Giáo án khối lớp 2 môn Tập làm văn năm học 2009

Giáo án khối lớp 2 môn Tập làm văn năm học 2009

I. Mục tiêu.

- Nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân .

- Nghe nói lại những đều nghe thấy về bạn trong lớp.

- Bước đầu biết kể 1 mẫu chuyện ngắn theo tranh.

II. Đồ dùng dạy học .

Giáo viên : tranh minh họa, phiếu bài tập.

Học sinh : xem trước bài, VBT.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 60 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 môn Tập làm văn năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ sáu ngày 28 tháng 08 năm 2009
Môn: Tập làm văn
I. MỤC TIÊU.
- Nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân .
- Nghe nói lại những đều nghe thấy về bạn trong lớp.
- Bước đầu biết kể 1 mẫu chuyện ngắn theo tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
Giáo viên : tranh minh họa, phiếu bài tập.
Học sinh : xem trước bài, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng SGK, viết
- Nhận xét
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Tiếp theo bài tập đọc hôm trước. Bài “Tự thuật” trong tiết làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình và về bạn mình.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 1, 2
 - GV cho HS chơi trò chơi: “Phóng viên”
 - Dựa vào câu hỏi để hỏi bạn.
 - Dựa vào câu hỏi bài 1 để nói lại những điều em biết về bạn.
- Em biết nói về bản thân về bạn chính xác, diễn đạt tự nhiên
* Bài 3
- Nêu yêu cầu bài
- GV cho HS kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng 1 hoặc 2 câu. Sau đó cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
 * Bài 4
- GV cho HS viết lại câu chuyện kể về tranh 3, 4 hoặc cả 4 tranh.
3. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu kể 1 sự việc. Cũng có thể dùng 1 số câu để tạo thành bài, kể 1 câu chuyện.
- Chuẩn bị Phần thưởng
- Nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại tựa bài
- HS tham gia trò chơi
- Từng cặp HS: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời dựa vào dạng tự thuật. Theo kiểu phỏng vấn.
- HS nêu
- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng nở hoa Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định ngắt 1 bông hồng, Tuấn vội ngăn bạn. Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa. Hoa này là của chung để mọi người cùng ngắm.
- HS viết vở
Tuần 2 Thứ sáu ngày 04 tháng 09 năm 2009
Môn: Tập làm văn
I. MỤC TIÊU.
Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp.
Viết được 1 bản tự thuật ngắn.
II. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Tranh minh họa.
HS: VBT tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 2 em lên bảng, yêu cầu trả lời
Tên em là gì? Quê ở đâu? Em học trường nào, lớp nào? em thích môn học nào nhất? Em thích làm việc gì ?
Gọi 2 em khác lên nói lại các thông tin mà 2 bạn vừa giới thiệu (mỗi em nói về một bạn).
Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới.
1.Giới thiệu bài 
- Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới thiệu về mình để làm quen với ai đó?
- Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1: (miệng)
Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
Gọi học sinh thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Sau mỗi lần học sinh nói. Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Chào thầy cô khi đến trường.
Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
* Bài 2: (làm miệng)
Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Giáo viên treo tranh và hỏi.
+ Tranh vẽ những ai?
+ Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào?
+ Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và giới thiệu như thế nào?
+ Ba bạn chào nhau tự giới thiệu cvới nhau như thế nào? có thân mật không? Có lịch sự không?
+ Ngoài chào hỏi ba bạn còn làm gì?
Yêu cầu học sinh (1 nhóm 3 em) đóng lại lời chào và giới thiệu.
* Bài 3
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập và tự làm vào VBT
Gọi học sinh đọc bài làm, lắng nghe và nhận xét.
4 .Củng cố – dặn dò.
- Hỏi lại tên bài
- Tập nói lời chào lịch su75khi gặp gỡ nọi người.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời theo y/c
- HS nói theo y/ c
học sinh lặp lại tựa bài.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh nối tiếp chào hỏi:
Con chào mẹ, con đi học về ạ! / xin phép mẹ con đi học ạ! / thưa mẹ con đi học ạ!
Em chào thầy (cô) ạ!
Chào cậu! / chào bạn!
Nhắc lại lời chào của các bạn trong tranh.
Vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
Chào hai cậu tờ là Mít, tớ ở TP tí hon.
Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép, chúng tớ là học sinh lớp 2.
Ba bạn chào nhau rất thân mật và lịch sự.
Bắt tay nhau rất thân mật.
Thực hành
Học sinh làm bài.
Nhiều học sinh đọc bản tự thuật của mình.
Tuần 3 Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2009
Môn: Tập làm văn
I. MỤC TIÊU 
- Biết sắp xếp lại các bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn. Dựa vào tranh kể được nội dung chuyện.
- Biết sắp xếp câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bản danh sách một nhóm 3 đến 5 bạn
- Xếp đúng danh sách theo đúng bảng chữ cái.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Tranh minh họa ( SGK / tr 30). Kẻ bảng bài 3.
Học sinh : Sách tiếng việt, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc lại bảng tự thuật về mình 
- Nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Các em đã được học bài tập đọc: “Gọi bạn”. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về cách tóm tắt nội dung câu chuyện qua tranh vẽ, đồng thời sắp xếp các câu trong bài sao cho hợp lí và thực hành lập danh sách HS theo nhóm.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
HS nêu yêu cầu
 - GV cho HS xếp lại thứ tự tranh
 GV nhận xét, gọi 2 HS kể lại câu chuyện.
* Bài 2
Nêu yêu cầu bài?
Đọc và suy nghĩ để sắp xếp các câu cho đúng thứ tự nội dung các sự việc xảy ra.
 GV kiểm tra kết quả
* Bài 3
HS nêu yêu cầu
GV hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và ghi thứ tự các cột, xem bảng danh sách lớp 2A để ghi cho đúng
3. Củng cố – Dặn dò
Nêu lại những nội dung đã luyện tập (HS: Xếp tranh cho đúng nội dung truyện, rồi tóm tắt lại nội dung chuyện. Sắp xếp các câu cho đúng thứ tự. Lập danh sách nhóm bạn)
 Khi trình bày chú ý viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.
 - Nhận xét tiết học
- 2 em đọc bản tự thuật.
- HS nhắc lại Sắp xếp câu trong bài – Lập danh sách học sinh.
- 1 em đọc xác định yêu cầu.
- Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh bài Gọi bạn.
- Dựa vào tranh kể lại chuyện.
- Quan sát tranh vẽ. Sắp xếp lại cho đúng thứ tự : 1-4-3-2.Viết kết quả vào vở BT.
- 1 em giỏi làm mẫu.
- Kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể . Mỗi em kể 4 tranh.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Làm nháp.
- Thi dán tranh (4-5 em ) : b – d – a – c.
-1 em đọc yêu cầu.
- Chia nhóm, Đại diện nhóm trình bày.
- Sau đó làm vở BT.
- Chia 2 đội tham gia.
-Hoàn chỉnh bài viết.
Tuần 4 Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2009
Môn: Tập làm văn
I. MỤC TIÊU 
- Biết nói lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3 đến 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cám ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II.CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Tranh minh họa ( SGK / tr 38). Kẻ bảng bài 3.
Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Tiết trước em học bài gì ?
- Gọi HS kể lại câu chuyện theo tranh
-Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Khi được ai đó giúp đỡ em phải nói gì với họ ?
- Em phiền hay mắc lỗi với ai đó thì sao ?
- Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ học cách nói lời cám ơn, xin lỗi. Sau đó dựa vào tranh, kể lại câu chuyện có nói lời cám ơn, xin lỗi.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1 :
 - Gọi 1 HS đọc đề
+ Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa ?
- Nhận xét, khen ngợi.
Truyền đạt : Khi nói lời cám ơn, chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự chân thành, nói lời cám ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cám ơn khác nhau.
- Cô giáo cho em mượn quyển sách :
-Em bé nhặt hộ em chiếc bút:
* Bài 2 : Tiến hành tương tự Bài 1.
- Nói lời xin lỗi của em trong các trường hợp :
+ Em lỡ bước giẫm vào chân bạn 
+ Em đùa nghịch va phải một cụ già:
- Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn.
* Bài 3 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Khi được nhận quà bạn phải nói gì ?
- Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này trong đó có sử dụng lời cám ơn.
- Giáo viên nhắc nhở : Khi nói lời xin lỗi em phải cần có thái độ thành khẩn.
* Bài 4 
- Em hãy tự viết vào vở bài nói của mình về 1 trong 2 bức tranh.
- GV gọi vài HS đọc lại bài viết
- Nhận xét tuyên dương
3.Củng cố dặn dò 
- Về nhà tập nói lại lời xin lỗi với mọi người nếu có lỗi.
- Liên hệ giáo dục 
- Nhận xét tiết học
-Kể chuyện theo tranh. Lập danh sách học sinh.
-1 em kể lại chuyện Gọi bạn theo tranh.
-1 em đọc danh sách tổ mình.
- Em phải nói lời cám ơn.
- Em phải xin lỗi.
- 1 em nhắc tựa.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Cám ơn bạn đã cho tớ đi nhờ.
- Cám ơn bạn đã giúp tớ không bị ướt.
- Em cám ơn cô ạ !
- Em xin cám ơn cô!
- Cám ơn em nhiều!
- Chị cám ơn em!
- Em ngoan quá, chị cám ơn em !
- Xin lỗi nhé, tớ không cố ý!
- Cậu có sao không, cho tớ xin lỗi !
- Cháu xin lỗi cụ ạ! Cụ có sao không?
- Xin lỗi ông ( bà) , ông (bà) có sao không ?
-Tranh vẽ một bạn nhỏ đang nhận quà của mẹ.
- Bạn phải cám ơn mẹ.
- HS nói với bạn bên cạnh. Vài em trình bày trước l ... âu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
Tuần 32 Thứ sáu ngày 24 tháng 04 năm 2009
Môn Tập làm văn
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Biết kể lại chính xác nội dung một trang trong sổ liên lạc của mình.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sổ liên lạc từng HS.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ
 Nghe – Trả lời câu hỏi:
Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới 
1. GTB
Tuần trước các con đã biết đáp lại lời khen ngợi. Giờ học hôm nay các con sẽ học cách đáp lời từ chối sao cho lịch sự. Sau đó, các em sẽ kể lại một trang trong sổ liên lạc của mình.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
Bạn kia trả lời thế nào?
Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
Khi bạn áo tím hỏi mượn bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự Thế thì tớ mượn sau vậy.
Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên trước lớp.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
Đọc yêu cầu của bài.
Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
Bạn trả lời: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
3 cặp HS thực hành.
1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
Tình huống a: 
Thật tiếc quá! Thế à? Đọc xong bạn kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé./
Tình huống b: 
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà./ Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm việc.
5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
Tuần 33 Thứ sáu ngày 01 tháng 05 năm 2009
Môn Tập làm văn
ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. MỤC TIÊU
Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp.
Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ
 Đáp lời từ chối
Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em.
Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
B. Bài mới
1. GTB
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng gặp chuyện vui. Nếu người khác gặp chuyện buồn, điều không hay, chúng ta phải biết nói lời an ủi và khi chúng ta buồn có người an ủi, động viên ta phải biết đáp lại. Đó là một việc rất tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách đáp lại lời an ủi, động viên của người khác.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
Khen những HS nói tốt.
Bài 2
Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
Nhận xét các em nói tốt.
Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu.
Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút  Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
Gọi HS trình bày .
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân.
3 HS thực hành trước lớp. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Đọc yêu cầu của bài.
Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
Bạn nói: Cảm ơn bạn.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./
Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./
Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
5 HS kể lại việc tốt của mình.
Tuần 34 Thứ sáu ngày tháng 05 năm 2009
Môn Tập làm văn
KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN 
I. MỤC TIÊU
Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân.
Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33. Tranh một số nghề nghiệp khác. Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ
 Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến.
Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt của con hoặc của bạn con.
Nhận xét, cho điểm. 
B. Bài mới 
1. GTB
Ơû lớp mình, bố mẹ của các con có những công việc khác nhau. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn.
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút.
GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp, công việc.
Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp công việc và ích lợi của công việc đó.
Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi: Con biết gì về bố (mẹ, anh, chú,) của bạn?
Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
Cho điểm những HS nói tốt.
Bài 2
GV nêu yêu cầu và để HS tự viết.
Gọi HS đọc bài của mình.
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Cho điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
5 HS đọc bài làm của mình.
2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
Suy nghĩ.
Nhiều HS được kể.
HS trình bày lại theo ý bạn nói.
Tìm ra các bạn nói hay nhất.
Ví dụ: 
+ Bố con là bộ đội. Hằng ngày, bố con đến trường dạy các chú bộ đội bắn súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất yêu công việc của mình vì bố con đã dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh, giỏi để bảo vệ Tổ quốc.
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm điểm. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quí vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.
HS viết vào vở.
Một số HS đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctaplamvan.doc