I. Mục tiêu
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.
- Biết dùng từ đặt câu đơn giản .
II. Đồ dùng dạy học
GV: tranh minh hoạt các sự vật.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Tuần 1 Thứ năm ngày 27 tháng 08 năm 2009 Môn: Luyện từ và câu I. MỤC TIÊU - Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu. - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. - Biết dùng từ đặt câu đơn giản . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: tranh minh hoạt các sự vật. HS: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A.Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS như: vở, thước, sách - Nhận xét chung. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài - GV dùng lời giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa lên bảng lớp: “Từ và câu” Hướng dẫn làm bài tập. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: (miệng.) Gọi 1 học sinh đọc bài tập 1 - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. - Giáo viên đọc tên bài gọi từng người, vật, việc VD: 1 trường - Giáo viên gọi vài học sinh làm bài tập. * Bài 2 : ( miệng ) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên chia 3 nhóm ( 5’) - Giáo viên phát phiếu cho nhóm - Giáo viên mời đại diện nhóm lên dán phiếu trên bảng. - Giáo viên nhận xét – kết luận . + Từ chỉ đồ dùng học sinh : bút chì, bút mực, thuớc, bảng + Từ chỉ hoạt động của học sinh : đọc viết, đi, đứng... + Từ chỉ tính nết: ngoan, chăm chỉ, cần cù *Bài tập 3 : (Viết) - Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu bài tập. - GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài quan sát 2 tranh thể hiện nội dung mỗi tranh bằng 1 câu. - Giáo viên nhận xét sau mỗi câu học sinh đặt. + Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên. + Thấy nhóm hồng rất đẹp. Huệ dừng lại ngắm. 3.Củng cố – dặn dò. Giáo viên gọi tên của vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt câu để trình bày 1 sự việc . Xem trước bài mới. Nhận xét tiết học . - HS nhắc lại tựa bài - HS đọc yêu cầu Học sinh mở SGK trang 8. - Chọn tên cho mọi người, mọi vật được vẽ dưới đây ( Học sinh , xe đạp, trường, chạy , hoa hồng, cô giáo) - M: 1 trường; 5 hoa hồng. - Học sinh chỉ vào tranh vẽ vật, việc đọc số thứ tự của tranh. - Học sinh làm bài tập. 1 trường, 2 học sinh , 3 chạy, 4 cô giáo, 5 hoa hồng , 6 nhà, 7 xe đạp, 8 múa. - Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập – chỉ hoạt động của học sinh . M: bút M : đọc M: chăm chỉ. - Nhận phiếu – Thảo luận viết nhanh những từ tìm được . - 3 học sinh lên bảng dán và đọc kết quả - 1 em đọc yêu cầu bài tập. Hãy viết 1 câu nói về ngưòi hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau. M: huệ cùng các bạn vào vườn hoa . Học sinh đặt câu. - Học sinh làm vào vở bài tập. Tuần 2 Thứ năm ngày 03 tháng 09 năm 2009 Môn: LTừ&Câu I. MỤC TIÊU. - Mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ liên quan đến học tập. - Rèn kĩ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo thành câu mới, làm quen với câu hỏi. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV: 1 tờ giấy lớn, bút lông để làm bài tập 3. HS: VBT. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 em lên làm bài tập 3 (Tr.9 SGK) - Nhận xét. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng” Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi” 2.Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu học sinh đọc mẫu. Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm từ. Gọi học sinh đọc kết quả. Giáo viên ghi các từ đó lên bảng. Yếu cầu cả lớp đọc các từ tìm được. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải. Các từ có tiếng học: học hành , học tập , học lóm , học mót , học phí , học sinh , học bạ , học đường Các từ có tiếng tập là: tập đọc , tập viết , tập làm văn , tập thể dục , bài tập , học tập * Bài 2: (miệng) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1. Gọi học sinh đọc câu của mình. Sau mỗi lần đọc, giáo viên cùng cả lớp nhận xét. * Bài 3 - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. Gọi 1 em đọc mẫu. Hỏi : Để chuyển câu con yêu mẹ thành một câu mới, bài mẫu đã làm thế nào? Tương tự như vậy hãy chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành một câu mới. Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tiếp câu: Thu là bạn thân nhất của em. Yêu cầu học sinh viết các câu tìm được vào vở bài tập. * Bài 4 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu học sinh đọc các câu trong bài. Khi viết câu hỏi cuối câu hỏi ta phải làm gì? Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của bài 3. Củng cố – dặn dò. Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã cho, em có thể làm như thế nào? Khi viết câu hỏi, cuối câu có dấu gì? Về xem lại bài và xem trước bài mới trang 26. Nhận xét tiết học. Học sinh lặp lại tựa bài. Tìm các từ có tiếng học, tiếng tập. - Đọc học hành, học tập. Học sinh nối tiếp nhau phát biểu mỗi em một từ, em nêu sau không lặp lại từ các bạn khác đã nêu. Đọc đồng thanh và làm VBT. Đặt câu với 1 trong những từ tìm được ở bài tập 1. Học sinh thực hành đặt câu. Đọc câu tự đặt. Chúng em chăm chỉ học tập./ Lan đang tập đọc 1 em đọc yêu cầu bài tập. Đọc: em yêu mẹ – mẹ yêu em. Sắp xếp các từ trong câu / Đổi chỗ từ con và từ mẹ cho nhau. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi –Thiếu nhi rất yêu bác Hồ. Bạn thân nhất của em là Thu / Em là bạn thân nhất của Thu. - Học sinh đọc bài. Phải đặt dấu chấm hỏi. Viết bài. Học sinh trả lời. Thay đổi trật tự các từ trong câu. Dấu chấm hỏi. Tuần 3 Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2009 Môn: LTừ&Câu I. MỤC TIÊU - Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật. - Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói. - Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì) là gì ? - Nhận biết nhanh các từ, đặt câu đúng ngữ pháp. II. CHUẨN BỊ GV : Tranh minh họa. HV : Sách, vở BT, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài 4. - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Giáo viên dùng lời giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng” Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi” 2.Hướng dẫn làm bài tập. * Bài1. - Gọi 1 HS đọc y/c - GV treo tranh vẽ như SGK và hỏi: + Trang vẽ ai? - Gọi 4 HS lên bảng ghi tên gọi dưới mỗi bức tranh - Nhận xét. * Bài 2 - Gọi 1 HS đọc y/c Giảng giải : Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vật. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Nhận xét nhóm làm đúng. cho điểm. * Bài 3 - GV viết cấu trúc câu lên bảng. VD: Cá heo, bạn của người đi biển. - Yêu cầu HS đặt câu. - Từng cặp luyện nói: 1 HS nói phần Ai ? và 1HS nói phần là gì ? - Nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS tập đặt câu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì?) là gì? - Xem trước bài mới - Nhận xét tiết học. - 2 em làm bài -1 em nhắc tựa bài. - Bộ đội, công nhân,ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía. - HS ghi và đọc lại - 1 em đọc yêu cầu. - Quan sát . - HS làm miệng gọi tên từng bức tranh: bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía. -Cả lớp ghi vào vở. -1 em đọc lại các từ trên. Quan sát : Đọc cấu trúc câu và ví dụ trong SGK. -HS đọc. -Từng học sinh đọc câu của mình. -Mỗi em đặt 2 câu. -HS luyện đặt câu. -3 em thực hiện. -Học bài, làm bài. Tuần 4 Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2009 Môn: L từ ø&câu I.MỤC TIÊU - Mở rộng vốn từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. - Biết đặt câu hỏi và trả lời về thời gian( ngày, tháng, năm, tuần và ngày trong tuần) - Biết dùng dấu (.) để ngắt câu trọn ý và viết lại đúng chính tả. II.CHUẨN BỊ Giáo viên : Tranh minh họa. viết sẵn bài tập 1 và 3. Học sinh : Sách, vở BT, nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em lên bảng. đặt 2 câu theo mẫu : Ai ( cái gì, con gì) là gì ? - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài - Trong giờ luyện từ và câu hôm nay chúng ta tiếp tục học về các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. Tập hỏi về thời gian và thực hành ngắt đoạn văn thành câu. 2. Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1 Trò chơi : Thi tìm từ nhanh. - Giáo viên nêu yêu cầu : Tìm các từ chỉ người, chỉ vật, cây cối, con vật. - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như bài 1 - Giáo viên và HS kiểm tra số từ tìm được. - Công bố nhóm có nhiều từ là nhóm thắng cuộc. * Bài 2 - Gọi 2 cặp thực hành theo mẫu. - Sinh nhật của bạn vào ngày nào ? + Chúng ta khai giảng năm học mới vào ngày mấy tháng mấy ? + Một tuần chúng ta được nghỉ mấy ngày ? Đó là những ngày nào ? + Một tuần có mấy ngày ? + Các ngày trong tuần là những ngày nào ? * Bài 3 -Giáo viên gọi 1 em đọc liền mạch đoạn văn. + Các em có thấy mệt không khi đọc mà không được ngắt hơi? + Em có hiểu đoạn văn này không ? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có hiểu không ? Truyền đạt : Để giúp người đọc dễ đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn, chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu. -Khi ngắt đoạn văn thành câu, cuối câu phải đặt dấu gì? Chữ cái đầu câu viết như thế nào ? Nêu ... ùi của mỗi từ. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Các câu b, c yêu cầu làm tương tư. Cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc. Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò Trò chơi: Ô chữ. GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày. Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài. Nhận xét trò chơi. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học lại bài. Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp. 2 HS lên bảng. Nói đồng thanh. Mở SGK trang 120. Đọc, theo dõi. Đọc, theo dõi. 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đẹp – xấu; ngắn – dài Nóng – lạnh; thấp – cao. Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm HS chữa bài vào vở. Đọc đề bài trong SGK. 2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Tuần 33 Thứ năm ngày 30 tháng 04 năm 2009 Môn Luyện từ và câu TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam. Đặt câu với những từ tìm được. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ. HS: Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Kiểm tra bài cũ Từ trái nghĩa Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới 1. GTB Trong giờ học hôm nay các con sẽ được biết thêm rất nhiều nghề và những phẩm chất của nhân dân lao động. Sau đó, chúng ta sẽ cùng luyện cách đặt câu với các từ tìm được. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ. Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì? Vì sao con biết? Gọi HS nhận xét. Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc. Bài 3 Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự tìm từ. Gọi HS đọc các từ tìmđược, GV ghi bảng. Từ cao lớn nói lên điều gì? Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất. Bài 4 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên bảng viết câu của mình. Nhận xét cho điểm HS đặt câu trên bảng. Gọi HS đặt câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Gọi HS nhận xét. Cho điểm HS đặt câu hay. 3. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập đặt câu. Chuẩn bị bài sau: Từ trái nghĩa. 5 HS lần lượt đặt câu. Tìm những từ chỉ nghề ngiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây. Quan sát và suy nghĩ. Làm công nhân. Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường. Đáp án: 2) công an; 3) nông dân; 4) bác sĩ; 5) lái xe; 6) người bán hàng. Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. HS làm bài theo yêu cầu. VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây, 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng. Cao lớn nói về tầm vóc. Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3. HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS. HS dưới lớp đặt câu vào nháp. Đặt câu theo yêu cầu, sau đó một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng. Bạn Hùng là một người rất thông minh. Các chú bộ đội rất gan dạ. Lan là một học sinh rất cần cù. Đoàn kết là sức mạnh. Bác ấy đã hi sinh anh dũng. Tuần 33 Thứ năm ngày tháng năm 2009 Môn Luyện từ và câu TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP . I. MỤC TIÊU Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp. Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ GV: Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp. Bút dạ. HS: SGK, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Kiểm tra bài cũ. Gọi 5 đến 7 HS đọc các câu đã đặt được ở bài tập 4 giờ học trước. Nhận xét cách đặt câu của từng HS. B Bài mới 1. GTB Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và sẽ biết được thêm công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Cho điểm HS. Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè. Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn? Khen những HS tìm được nhiều từ hay và đúng. Bài 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp. Nhận xét cho điểm HS. Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng. Gọi HS nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác. Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII. Một số HS đọc câu, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đọc đề bài. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Lời giải: Những con bê đực như những bé trai khoẻ mạnh, nghịch ngợm ăn vội vàng bạo dạn/ táo bạo ngấu nghiến/ hùng hục. Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó. Ví dụ: HS 1: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là gì? HS 2: Từ trái nghĩa với từ trẻ con là từ người lớn. Đáp án: đầu tiên/ bắt đầu/ biến mất/ mất tăm/ cuống quýt/ hốt hoảng/ Đọc đề bài trong SGK. Quan sát, đọc thầm đề bài. HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp. Luyện từ câu Tiết 35 ÔN TẬP CUỐI KỲ II ( TIẾT 7) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng - Ôn luyện cách đáp lời an ủi. - Luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh hoạ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định: BCSS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn HS ôn tập: 1/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( như tiêt 1) 2/ Ôn cách đáp lời an ủi của người khác. - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Hãy đọc các tình huống đưa ra. - Yêu cầu HS nêu tình huống a. - Nếu em ở trong tình huống trên em sẽ nói gì với bạn? - GV nhận xét. Sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần còn lại. - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét cho điểm. 3/ Ôn cách kể chuyện theo tranh Bài 3: - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Yêu cầu HS quan sát từng tranh - Chuyện gì đã xảy ra sau đó? - Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở tranh 2. - Bức tranh 3 cho em biết điều gì? - Tranh 4 vẽ gì? - Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cũng tập kể lại truyện trong nhóm. Sau đó gọi HS trình bày trước lớp. - Nhận xét cho điểm HS. - Dựa vào nộ dung câu chuyện hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện. 4/ Củng cố: - Khi đáp lại lời an ủi người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau " ôn tập" (TT) - Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống - 1 em đọc thành tiếng - lớp teo dõi SGK. a) Em bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau vừa nói: " Bạn đau lắm phải không? - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Cảm ơn bạn, chắc một lúc nữa là hết đau/ Cảm ơn bạn mình hơi đau một chút thôi/ b) Cháu cảm ơn ông, làn sau cháu sẽ cẩn thận hơn/ cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu/ - 1 số HS trình bày trước lớp - cả lớp theo dõi nhận xét. - Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện. - Quan sát tranh minh hoạ. Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi trước là 1 bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn. - Bổng nhiên bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn trai vội vàng chạy đến nâng bé lên. - Ngã đau nên em gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi " Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hếy đau". - Hai anh em vui vẻ dắt nhau đến trường. - Kể chuyện theo nhóm. - Kể chuyện trước lớp - lớp nhận xét lời kể của bạn. - HS suy nghĩ nối tiếp nhau đặt tên: gíp đỡ em nhỏ, cậu bé tốt bụng - Chúng ta thể hiện lịch sự đúng mực
Tài liệu đính kèm: