Giáo án khối lớp 3 - Môn Đạo đức - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án khối lớp 3 - Môn Đạo đức - Tiết 1 đến tiết 4

I/ Mục tiêu

1/Kiến thức:

- Học sinh biết bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước với dân tộc.

- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2/ Kĩ năng:

-Học sinh hiểu ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

3/Thái độ: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II/ Chuẩn bị.

- GV: tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ

- Vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy học.

1/ Ổn định.

2/ Kiểm bài cũ.

3/ Dạy học bài mới.

a/Giới thiệu:

b/Các hoạt động

 

doc 8 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 751Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối lớp 3 - Môn Đạo đức - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức 
Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1) 
Ngày soạn 24 - 8 Ngày dạy 31- 8
I/ Mục tiêu
1/Kiến thức:
- Học sinh biết bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2/ Kĩ năng:
-Học sinh hiểu ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3/Thái độ: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị.
GV: tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ 
Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy học.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm bài cũ.
3/ Dạy học bài mới.
a/Giới thiệu:
b/Các hoạt động
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Học sinh biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Cách tiến hành:
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung đặt tên cho từng bức ảnh.
Nhóm thảo luận.
Kết luận: Bác Hồ lúc còn nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890, quê ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại là chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam. Người đã đọc bảng tuyên ngôn đôc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 02/09/1945. trong cuộc đời hoạt động cách mạng Bác Hồ mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu nhi đồng và Bác Hồ cũng luôn quan tâm yêu quý các cháu.
Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
Mục tiêu: Học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để bày tỏ lòng kính yêu Bác.
Cách tiến hành:
Giáo viên kể chuyện. 
Giáo viên chốt nội dung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy.
Mục tiêu: giúp học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Cách tiến hành:
Học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Nhóm tìm hiểu nội dung, biểu hiện của mỗi điều Bác Hồ dạy.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
19/05/1890
Nguyễn Tất Thành, Anh Ba
Bác rất yêu thương các em thiếu nhi nhi đồng.
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Học sinh đọc
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
hiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
4/ Củng cố, dặn dò.
- Thi đọc thụôc lòng 5 điều Bác Hồ dạy
Nhận xét chung.
IV. Hoạt động nối tiếp
Ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi nhi đồng.
Chuẩn bị tiết học sau.
Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
Kính yêu Bác Hồ ( tt)
Ngày soạn :/../2007 Ngày dạy :/../2007
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : giúp HS hiểu : 
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Kĩ năng : Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3. Thái độ : HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động : Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
2. Bài cũ : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1 ) 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Kính yêu Bác Hồ 
b. Các hoạt động
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1 : học sinh tự liên hệ 
 Mục tiêu : giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
 Cách tiến hành :
GV chia nhóm, đưa câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong ? Thực hiện như thế nào ?
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? Vì sao ?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
Giáo viên đưa ra một số câu, cho các nhóm trả lời. 
+ Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
+ Muốn trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Chỉ cần học thuộc Năm điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
+ Ai cũng kính yêu Bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
* Hoạt động 2 : học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu ( tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, ... ) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. ( 12’ )
 Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV cho học sinh trình bày kết quả sưu tầm được. 
 Giáo viên khen những học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay. Giáo viên giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
GV kể chuyện. 
Cho học sinh đọc lại chuyện
GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
* Hoạt động 3 : tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
Giáo viên ghi nhanh lên bảng :
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên hỏi :
+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ?
+ Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
HS thảo luận nhóm đôi
Học sinh tự liên hệ 
Học sinh trả lời bằng cách giơ bảng Đ – S
Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình.
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
HS trình bày kết quả sưu tầm dưới nhiều hình thức : hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh, 
Học sinh thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
Học sinh đóng vai Phóng viên và phỏng vấn các bạn. Câu hỏi gợi ý :
Củng cố : 
Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ
IV.Hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị : bài : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 )
Rút kinh nghiệm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Giữ lời hứa (tiết 1)
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện những điều ta nói, đã hứa với người khác.
Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình.
Kỹ năng: Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống
Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
Thái độ: - Tôn trọng , đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Câu chuyện “ Chiếc vòng bạc”
 Bốn phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm. Bảng phụ. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
Bài mới:
a./Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 b./Các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
-Cách tiến hành
- Gv kể chuyện chiếc vòng bạc .
- Gv chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu Hs thảo luận :
+ Bác Hồ làm gì khi gặp lại bé sau 20 năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Bé và mọi người cảm thấy thế nào trướa việc làm của Bác?
+ Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Gv hỏi cả lớp: 
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá thế nào?
- Gv chốt lại:
* Hoạt động 2: Nhận xét tình huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và giải quyết các tình huống.
-Cách tiến hành
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Các em giải quyết tính huống.
- Gv đưa ra các tình huống, Hs nêu đúng sai, giải thích
Minh hẹn Nam 7 giờ sang giúp Nam làm bài.đến 8 giờ Minh mới đến vì cậu ta đợi xem hết phim hoạt hình.
Thanh mượn vở của Hồng chép bài, hứa chiều trả. Nhưng Thanh quên đến sáng hôm sau mới trả.
Lan hẹn bản sang nhà làm thủ công, nhưng Lan bị bệnh nên gọi điện xin lỗi bạn.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ bảng thân.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học.
-Cách tiến hành
- Gv hỏi:
+ Em đã giữ lời hứa với ai, điều gì?
+ Kết quả của lời hứa đó thế nào?
+ Thái độ của người đó?
+ Em suy nghĩ gì về việc làmcủa mình.
- Gv nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs kể lại.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Thực hiện đúng những điều mình đã nói.
Tôn trọng và tin cậy.
Hs giải quyết tình huống.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hs mỗi em sẽ phát biểu theo suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
4./ Củng cố 
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Kết quả của lời hứa đó thế nào?
IV./ Hoạt động nối tiếp:
Về nhà làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa (tiết 2).
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Tuần 04 Đạo đức
Tiết 04 Giữ lời hứa (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện những điều ta nói, đã hứa với người khác.
Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình.
Kỹ năng: 
Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống
Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
Thái độ: 
- Tôn trọng , đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Câu chuyện “ Chiếc vòng bạc”
 * HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Giữ lời hứa
- Gọi 3 Hs giải quyết tình huống.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	a/Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
b/Phát triển các hoạt động.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Gv kể chuyện “ Lời hứa danh dự” .
- Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu Hs thảo luận và yêu vầu các nhóm tìm cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
- Gv nhận xét các ý kiến của các nhóm, bổ sung.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Gv chốt lại:
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Giúp Hs phát biểu những ý kiến của mình.
Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. 
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến khác nhau về việc giữ lời hứa, yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến của mình.
Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ con.
Khi không thực hiện lời hứa với ai đó, cần xin lỗi và nói rõ lí do.
Bạn bè bằng tuổi không cần giữ lời hứa với nhau.
Giữ lời hứa luôn được mọi người quý trọng và tin tưởng.
- Gv nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm và giải thích đúng.
* Hoạt động 3: Nói về chủ đề giữ lời hứa.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học.
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút tìm các câu ca dao tục ngữ về giữ lời hứa.
VD: 
 + Lời nói đi đôi với việc làm.
 + Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
 + Lời nói gió bay.
- Gv yêu cầu Hs 
+ Kể chuyện
+ Đọc câu ca dao tục ngữ và phân tích ý nghĩa.
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs lắng nghe.
Hs kể lại.
4 nhóm tiến hành thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.
PP: Thảo luận.
Hs các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến của mình.
Hs phát biểu theo suy nghỉ của mình.
Hs khác nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá.
Hs tìm.
Kể chuyện.
Hs đọc cao dao tục ngữ.
Hs nhận xét.
4./ Củng cố 
IV./ Hoạt động nối tiếp:
Về nhà làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tự làm lấy việc của mình.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc1-4.doc