A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000). So sánh các số có ba chữ số thành thạo.
- Vận dụng kiến thức đã học vào so sánh trong thực tế.
B. Đồ dùng day-học:
GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ bài tập.
HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số.
- GV treo trên bảng các dãy số viết sẵn cho HS đọc.
- HS lần lượt đọc. GV chú ý uốn nắn HS đọc dãy số.
- GV đọc số có ba chữ số - HS nghe, viết số vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: So sánh các số
- GV đưa số ô vuông, HS nêu số có ba chữ số và so sánh số.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh số có ba chữ số.
( so sánh theo thứ tự : từ trái sang phải, so sánh từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị)
TUẦN 30 TOÁN Tiết :143 So sánh các số có ba chữ số Sgk :148 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết so sánh các số có ba chữ số. - Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000). So sánh các số có ba chữ số thành thạo. - Vận dụng kiến thức đã học vào so sánh trong thực tế. B. Đồ dùng day-học: GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ bài tập. HS: Bảng con. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con. - Nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số. - GV treo trên bảng các dãy số viết sẵn cho HS đọc. - HS lần lượt đọc. GV chú ý uốn nắn HS đọc dãy số. - GV đọc số có ba chữ số - HS nghe, viết số vào bảng con. - Nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: So sánh các số - GV đưa số ô vuông, HS nêu số có ba chữ số và so sánh số. - GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh số có ba chữ số. ( so sánh theo thứ tự : từ trái sang phải, so sánh từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị) - HS nhắc lại cách so sánh. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: - HS so sánh và điền dấu >, <, hoặc dấu = vào vbt. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu so sánh số. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 2: HS đọc các số đã cho và nêu miệng số lớn nhất; số bé nhất. - Nhận xét, sửa sai. Bài 3: Số ? - GV gắn bảng phụ - Hướng dẫn HS nhận xét điền số. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. - HS đọc dãy số đã hoàn thành và nêu nhận xét: * Số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị. ( cộng thêm 1) Hoặc ( muốn viết số liền sau ta lấy số liền trước và cộng thêm 1) 3. Củng cố dặn dò: - GV cho số có ba chữ số và HS so sánh 2 số đã cho. - HS nhắc lại cách so sánh số có ba chữ số. BTVN: 1/sgk Tiết sau: Luyện tập D. Bổ sung: .. .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 29 Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Sgk: 95/ tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Mở rộng vốn từ về cây cối (các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả) - Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?. Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi cho HS. - Giáo dục HS biết yêu quí và chăm sóc cây cối. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Tranh bài tập 3 C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng hỏi-đáp theo kiểu câu: Để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Bài 1: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. - HS nêu tên cây ăn quả HS biết và nói về các bộ phận của cây. - HS nêu miệng, cả lớp nhận xét. GV kết: Các loài cây đều có 3 bộ phận chính : rễ, thân và lá. Có một số loài cây có hoa và quả. Bài 2: Viết những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây. - GV hướng dẫn mẫu ở vbt – HS làm bài theo cặp. - GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Ví dụ: * Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì * Gốc cây: đen xì, to đùng, thô ráp, chắc nịch. - HS làm vở bài tập, GV chấm, giúp học sinh làm. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV gắn tranh phóng to sgk – HS nêu nội dung từng tranh. - HS hỏi - đáp theo cặp theo kiểu câu có cụm từ Để làm gì? - GV gợi ý cho HS yếu đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì? - Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp lần lượt các tranh – Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt câu hỏi và câu trả lời của HS. - Tuyên dương nhóm biết đặt và trả lời câu hỏi. 3. Củng cố dặn dò: - HS nêu lại các bộ phận của cây cối. - Về nhà xem lại các bài tập. Thực hành đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: .. THỦ CÔNG Tiết 29 Làm vòng đeo tay ( tiết 1) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. - Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Qui trình làm vòng đeo tay. HS : Giấy màu, kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu vòng đeo tay và gợi ý HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của vòng. - GV chốt ý. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - GV gắn qui trình làm vòng đeo tay - Hướng dẫn các bước: Bước 1: Cắt thành các nan giấy Bước 2: Dán nối các nan giấy Bước 3: Gấp các nan giấy Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu từng bước – HS theo dõi. Hoạt động 3: Thực hành - GV cho HS thực hành tập làm vòng đao tay. - GV hướng dẫn HS yếu - Nhận xét sản phẩm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 4 bước làm vòng đeo tay. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. Tiết sau: thực hành làm vòng đeo tay. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 59 Hoa phượng Sgk: 97/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ Hoa phượng. - HS làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: s/x . - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết đúng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS lên bảng viết: mịn màng, bình minh, củ sâm, xâm lược - HS dưới lớp viết nháp – GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV nêu tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự than phục trước vẻ đẹp của hoa phượng. - HS viết bảng con các từ khó: chen lẩn, lửa thẫm, mắt lửa, rừng rực - GV nhận xét, sửa sai. Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV đọc bài lần 2 – GV đọc từng câu thơ ( 2 -3 lần)- HS nghe- viết. - Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 a : Điền vào chỗ trống s hay x? - GV hướng dẫn HS làm bài – HS làm vbt. - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Làm lại bài tập 2a. - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. TOÁN Tiết: 145 Mét Sgk: 150 /tgdk: 40’ A. Mục tiêu :Giúp HS: - Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước m. Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m. - Làm quen các phép tính cộng ( có nhớ) trên số đo với đơn vị là m. Bước đầu tập đo độ dài (các đọan thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị m. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. B. Đồ dùng dạy-học: GV: Thước 1m “( có chia vạch từng cm). Một sợi dây dài khoảng 3m. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 3/sgk-149. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài m và thước m Bước 1: Ôn tập kiểm tra Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học – GV nhận xét, chốt: cm, dm. - Yêu cầu HS vẽ trên giấy đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm - Nhận xét, sửa sai. Bước 2: GV giới thiệu thước 1m - GV nói mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m. - GV giới thiệu: 1m = 10dm; 10dm = 1m; 1 m = 100cm. - HS nhắc lại nhiều lần. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - HS nhớ lại quan hệ giữa cm, dm và m – HS làm bài vào vbt. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài -Lớp đồng thanh Bài 2: Tính. - Học sinh làm vbt – GV kèm HS yếu tính toán đúng. - HS lên bảng làm bài - lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Giải toán. - HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán lên bảng. - HS nêu dạng toán và cách giải bài toán. - HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu giải toán. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 4: Điền dm, cm, m vào chỗ chấm thích hợp: - Lần lượt HS đọc và nêu miệng đơn vị cần điền. - Lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 1m =dm; 1m = ...cm; - Đơn vị m thường được sử dụng khi nào? - Về nhà ôn và làm bài 1,2 /sgk. - Tiết sau: Km D. Bổ sung: TẬP LÀM VĂN Tiết 29 Đáp lời chia vui – Nghe-trả lời câu hỏi Sgk: 98 /tgdk: 40’ A. Mục tiêu: -Rèn kĩ năng biết rèn cách đáp lời chia vui. Rèn kĩ năng nghe-hiểu: + Nghe GV kể chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương, nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện. + Hiểu nội dung câu chuyện. Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ tỏa hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây dạ hương lan biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó. - Giáo dục HS biết ghi nhớ và biết ơn những người giúp đỡ mình. B. Đồ dùng dạy-học: Tranh bt2, Phiếu rời bài tập 1. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: GV đưa tình huống, HS đáp lời chia vui. - Nhận xét, ghi điểm. 2 Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: - HS thực hành nói lời đáp theo cặp - Thừng cặp HS nói lời đáp trước lớp. - Nhóm khác nhận xét, có ý kiến. - GV chốt: Cần đáp lời chia vui với thái độ cởi mở, vui vẻ và thể hiện lòng biết ơn chân thành nhất. Bài 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi: Sự tích hoa dạ lan hương Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi cuối tranh sgk. - GV yêu cẩu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh vẽ. - GV kể câu chuyện 1,2 lần – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi trong sgk. - Các nhóm trả lời câu hỏi – Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý trả lời đúng. - GV nêu nội dung chính của câu chuyện – GV giáo dục HS biết ơn những ai đã giúp đỡ mình. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành đáp lời chia vui. Ghi nhớ và kể câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 29 Một số loài vật sống dưới nước SGK : 60 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Sau bài học, HS ... Củng cố, dặn dò: - Về nhà tìm thêm tiếng ở bài tập 2. - Viết lại cho đúng những tiếng hay sai ở bài chính tả. D. Bổ sung: TOÁN Tiết: 165 Ôn tập về phép nhân và phép chia Sgk: 172/tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Nhân chia trong phạm vi các bảng chia đã học. thực hành nhân, chia nhẩm với các số tròn chục. - Tìm một thừa số chưa biết .Giải bài toán phép nhân, chia đã học. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. B. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ giải bài tập. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: Sửa bài 2-3/ SGK 2. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm. a. HS nêu miệng, cả lớp chú ý, sửa sai. b. GV hướng dẫn lại các số tròn chục – HS tự làm và nêu miệng kết quả. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: Tính: - HS nêu lại cách thực hiện phép tính. - HS làm bảng con, cả lớp chú ý, nhận xét, sửa sai. Bài 3: Tìm x. - HS làm vào vở, đổi chéo kiểm tra. Bài 4: Giải toán. - HS đọc đề toán – GV tóm tắt bài toán. -HS giải bài toán – GV kèm HS yếu giải toán. - 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố,dặn dò: - HS đọc lại cách tìm số bị chia,thừa số chưa biết. D. Bổ sung: . TẬP LÀM VĂN Tiết 33 Đáp lời an ủi. kể chuyện được chứng kiến Sgk:132/ tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đáp lời an ủi. - Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của bản thân hoặc của bạn. - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. B. Đồ dùng dạy-học: C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS đọc lại bài tiết trước. 2. Bài mới: Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1:Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau. - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn. -Cho HS sắm vai, đáp lời an ủi. Cả lớp nghe nhận xét, sửa sai. GV giáo dục HS. Bài 2: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu kể về 1 việc tốt của em. - Cho HS nêu miệng. Cả lớp làm vào vở bài tập. - HS đọc đoạn văn đã viết. - Nhận xét, tuyên dương bạn viết đoạn văn hay. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS thực hành đáp lời an ủi trong giao tiếp hằng ngày. - Về nhà thực hành thêm. Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. D. Bổ sung: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 33 Mặt trăng và các vì sao SGK:68-69 / tgdk: 35’ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao. - Mô tả được hình dạng của Mặt Trăng và các vì sao. - Giáo dục HS yêu thích khoa học. B. Đồ dùng dạy-học: C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: Em biết gì về Mặt Trời ? Nêu vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Họat động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời, mặt trăng và các vì sao. * Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng,đặc điểm của mặt trăng. * Cách tiến hành: HS vẽ và tô màu theo cá nhân. - HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp nghe. * GV kết luận: Sgv/ Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao. * Mục tiêu: -HS biết khái quát về hình dạng về đặc điểm của các vì sao. * Cách tiến hành: - HS nêu những hiểu biết của HS về các vì sao. - HS khác có ý kiến bổ sung. - GV kết luận: Sgv/ 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: . KỂ CHUYỆN Tiết 34 Người làm đồ chơi Sgk: 134 /tgdk: 35’ A. Mục tiêu: 1-Rèn kĩ năng nói: -Dựa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. -Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. 2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung. C. Các hoạt động dạy-học: 1 Bài cũ: HS kể lại từng đoạn câu chuyện: Bóp nát quả cam. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Họat động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu: Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện. - GV hướng dẫn tóm tắt. Cả lớp đọc thầm nội dung trên bảng. - Thi kể chuyện trước lớp.Các em khác theo dõi. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS kể, lớp chú ý theo dõi, bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại những nhân vật trong câu chuyện. - Về nhà kể lại câu chuyện nhiều lần. D. Bổ sung: . .......................................................................................................................... TOÁN Tiết: 167 Ôn tập về đại lượng Sgk: 174 /tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 12 hoặc số 3 hoặc số 6) - Củng cố về biểu tượng đơn vị đo độ dài. Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo là lít,đồng (tiền Việt Nam.) - Rèn tính cẩn thận khi làm bài. B. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ làm bài tập. Đồng hồ. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: Sửa bài 1-SGK 2. Bài mới: Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV quay kim đồng hồ. - HS nêu miệng, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: HS đọc đề toán – GV tóm tắt lên bảng. - HS nêu cách giải bài toán – Lớp nhận xét. - HS làm bài vào vở - 1 HS làm phiếu. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Tiến hành tương tựu bài tập 2. Bài 4: Viết mm,cm,dm,m,km vào chỗ chấm cho thích hợp: - GV gắn bảng phụ bài tập – HS ước lượng và nêu miệng kết quả. - HS khác nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố,dặn dò: - HS đọc giờ chỉ kim trên đồng hồ. - Về nhà làm bài 3 / SGK D. Bổ sung: CHÍNH TẢ ( Nghe-Viết) Tiết 67 Người làm đồ chơi Sgk : 135 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài tóm tắt nội dung truyện Người làm đồ chơi. - Viết đúng những chữ có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ô/o; dấu hỏi/dấu ngã. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi bài tập. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS viết lại từ sai của tiết trước. 2. Bài mới : Họat động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. - Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc đoạn tóm tắt, 3 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết. - Tìm danh từ riêng trong bài? Bác Nhân bán những đồ chơi nào? - HS tập viết vào bảng con những chữ dễ chép sai. Bước 2: HS viết bài vào vở. - GV đọc bài HS chép bài vào vở . - GV đọc cả câu, cụm từ - HS nghe-viết vào vở. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. Bước 3: thu vở chấm bài – Nhận xét. Họat động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Điền vào chỗ trống: - Học sinh làm miệng, lớp chú ý sửa sai, làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bài tập 1. -Về nhà luyện viết thêm ở nhà. D. Bổ sung: . . TẬP ĐỌC Tiết 102 Đàn bê của anh Hồ Giáo Sgk :136-137/tgdk: 40’ A. Mục tiêu: 1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài.Biết ngắt, nghỉ hơi đúng. - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp. 2 -Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài . Hiểu nội dung bài:Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ .Qua bài văn ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, rất kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo. B. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ ghi câu và đoạn hướng dẫn luyện đọc. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: HS đọc từng đoạn bài:Người làm đồ chơi và TLCH nội dung đoạn đọc. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu - GV đọc mẫu toàn bài - HS đọc từng câu lần 1. - GV rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó. - HS đọc từng câu lần 2. Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia đoạn bài đọc – HS nối tiếp đọc đoạn. - HS đọc đoạn lần 2 – GV kết hợp giải nghĩa từ mới sgk. - GV gắn bảng phụ và hướng dẫn HS đọc câu và đoạn trước lớp. Bước 3:- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm – Lớp nhận xét, tuyên dương. Bước 4:- Đọc đồng thanh đoạn 2, 3 Họat động 2: Tìm hiểu bài. - HS đọc câu hỏi, cả lớp đọc nội dung đoạn đọc và TLCH. - GV nhận xét, sửa sai. Họat động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3-4 HS đọc. - HS đọc thi đọc diễn cảm 4-5 em. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố dặn dò: -Bài văn ca ngợi anh Hồ Giáo điều gì? -Về nhà luyện đọc thêm. D. Bổ sung: TOÁN Tiết 169 Ôn tập về hình học Sgk: 176/tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Nhận biết các hình đã học. - Vẽ hình theo mẫu. - Nhận dạng hình trong cuộc sống thực tế. B. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ giải các bài tập. C. Các hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: Sửa bài 2,3 SGK 2. Bài mới: Bài 1: Nối mỗi hình theo tên gọi. - GV vẽ hình lên bảng – HS đọc tên hình. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: Vẽ hình theo mẫu: - GV gắn bảng phụ vẽ hình mẫu – HS nêu hình mẫu gồm 2 hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - HS nhìn hình mẫu và tự vẽ hình- HS đổi chéo vở kiểm tra. Bài 4: Số?. - GV vẽ hình lên bảng – HS nêu số hình tam giác, số hình chữ nhật. - Nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách vẽ 1 đường thẳng. - Về nhà làm bài 3-4 SGK. D. Bổ sung: . SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 35 Tuần 35 1. Đánh giá hoạt động tuần 35 a. Nề nếp: - Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đều, đi học đúng giờ. - Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. c. Học tập: Vẫn chưa chú ý bài: Mai Tuấn, Nam, Thương. - Quên mang đồ dùng học tập, sách vở: V.Tuấn, Thắm, Tr. Hiền, Liễu * Vắng học buổi thứ hai: TR. Hiền, Liễu 2. Phương hướng hoạt động tuần 36 * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: a. Nề nếp: - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, không xô đẩy nhau trong giờ thể dục, tập thể dục đều các động tác. - Xếp hàng ra về trật tự. Không đi học trễ. b. Vệ sinh: - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: - Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. * Đi học đầy đủ ở lớp buổi chiều. Thi cuối học kì 2 trong 2 ngày: 19/5 và 20/5. - Thực hiện tốt kì thi cuối HK: Không nhìn bài bạn, không mở sgk. Học bài và làm bài thật nghiêm túc. - Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ. - Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà. * Tiếp tục thu gom bao ni lông và giấy vụn.
Tài liệu đính kèm: