiếu nhi trong và ngoài nước mà các em đã sưu tầm được.
 - Đại diện các tổ thu tập trung tranh ảnh. Sau đó cùng trưng bày tranh ảnh trên giấy khổ to.
 - Đại diện các tổ lần lượt lên giới thiệu về số lượng, nội dung tranh, ảnh mà tổ mình đã sưu tầm được.
HĐ3: Lớp cùng GV nhận các tổ có số lượng tranh nhiều, nội dung phong phú, giới thiệu được nhiều hoạt động của thiếu nhi. 
HĐ4:Thực hành
* Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập ghi một trong hai tình huống cần thể hiện.
Nhóm 1, 2:
a)Tình huống 1: Em được bố đèo đến trường bằng xe máy. Em hãy thể hiện các động tác lên xe. 
Nhóm 3, 4
b)Tình huống 2: Mẹ em đèo em đến trường bằng xe đạp. Trên đường đi, em gặp bạn cùng lớp được bố đèo bằng xe máy. Bạn vẫy gọi em đi nhanh đến trường để chơi . Em thể hiện thái độ và động tác như thế nào?
 -HS thể hiện tình huống
* GV lưu ý:Không được bỏ tay vẫy lại hoặc vung chân bảo mẹ đi nhanh hơn.
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe máy, xe đạp ? (hs phát biểu)
HĐ5: Tổng kết tiết học
 *******************************
 Thứ sáu 
Toán: PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000
I/Mục tiêu:
- Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
II/Đồ dùng dạy học: Các hình vuông to , hình vuông nhỏ , các hình chữ nhật như ở bài học 
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: HS làm bài tập 2,3/155
2.Bài mới :
HĐ1: Cộng các số có ba chữ số
GV nêu nhiệm vụ tính: 326 + 253 = ?
* Thể hiện bằng đồ dùng trực quan 
-Số thứ nhất: Gắn các hình vuông to, các hình chữ nhật và các hình vuông nhỏ.
-Số thứ hai : (tương tự) tương ứng với 
số.
-Để thể hiện cộng hai số này, ta gộp lại
Kết quả được tổng .Tổng này có mấy trăm mấy chục mấy đơn vị?
-Hướng dẫn cách đặt tính:
Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
Tính cộng từ phải sang trái - Đơn vị cộng đơn vị, chục cộng chục, trăm cộng trăm
HĐ2: Hướng dẫn thực hành
Bài1 ( cột 1, 2, 3) Tính: 
Trường hợp cộng số có ba chữ số với số có hai chữ số , khi tới hàng trăm thì chỉ việc hạ chữ số hàng trăm xuống kết quả.
Bài 2:. (a)
a) 832 + 152; 257 + 321;
b) 641 + 307; 936 + 23;
Bài 3: Tính nhẩm ( theo mẫu ):
a)200 + 100 = 300
b) 800 + 200 =1000
HĐ3.Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 326 + 253 
- Nhận xét tiết học. 
- 2HS lên bảng làm bài.
HS quan sát trả lời
-Số thứ nhất: Gắn 3 hình vuông to, 2 hình chữ nhật và 6 hình vuông nhỏ.
-Số thứ hai : : Gắn 2 hình vuông to, 5 hình chữ nhật và 3 hình vuông nhỏ.
-Tổng này có 5 trăm 7 chục 9 đơn vị
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính, rồi thực hiện trên bảng con. 
-HS nêu yêu cầu bài tập
-3HS làm bảng - lớp làm trên bảng con.
- HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính
- 1HS lên bảng, các HS khác làm vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài 3.
- 2HS lên bảng, các HS khác làm vào vở.
Luyện toán:
I.Mục tiêu : - Củng cố lại kĩ năng cách cộng các số trong phạm vi 1000 
 - Viết số thành tổng, trăm, chục. 
 - Làm bài tập trong vở Thực hành Toán tuần 30 
Thứ sáu
Tập làm văn: NGHE -TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/Mục tiêu:
Nghe kể và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2).
II/Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương - TLCH
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài
 HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Gọi HS nêu yêu cầu và 4 câu hỏi
Yêu cầu HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh minh 
* GV kể chuyện 3 lần:
+ Kể lần 1, dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh đọc 4 câu hỏi dưới tranh.
+ Kể lần 2, vừa kể vừa giới thiệu tranh
+Kể lần 3 (không giới thiệu tranh) 
GV lần lượt nêu câu hỏi - HS trả lời.
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu? .b)Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c)Khi biết hòn đá bị kênh , Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d)Câu chuyện “ Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ?
Bài 2
Yêu cầu HS viết câu trả lời cho câu hỏi d (BT1)vào VBT.
HĐ2 Củng cố - dặn dò:
Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình? 
-Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Qua duối cho người thân nghe.
2HS kể 
HS nêu yêu cầu bài tập 1
- Quan sát tranh và nói về nội dung tranh:
Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối . Dưới suối , một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
- Nghe kể chuyện, quan sát tranh, đọc các câu hỏi dưới tranh.
- Nghe kể chuyện kết hợp quan sát tranh.
- Nghe kể chuyện.
HS quan sát trả lời:
- Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá để những người đi sau khỏi ngã.
- Đọc yêu cầu bài tập.Viết câu trả lời. VD:
Câu chuyện Qua suối cho ta thấy Bác Hồ sống rất giản dị. Đi công tác, Bác cũng đi bộ như các chiến sĩ. Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. / Cần quan tâm đến mọi người xung quanh./ 
 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
Mục tiêu: 
 - Mở rộng vốn từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.
 - Luyện tập đặt câu với những từ ngữ tìm được.
 - Luyện tập đặt câu nói về hoạt động của thiếu nhi trong tranh.
 *************************************
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 30.
- Củng cố xây dựng nề nếp lớp.
- Kế hoạch tuần 31.
II.Nội dung sinh hoạt:
1.Ổn định.
2.GV nhận xét các hoạt động trong tuần 30.
 Đa số HS đi học chuyên cần, đúng giờ.
 Tác phong HS đến lớp gọn gàng, sạch sẽ.
 Việc xếp hàng ra vào lớp,thể dục tương đối nhanh, trật tự.
 Thực hiện tương đối tốt việc vệ sinh lớp học và khu vực được phân công.
3.Kế hoạch:
- Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, 
- Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch.
- Thực hiện trò chơi dân gian.
 ****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc