Giáo án khối lớp 2 môn học Tự nhiên xã hội

Giáo án khối lớp 2 môn học Tự nhiên xã hội

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I-Mục tiêu :

- Sau bài học hs có thể biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.

- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.

- Năng vận động sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.

II-Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ cơ quan vận động

- Vở bài tập TNXH.

 

doc 66 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1287Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 môn học Tự nhiên xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 
	CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 
I-Mục tiêu :
- Sau bài học hs có thể biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Năng vận động sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ cơ quan vận động
Vở bài tập TNXH.
III-Các hoạt động dạy học :
khởi động : hát bài con công hay múa 
Giới thiệu bài: vừa rồi các em làm các động tác múa,nhảy,vẫy tay’xoè cánh”tại sao các em làm được động tác đó .Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được cơ quan vận động 
Hoạt động 1:Làm một số cử động.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa /4 
Gọi 1-2 cặp lên thể hiện lại các động tác.
Bước 2 :Làm việc chung
Hỏi:Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động ?
Kết luận :
Để thực hiện được những động tác trên thì đầu mình chân tay phải cử động 
Hoạt động 2 :Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Bước 1 :Hướng dẫn học sinh thực hành tự nắm bàn tay,cổ tay, cánh tay của mình.
Hỏi: dưới lớp da của cơ thể có gì ?
Bước 2:hướng dẫn học sinh thực hành cử động ngón tay,bàn tay,cánh tay,cổ.
Hỏi:Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?
Kết luận: nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được .
Bước 3:Yêu cầu học sinh quan sát hình 5,6
Hỏi: Chỉ và nói tên vác cơ quan vận động của cơ thể
Kết luận : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3:Trò chơi vật tay.
Bước 1:hướng dẫn cách chơi.
Trò chơi này cần có 2 bạn ngồi đối diện nhau,cùng tì khuỷu tay phải hoặc tay trái lên bàn hai cánh tay phải đan chéo vào nhau.Khi nghe cô nói: Chuẩn bị thì hai cách tay con lại để sẵn sàn lên mặt bàn.
Khi cô hô bắt đầu thì hai bạn dùng sức ở tay của mình để kéo thẳng cánh tay của đối phương tay ai kéo thẳng được đối phương thì thắng.
Bước 2 : Gọi 2 hs lên chơi mẫu.
Bước 3: tổ chức cả lớp cùng chơi.
- Yêu cầu ngưng cuộc chơi các trọng tài nêu tên các bạn thắng.
Kết luận trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ.
Muốn cơ quan vận động khoẻ ta phải làm gì ?
3-Củng cố dặn dò:
-Tự nhiên xã hội hôm nay học bài gì ?
Làm bài tập 1,2 vở bài tập 
Hướng dẫn học sinh cách làm 
Hướng dẫn sửa bài tập.
Nhận xét chung tiết học 
Về nhà chăm chỉ tập thể dục.
- Cả lớp hát múa 
Hs nhắc lại
Quan sát hình 1,2,3,4
- Học sinh thực hiện giơ tay quay cổ,nghiêng người,cuối gập mình.
- từng cặp lên thưc hiện 
- Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm các động tác theo lớp trưởng
Học sinh trả lời-học sinh nhận xét
- Hs làm việc cá nhân
- Hs trả lời có (xương và bắp thịt)cơ
- học sinh thực hành
- Học sinh trả lời 
- học sinh nhắc lại
- học sinh quan sát
- Học sinh trả lời- nhận xét
- Học sinh nhắc lại 
- nghe để thựchiện 
-2học sinh thực hiện làm mẫu 
- Chơi theo nhóm 3 người(2 bạn chơi 1 bạn trọng tài)
Cả lớp hoan hô bạn thắng.
- Học sinh trả lời(chăm chỉ tập thể dục ham thích vận động)
1 học sinh đọc yêu cầu bài 
cả lớp thực hiện .
Tuần 2
BỘ XƯƠNG 
I-Mục tiêu:
Sau bài học này các em có thể nhận biết một số xương khớp xương Của cơ thể.
hiểu được rằng cần đi,đứng ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II-Đồ dùng dạy học :
Tranh vẽ bộ xương(tranh câm) và các phiếu rời có ghi tên một số xương và khớp xương.
III-Hoạt động dạy và học:
Oån định :
KTBC :Cơ quan vận động.
Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
Nhờ đâu mà cơ thể cử động được ?
Cơ và xương được gọi là gì ?
Nhận xét bài cũ .
Bài mới :
- Hoạt động 1:Nhận biết và nói tên được một số xương của cơ thể.
- Làm việc theo cặp.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương và chỉ vị trí của các xương ,
 Nói tên một số xương 
 - Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm 
Bước 2 :Hoạt động cả lớp.
Treo tranh vẽ bộ xương phóng to yêu cầu 2 học sinh lên bảng
1học sinh chỉ vào tranh và nói tên xương,khớp xương 1 học sinh gắn các phiếu ghi tên xương hoặc khớp xương tương ứng vào tranh.
Chỉ lên tranh nói: Chỗ nối hai đầu xương với nhau gọi là khớp xương.
Hỏi:Theo em hình dạng kích thước các xương có giống nhau không ?
Nêu vai trò của hộp sọ,lòng ngực ,cột sống và những khớp xương như :Khớp bả vai,khớp khủyu tay,khớp đầu gối.
Kết luận:Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau.,làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan như :Não ,tim,phổi. Nhờ có xương và cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được .
Hoạt động 2:Thảo luận về cách giữ gìn bảo vệ bộ xương .
Bước 1 :hoạt động theo cặp.
Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 7, hình 2,3 
- Giáo viên kiểm tra giúp đỡ.
Bước 2 :Hoạt động cả lớp.
Hỏi: Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi,đi,đứng đúng tư thế ?
Tại sao các em không nên mang,vác,xách các vật nặng?
Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt ?
Kết luận: Chúng ta đang ở tuổi lớn xương mềm,nếu ngồi học không ngay ngắn,ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người,nếu phải mang vác nặng hoặc xách không đúng cách sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống
Muốn xương phát triển tốt cần ngồi học ngay ngắn không mang vác nặng,đi học đeo cặp trên hai vai.
4-Củng cố dặn dò :
Hôm nay nọc bài gì ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2,3 vở bài tập 
- Hướng dẫn sửa sai 
.- nhận xét phần làm bài tập 
Nhận xét chung tiết học-về nhà thực hiện tốt điều đã học .Xem chuẩn bị bài Hệ cơ.
Hát
- học sinh trả lời có cơ và xương 
- nhờ có cơ và xương mà cơ thể cửđộng được 
- cơ quan vận động 
- 2 học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- học sinh nhận xét
lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời , tranh luận giữa các nhóm 
- từng cặp lên thực hiện 
- học sinh quan sát và trả lời – không 
- vài học sinh nêu 
- nghe 
- học sinh dùng sách giáo khoa 
- để xương phát triển tốt 
-tránh cột sống bị cong vẹo 
- tập thể dục thể thao 
- Lắng nhge 
- Bộ xương 
- Làm bài tập 
Tuần 3 
Hệ Cơ
I-Mục đích:
Sau bài học học sinh có thể biết
Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.
Biết được rằng cơ có thể co duỗi,nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II-Đồ dùng dạy học :
Tranh vẽ hệ cơ.
III-Hoạt động dạy học :
Oån định :
KTBC: Bộ xương .
Treo tranh (câm) yêu cầu học sinh chỉ và nói tên một số xương,khớp xương của cơ thể.
Ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
Nhận xét ghi điểm- nhận xét chung phần KTBC
3-Bài mới: Giới thiệu bài nhờ sự phối hợp giữa cơ và xương mà cơ thể có hình dạng nhất định tìm hiểu về hệ cơ.
Hoạt động 1 : quan sát hệ cơ .
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
Yêu cầu quan sát hình vẽ trả lời(chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể) 
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Treo hình vẽ hệ cơ lên bảng .
Yêu cầu học sinh lên chỉ và nêu tên các cơ.
Nhận xét tuyên dương 
Kết luận :Trong cơ thể cúng ta có rất nhiều cơ các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định.Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động như: Chạy,nhảy,ăn uống,cười,nói
Hoạt động 2:Thực hành co và duỗi tay.
Bước 1:Làm việc theo cặp
Từng hs quan sát hình 2, sách giáo khoa trang 9
Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hành.
Bước 2:Làm việc cả lớp 
Yêu cầu một số nhóm lên trình diễn trước lớp.
-nhận xét tuyên dương 
Kết luận : Khi cơ co ,cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn.Khi cơ duỗi ( dãn ra)cơ sẽ dài hơn và mềm hơn.Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được .
Hoạt động 3 :Làm gì để cơ được săn chắc.
Yêu cầu thảo luận theo nhóm.
VD: Tập thể dục thể thao vận động hàng ngày.
Lao động vừa sức,vui chơi ăn uống,đầy đủ.
Nhận xét tuyên dương 
4-Củng cố dặn dò.
Hôm nay học bài gì ?
Hướng dẫn làm bài tập 1,2,3 vở bài tập 
Các cơ quan có khả năng gì ?(co duỗi)
Nhận xét chung tiết học 
Cần thực hành tốt điều đã học để cơ được săn chắc như ăn uống đầy đủ,TTD,rèn luyện thể thao hàng ngày .
Hát
- Học sinh thực hiện
- Hs trả lời không mang vác nặng,ngồi học ngay ngắn.
Nhận xét
- nhắc lại tựa bài 
- Sách giáo khoa trang 8, quan sát tranh 
- Hs làm việc cả lớp 
- 1học sinh nêu – 1hs đính lên các cơ 
- theo dõi nhận xét 
- nghe
Làm động tác giống hình vẽ
Sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co,duỗi tay ra,quan sát.so sánh sự thay đổi khi co duỗi
Trao đỗi nhau tìm ra sự thay đổi của cơ bắp khi co duỗi
Từng cặp hs lên trình diễn vừa làm vừa nói về sự thay đổi của cơ bắp khi co duỗi
Quan sát nhận xét
- từng nhóm lên trình diễn trước lớp 
-lắng nghe 
- Thảo luận nhóm đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung 
-Hệ cơ
- Đọc yêu cầu bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, sửa bài 
Tuần 4 LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT
I-Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể.
Nêu được những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt .
Giải thích tại sao không mang vác  ... àng hôn).
+ Mặt Trời mọc khi nào?
+ Lúc sáng sớm.
+ Mặt Trời lặn khi nào?
+ Lúc trời tối.
- Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
- Không thay đổi.
- Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi là phương gì?
- Trả lời theo hiểu biết
(Phương Đông và Phương Tây).
Phương Mặt Trời lặn không thay đổi, người ta gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
- Học sinh trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
- Giới thiệu: 2 phương Đông - Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
* Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 67 SGK.
- Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
- Học sinh quay mặt vào nhau làm việc với tranh được giáo viên phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành xác định và giải thích.
+ Bạn gài làm thế nào để xác định phương hướng?
+ Đứng giang tay.
+ Phương Đông ở đâu?
+ Ở phía bên tay phải.
+ Phương Tây ở đâu?
+ Ở phía bên tay trái.
+ Phương Bắc ở đâu?
+ Ở phía trước mặt.
+ Phương Nam ở đâu?
+ Ở phía sau lưng.
- Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định.
- Sau 4’, gọi từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất
- Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “Hoa tiêu giỏi nhất”.
- Phổ biến luật chơi:
+ Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây, bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
+ Giáo viên cùng học sinh chơi.
+ Giáo viên phát bức vẽ.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh chơi.
+ Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm đường trong rừng sâu
- Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?
(Giải thích: Tuyệt chủng)
- Cá nhân học sinh giơ tay trả lời.
(1 - 2 học sinh).
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
- Yêu cầu: Học sinh trình bày.
- Cá nhân học sinh trình bày.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Yêu cầu học sinh nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
Yêu cầu học sinh về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
__________________________________
TUẦN 33:
TIẾT 33: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng và các vì sao.
Rèn luyện kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh; phân biệt được trăng với sao và các đặc điểm của Mặt Trăng.
II. Chuẩn bị:
Các tranh, ảnh trong SGK trang 68, 69.
Một số các bức tranh về trăng, sao
Giấy, bút vẽ.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ 4’:
Mặt Trời và phương hướng. 
3. Giới thiệu bài (1’):
Hỏi: Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì?
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 
- Học sinh quan sát và trả lời.
1. Bức ảnh chụp về cảnh gì?
- Cảnh đêm trăng.
2. Em thấy Mặt Trăng hình gì?
- Hình tròn.
3. Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì?
- Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm.
4. Ánh sáng của Mặt Trăng như thế nào, có giống Mặt Trời không? 
- Ánh sáng dịu mát, không chói chang như Mặt Trời.
- Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất).
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau:
1. Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
2. Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
3. Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
- Yêu cầu 1 nhóm học sinh trình bày.
- 1 nhóm học sinh nhanh nhất trình bày. Các nhóm học sinh khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Quan sát trên bầu trời, ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: Lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm... Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng một lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đấu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, Mặt Trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
- Cung cấp co học sinh bài thơ:
- 1, 2 học sinh đọc bài thơ.
	Mùng một lưỡi trai
	Mùng hai lá lúa
	Mùng ba câu liêm
	Mùng bốn lưỡi liềm
	Mùng năm liềm giật
	Mùng sáu thật trăng
- Giáo viên giải thích số từ khó hiểu đối với học sinh: lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm (chỉ hành dạng của trăng theo thời gian).
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi các nội dung sau:
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
+ Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì?
+ Hình dạng của chúng thế nào?
+ Ánh sáng của chúng thế nào?
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Cá nhân học sinh trình bày.
- Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đốm lửa. Chúng là những quả bóng lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
- Học sinh nghe, ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Ai vẽ đẹp
- Phát giấy vẽ cho học sinh, yêu cầu các em vẽ bầu trời ban đêm theo em tưởng tượng được. (Có Mặt Trăng và các vì sao).
- Sau 5 phút, giáo viên cho học sinh trình bày tác phẩm của mình và giải thích cho các bạn cùng giáo viên nghe về bức tranh của mình.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu học sinh giải thích.
Yêu cầu học sinh về tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao liên quan đến trăng, sao hoặc sưu tầm các tranh, ảnh, bài viết nói về trăng, sao, mặt trời.
TUẦN 34 :
TIẾT 34 
ÔN TẬP: TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao.
Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng mặt trời.
Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ của học sinh ở hoạt động nối tiếp bài 32.
Giấy, bút.
Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ 4’:
Mặt Trăng và các vì sao. 
3. Giới thiệu bài (1’):
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn
- Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên; chia thành 2 bộ có số 
cây - con tương ứng về số lượng.
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn và dưới nước
- Chuẩn bị trên bảng 2 bàng ghi có nội như sau:
- Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
- Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, 6 người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
Sau 5 phút - hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
- Học sinh chia làm 2 đội chơi.
- Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
- Yêu cầu học sinh vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi thăm quan.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Ai về nhà đúng
- Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ của học sinh ở bài 32 về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).
- Chia lớp thành 2 đọi, mỗi đội cử 5 người.
- Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
Người thứ 1 lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
- Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
- Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh nhắc lại cách xác định phương hướng bằng mặt trời.
* Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời
- Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng như thế nào?)
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào - chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
- Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
- Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
- Chốt:
+ Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ở điểm nào?
- Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi này.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Nhận xét tiết học.
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTU NHIEN DU.doc