Giáo án khối lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh

Giáo án khối lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh

Tiết CT: 06 Bài: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức đã học giúp học sinh.

- Củng cố việc nhận biết độ dài 1 dm, quan hệ giữa dm và cm.

- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đề xi mét trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mỗi học sinh cần có thước thẳng có vạch chia từng em và từng chục em.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

 

doc 77 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Tuần 2 - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 23/8/2009 Dạy ngày 24/8/2009
Tiết: 01 Môn: Toán
Tiết CT: 06 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học giúp học sinh.
- Củng cố việc nhận biết độ dài 1 dm, quan hệ giữa dm và cm.
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đề xi mét trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi học sinh cần có thước thẳng có vạch chia từng em và từng chục em.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Đề xi mét
- Gọi 1 học sinh đọc các số đo trên bảng: 5 dm, 2dm, 30 cm .
-Gọi HS viết : 40 xăng ti mét; 9dề xi mét, 7 đề xi mét
-Nhận xét, ghi điểm HS.
2.Bài mới
a)Giới thiệu: Luyện tập
b)Luyện tập thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm phần a vào vở bài tập.
- Yêu cầu học sinh lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn điền đúng phải làm gì?
-Khi đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo 1 dm chữ số 0 và khi đổi cm ra dm ta bớt đi ở sau số cm 1 chữ số 0.
-Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Học sinh phải ước lượng
-Cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố- dặn dò
-GV cho Hs chơi trò chơi : Đoán kết quả
-GV chuẩn bị một số bảng con có ghi mặt trước các số đo : 2dm , 3dm, 6dm đoán kết quả là mỗi số bao nhiêu cm .
-Về nhà học bài và xem trước bài:Số bị trừ- số trừ – Hiệu .
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- Học sinh viết: 10 cm = 1 dm
1 dm = 10 cm
-Học sinh thao tác theo yêu cầu.
- Chấm điểm A trên bảng đặt thước sao cho vạch 0 trùng với điểm A. Tìm độ dài 1 dm trên thước sau đó chấm điểm B trùng với điểm trên thước chỉ độ dài 1 dm. Nối AB.
-Cả lớp chỉ vào vạch vừa được đo đọc to: 1 đề xi mét.
- Học sinh vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
-Hs hoạt động nhóm đôi
20cm = 2dm
-Điền số thích hợp vào chỗ trống
-Ta đổi các số đó từ dm thành cm hoặc từ dm thành dm .
-Hs làm bài.
-Học sinh quan sát cầm bút chì và tập ước lượng
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau có thể thảo luận.
Độ dài bút chì là 16 cm;
Độ dài 1 gang tay của mẹ 2 dm.
Độ dài 1 bước chân của Khoa là 30 cm.
Bé Phương cao 12 dm.
- 3 HS lên bảng cầm bảng con đã ghi số .HS cả lớp tham gia chơi.
Tiết: 02-03 Môn: Tập đọc
Tiết CT: 04-05 Bài: PHẦN THƯỞNG	
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài, chú ý các từ mới: trực nhật, lặng yên, trao.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ mới : bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của Na và diễn biến câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện đề cao lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm việc tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn từ ngữ câu, đoạn văn cần đọc.
III. Các hoạt động dạy và học 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ: Tự thuật 
-Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh. 
H?Tranh vẽ những cảnh gì?
GV :Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
b) Luyện đọc
-GV đọc mẫu toàn bài.(Hướng dẫn Hs cách đọc)
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài.
*Hướng dẫn HS đọc từ khó.
GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài.
*Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
GV:Bài này chia làm 3 đoạn, cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn.
Hướng dẫn HS luyện đọc câu khó .
-Gv hướng dẫn cách ngắt khi gặp dấu chấm và câu dài.
GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn.
HS đọc chú giải 
- GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn kết hợp giải nghĩa từng từ .
H? Yên lặng có nghĩa là gì?
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 1 mỗi em một đoạn.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
-GV và HS nhận xét.
-Cho cả lớp đọc ĐT
*Như vậy trong tiết 1 các em đã luyện đọc và để biết Na có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng như thế nào mà cả lớp và cô giáo muốn dành cho bạn phần thưởng chúng ta sẽ tìm hiểu bài .
-2HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ lễ tổng kết năm học.
- HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài.
-HS đọc CN-ĐT: nửa năm, buổi sáng, trực nhật, bẻ nửa, tẩy, lặng yên.
-HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài.
-3 HS đọc nối tiếp,mỗi em một đoạn.
-Một buổi sáng,/vào giờ ra chơi,/các bạn trong lớp túm tum bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật 
- 3HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn .
- 1 HS đọc chú giải.
-3HS đọc nối tiếp lần lượt từng đoạn 1.
-Có nghĩa là không nói gì.
- HS luyện đọc theo nhóm 1 mỗi em một đoạn.
-HS thi dọc
Tiết 2
3. Tìm hiểu nội dung bài:
- Học sinh đọc đoạn 1.
H?Câu chuyện kể về bạn nào? 
H?Bạn Na là người như thế nào? 
H?Hãy kể những việc tốt mà Na đã làm?
H? Các bạn đối với Na như thế nào? 
*GV :Muốn biết chuyện gì xảy ra vào cuối năm học? Mời các em dọc tiếp đoạn 2.
H?Chuyện gì xảy ra vào cuối năm học?
H? Theo em: Điều gì bí mật được các bạn của Na bàn bạc?
*GV :Để biết chính xác điều bất ngờ mà cả lớp và cô giáo dành cho Na, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối.Mời các em đọc đoạn cuối.
H? Em nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao? (GV cho Hs thảo luận nhóm 4)
H? Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui như thế nào? 
H?Qua câu chuyện này cho em biết điều gì?
-GV gọi Hs nhắc lại
4. Luyện đọc lại:
- Cho học sinh thi đọc theo đoạn; cả bài.
- Cả lớp và cô giáo bình chọn người đọc hay nhất.
-GV nhận xét, ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò: Qua câu chuyện này, em học được điều gì ở bạn Na? 
- Theo em, việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho bạn Na có ý nghĩa gì? 
- Em đã làm việc gì tốt rồi hãy kể cho cả lớp nghe.
Dặn dò: Về nhà học bài .Chuẩn bị bài: Làm việc thật là vui.
- 1 Học sinh đọc đoạn 1.
-Bạn Na.
- Bạn Na là cô bé tốt bụng.
-Na gọt bút chì giúp bạn Lan / Cho Mai nửa cục tẩy / Làm trực nhật giúp bạn.
-Các bạn rất quý mến Na.
- 1HS đọc đoạn 2.
-Các bạn sôi nổi bàn tán về điểm thi và phần thưởng ,còn Na chỉ yên lặng.
- Điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na vì em là một cô bé tốt bụng đối với tất cả mọi người
- 1HS đọc đoạn 3.
-Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến.Có thể :
+Na xứng đáng được thưởng vì em là một cô bé tốt bụng rất đáng quý.
+ Na không xứng đáng được thưởng vì Na chưa học giỏi.
-Na vui mừng đến mức tưởng là mình đã nghe nhầm, đỏ bừng mặt. Cô giáo và các bạn vui mừng đến độ vỗ tay vang dậy. Mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
- Câu chuyện đề cao lòng tốt rất đáng quý và đáng trân trọng. Các em nên làm việc tốt.
-Hs nhắc lại nội dung bài.
-HS thi đọc.
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
-Biểu dương người tốt việc tốt.
 ********–&—********
Tiết: 04 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Soạn ngày 24/8/2009 Dạy ngày 25/8/2009
Tiết: 01 Môn: Kể chuyện
Tiết CT: 02 Bài: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý trong tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện phần thưởng.
2. Rèn kỹ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh họa câu chuyện.
- Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện, mỗi em kể một đoạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong hai tiết tập đọc trước chúng ta học bài gì?. Câu chuyện kể về ai?
 H? Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
*GV:Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
b). Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý:
- Gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện, mỗi em kể một đoạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- Kể theo nhóm.
Đoạn 1:
H? Na là cô bé như thế nào?
H?Các bạn trong lớp đối xử thế nào với Na?
H?Na làm những việc gì tốt?
Đoạn 2:
H? Cuối năm cả lớp bàn tán điều gì?
H? Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn ?
Đoạn 3:
H?Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào?
H?Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Khi Na nhận được phần thưởng. Na, các bạn và mẹ vui mừng như thế nào?
* Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Yêu cầu học sinh kể nối tiếp.
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện. Học sinh nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Câu chuyện cho em biết điều gì?
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe và chuẩn bị bài: Bạn của Nai ... û để kiểm tra bài của nhau
- 3đội tham gia chơi .
-Ví dụ :ghế, ghi, ghề, ghe, gờ ,ga, gô,...
-Học sinh viết vào vở: An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan 
-Viết gh đi sau nó là âm e, ê, i.
-Viết g khi sau nó không phải là e, ê, i.
TIẾT ĐẠO ĐỨC :
TCT 02:	HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TT)
I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập đúng giờ.
II. Tài liệu và phương tiện:
-Phiếu 3 màu dùng cho học sinh 1.
- Giáo viên phát thẻ chọn màu đỏ là tán thành, xanh là không tán thành, vàng là không biết.
III.Hoạt động dạy và học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
1.Kiểm tra bài cũ
H?Buổi sáng em thường làm những việc gì?
H? Buổi trưa em thường làm những việc gì?
-GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới
a)Giới thiệu bài.: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Hoạt động 1:Thảo luận lớp 
- Giáo viên đọc ý kiến.
a) Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ.
b) Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.
c) Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe.
- Giáo viên giải thích lý do và kết luận.
a) Trẻ em không cần học tập sinh hoạt đúng giờ là ý kiến sai. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến kết quả học tập của mình và của bạn, làm bố mẹ thầy cô lo lắng.
b) Học tập đúng giờ, đi học đúng giờ, làm bài đúng giờ giúp em học mau tiến bộ.
c) Cùng lúc có thể vừa học vừa chơi là ý kiến sai, vì không tập trung chú ý thì kết quả sẽ thấp mất nhiều thời gian vừa học vừa chơi là thói quen xấu.
d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe là ý kiến đúng.
Gv kết luận : Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
* Hoạt động 2: Những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ theo mẫu.
Ví dụ: Lập thời gian biểu.
-Gọi một số Hs trình bày.
GV kết luận : Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp cho chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đúng, ai sai”?
- Giáo viên cử 2 đội chơi. (Mỗi đội 3 học sinh).
+ Ở mỗi lượt chơi, sau khi nghe giáo viên đọc tình huống, đội nào giơ tay trước sẽ được trả lời. Nếu đúng sẽ được 5 điểm. Nếu sai phải nhường cho đội bạn trả lời. Đội thắng cuộc là đội ghi được điểm cao nhất.
- Giáo viên cho học sinh chơi thử. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên cùng Ban giám khảo chấm điểm cho 2 đội. Học sinh dưới lớp nhận xét câu trả lời của các đội.
- Giáo viên nhận xét cách chơi, tinh thần chơi của các đội.
Câu 1: Bố bảo Hùng làm bài tập . Hùng bảo bố : “ Bố cho con xem hết chương trình hoạt hình này đã. Còn chút nữa con thức khuya một tí để làm cũng được”.
Theo em bạn Hùng nói thế đúng hay sai, vì sao?
Câu 2: Dì của An lâu lắm ở quê mới lên chơi. Đã đến giờ học bài nhưng An vẫn chưa ngồi vào bàn học vì còn mải chơi với dì . Nếu em là An , em có làm như bạn không? Vì sao?
Câu 3: Bạn Uyên nói: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là phải tuân theo từng giây, từng phút,từng giờ không làm khác được. Bạn Uyên nói thế đúng không? Vì sao?
3 Củng cố, dặn dò:
-GV: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả, đảm bảo sức khỏe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học bài và thực hiện đúng thời gian biểu, xem trước bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2HS lên bảng trả lời.
-Sau mỗi ý kiến học sinh chọn và giơ 1 trong ba màu để biểu thị thái độ của mình.
-HS thảo luận 
- Lập thời khóa biểu.
- Thực hiện đúng thời gian biểu.
- Ăn, nghỉ, học kết hợp đúng giờ.
-HS tham gia chơi .
----------˜ ² ™-------------
THỦ CÔNG :TIẾT 2
	GẤP TÊN LỬA ( T 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp tên lửa.
- Gấp được tên lửa cân đối, đẹp.
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Gấp tên lửa 
-Gọi HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
-GV nhận xét.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Gấp tên lửa ( t2)
b) Hướng dẫn quan sát .
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhắc lại 
. Bước 1: Tạo mũi và thân tên lửa.
. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng 
 -Giáo viên gọi 1 - 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tên lửa ,cho cả lớp nhận xét.
- HS thực hành 
-GV theo dõi, uốn nắn.
*GV cho HS phóng tên lửa .
3. Củng cố: Để hoàn chỉnh tên lửa cần phải thể hiện mấy bước ? 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
4. -Dặn dò: 
-Về nhà tập gấp lại tên lửa cho đẹp 
-Chuẩn bị tiết sau gấp máy bay phản lực 
-Nhận xét tiết học. 
-2 HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
-HS quan sát .
- HS thực hiện .
- HS thực hành
-HS tham gia chơi.
- 1-2 Hs nhắc lại .
+Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa
+Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
	 -------------------•---------------
TIẾT TOÁN :
TCT 10 :	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phân tích số có hai chữ số thành tổng của chục và đơn vị.
- Phép cộng, phép trừ (Tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng,phép trừ )
- Giải toán có lời văn.
- Quan hệ giữa đề xi mét và xăng ti mét.
II. Dồ dùng dạy học: Nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy và học 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung 
-Gọi 2 học sinh lên bảng mỗi em thực hiện các phép tính 
88 - 42	39 + 4
67 - 55 	46 + 13
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
2. Dạy bài mới: Luyện tập chung
a). Giới thiệu bài mới: Củng cố lại kiến thức đã học qua bài luyện tập chung.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc chữ ghi trong cột đầu tiên trên bảng.
H ?Muốn tính tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài .
-Chữa bài tập giáo viên cho học sinh nêu ví dụ cột 1 phần a. Có thể nêu 90 là tổng của 30 và 60. Ở cột 1 phần b 30 là hiệu của 90 và 60.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Học sinh tự làm .
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
-GV nhận xét, ghi điểm HS.
Bài 4 : Gọi HS đọc đề
H ?Bài toán cho biết gì ?
H ?Bài toán hỏi gì ?
H ?Muốn biết chị hái bao nhiêu quả ta làm thế nào ?
-Chữa bài ghi điểm HS.
Bài 5:
Yêu cầu học sinh tự làm bài	
- Học sinh đọc to kết quả	
3/Cũng cố dặn dò
.GV nhân xét tiết học 
- 2 học sinh lên bảng,cả lớp làm bảng con.
.
- Số hạng - Số hạng - Tổng.
-Lấy số hạng cộng với nhau.
-2HS lên bảng.
- Học sinh làm bảng con. 1 học sinh lên bảng.
Chị hái: 85 quả cam
Mẹ hái: 44 quả
Chị hái:  quả cam?
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
 Bài giải
Số quả cam chị hái được là :
 85- 44 = 41 ( quả )
 Đáp số : 41 quả 
- 2HS lên bảng.
1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm 
------------˜ ² ™------------
Sinh hoạt tập thể :Tiết 2
	 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 
I. Mục tiêu 
1.Hs nắm được chủ điểm :Truyền thống nhà trường
2.Nắm được nội dung bài ATGT Bài 2.
3. Sinh hoạt lớp 
-Biết thực hiện tốt nội quy nhà trường , thực hiện an toàn giao thông và an ninh họa đường .Thực hiện tốt nề nếp .
-Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần .
II. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
 -GV hướng dẫn HS nắm được chủ điểm :Truyền thống nhà trường
-GV nêu một số nét về truyền thống của nhà trường.
-Trường ta đã đạt rất nhiều bằng khen do các cấp khen, đạt công sở văn hóa, Liên đội đạt liên đội vững mạnh xuất sắc.Liên đã dạt được rất nhiều giải khi tham gia các phong trào do các cấp phát động như ủng hộ người nghèo, thi nghi thức đội,...
2.Nắm được nội dung bài ATGT Bài 2.( có giáo án riêng)
3. Sinh hoạt lớp 
GV nhận xét đánh giá.
+ Đạo đức : Đa số chăm ngoan , lễ phép, thực hiện đúng nội quy nhà trường.
+Học tập : Học bài làm bài đầy đủ , tích cực học tập .
-Chuẩn bị đồ dùng học tập , sách vở đồ dùng đầy đủ.
+Chuyên cần : Đi học đều , có chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đến lớp có học bài và làm bài .
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông và cùng tham gia tốt an toàn giao thông.
+Tập thể dục đều, nhanh.Ca múa hát duy trì.
*Tồn tại : Trong tuần qua có bạn Hòa đi học trễ,bạn thảo nghỉ học 2 ngày ( có phép) ca múa hát tập thể chưa đều .
*Tuyên dương : Bạn Uyên, Trang, Phương Thảo.
4.Củng cố – dặn dò 
-Cả lớp hát bài : Bốn phương trời .
-Về nhà học bài và xem trước bài tuần sau.
	----------------------ê”ê--------------------------
Sinh hoạt 
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu
 -Tiếp tục ổn định , xây dựng nề nếp lớp.
 - Học nội quy và thực hiện nội quy nhà trường.
 -Tham gia thực hiện an toàn gioa thông.
II. Hoạt động 
1. Cả lớp hát 1 bài.
2. Cán bộ lớp báo cáo tình hình lớp.
3. GV nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
4. Vui hát , tuyên dương HS có thái độ học tập tốt.
----------˜ ² ™-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 2(6).doc