Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 35

Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 35

Tập đọc

Tiết 1

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II

I. Mục đích – yêu cầu:

+ Kiểm tra nội dung đọc (lấy điểm).

- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/1phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các tụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,.).

+ Ôn luyện về dấu chấm câu.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.

III. Các hoạt động:

1. Ổn định: 1 Hát

2. Bài cũ (5):

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối lớp 2 - Đặng Thị Ánh Nguyệt - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 05 năm 2004
Tập đọc
Tiết 1
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II
I. Mục đích – yêu cầu:
+ Kiểm tra nội dung đọc (lấy điểm).
Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/1phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các tụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,...).
+ Ôn luyện về dấu chấm câu.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III. Các hoạt động:	
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (5’):
3. Giới thiệu (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Theo dõi và nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp từng học sinh. 
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng học sinh của lớp mà giáo viên quyết định số học sinh được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4 của tuần này.
* Hoạt động 2: Thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,...)
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,...)
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Đọc: Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thay cụm từ Khi nào trong câu trên bằng một từ khác.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Bao giờ bạn về quên thăm ông bà nội?
+ Lúc nào bạn về quên thăm ông bà nội?
+ Tháng mấy bạn về quên thăm ông bà nội?
+ Mấy giờ bạn về quên thăm ông bà nội?
- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
Đáp án:
b) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu?
c) Khi nào (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) bạn đi đón con gái ở lớp mẫu giáo?
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu
- Bài tập yêu cầu các con làm gì?
- Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài. Chú ý cho học sinh: Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn, khi đọc câu ta phải hiểu được.
- Làm bài theo yêu cầu:
Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ con. Con buồn ngủ. Lan đặt con xuống giường rồi hát ru con ngủ.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài trước lớp (đọc cả dấu câu).
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
5. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi Khi nào? và cách dùng dấu chấm câu.
Tiết 2
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1).
Ôn luyện về các từ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ đó.
Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ: Khi nào.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
Chép sẵn bài thơ trong bài tập 2.
III. Các hoạt động:	
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Giới thiệu (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Bài 2:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Đọc đề trong SGK.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Làm bài: xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
- Hãy tìm thêm các từ chỉ màu sắc không có trong bài.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: xanh nõn, tím, vàng, trắng, đen...
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu với các từ tìm được trong bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm những câu hay. Khuyến khích các con đặt câu còn đơn giản đặt câu khác hay hơn.
- Tự đặt câu, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. Ví dụ: Những cây phượng vĩ nở những bông hoa đỏ tưởi gọi mùa hè đến. Người nhìn lên vòm là xanh thẫm, con biết mình sẽ nhớ mãi ngôi trường này. Trong vòm lá xanh non, những chú ve đang cất lên bài hát rộn ràng của mình./...
* Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt câu hỏi với cụm từ “khi nào?”
Bài 4:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài tập 3.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi học sinh đọc câu văn của phần a.
- Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.
- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho câu văn trên.
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Làm bài:
b) Khi nào lũy tre làng đẹp như tranh vẽ?
c) Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?
d) Các bạn thường về thăm ông bà vào những ngày nào?
- Gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình.
- Một số học sinh đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài của học sinh. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm thêm các từ chỉ màu sắc và đặt câu với các từ tìm được.
Toán
Tiết 171
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
Kĩ năng đọc, viết, so sánh số trong phạm vi 1000.
Bảng cộng trừ có nhớ.
Xem đồng hồ, vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động:
1. Khởi động (1’): Hát
2. Giới thiệu bài mới (1’):
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Bài 1, 2, 3
Bài 1
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Làm bài, sau đó 3 học sinh đọc bài của mình trước lớp.
Bài 2
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài 3
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết quả tính và ô trống.
- Gọi học sinh tính nhẩm trước lớp.
- Thực hành nhẩm. Vì dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
* Hoạt động 2: Bài 4, 5
Bài 4
- Yêu cầu học sinh xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
Bài 5
- Hướng dẫn học sinh nhìn hình mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.
4. Củng cố - dặn dò (1’):
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 11 tháng 05 năm 2004
Tiết 3
I. Mục tiêu:
Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1).
Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): hát
2. Giới thiệu bài (1’): 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Đặt câu hỏi có cụm từ Ở đâu? cho những câu sau.
- Câu hỏi “Ở đâu” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Câu hỏi “Ở đâu” dùng để hỏi về địa điểm, vị trí, nơi chốn.
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Đọc: Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
- Hã đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho câu văn trên.
- Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại của bài, sau đó gọi một số học sinh đọc câu hỏi của mình. Nghe và nhận xét, cho điểm từng học sinh. 
- Làm bài:
b) Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu?
c) Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?
d) Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu?
* Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm hỏi, dấu phẩy
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui sau?
- Dấu chấm hỏi được dùng ở đâu? Sau dấu chấm hỏi có viết hoa không?
- Dấu chấm hỏi dùng để đặt cuối câu hỏi. Sau dấu chấm hỏi ta phải viết hoa.
- Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu? Sau dấu phẩy ta có viết hoa không?
- Dấu phẩy đặt ở giữa câu, sau dấu phẩy ta không viết hoa vì phần trước dấu phẩy thường chưa thành câu.
- Gọi 1 học sinh lên làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
- Làm bài:
Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn;
- Chiến này, mẹ câu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào?
Chiến đáp:
- Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao con bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào?
- Yêu cầu học sinh làm nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Câu hỏi “Ở đâu? ... ùnh số, sau đó làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài 3
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết quả tính và ô trống.
- Gọi học sinh tính nhẩm trước lớp.
- Thực hành nhẩm. Vì dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
* Hoạt động 2: Bài 4, 5
Bài 4
- Yêu cầu học sinh xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
Bài 5
- Hướng dẫn học sinh nhìn hình mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối các điểm này để có hình vẽ như mẫu.
4. Củng cố - dặn dò (1’):
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm ngày 13 tháng 05 năm 2004
Tiết 7
Ôn tập cuối kì II
I. Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đáp lời an ủi.
Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Giới thiệu 1’: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Ôn luyện cách đáp lời an ủi của người khác
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Nói lời đáp cho lời an ủi của người khác trong một số tình huống.
- Hãy đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu học sinh nêu lại tình huống a.
- Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con, vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”
- Nếu con ở trong tình huống trên, con sẽ nói gì với bạn?
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:
Cảm ơn bạn. Chắc một lúc nữa là hết đau thôi./ Cảm ơn bạn. Mình hơi đau một chút thôi./ Mình không nghĩ là nó lại đau thế./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá!/...
- Nhận xét, sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm các phần còn lại của bài.
b) Cháu cảm ơn ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn./ Cháu cảm ơn ông. Cháu đánh vỡ ấm mà ông vẫn an ủi cháu./ Cảm ơn ông ạ. Nhưng cháu tiếc chiếc ấm ấy lắm. Không biết là có tìm được chiếc nào đẹp như thế nữa không./...
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Một số học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Ôn luyện về cách kể chuyện theo tranh
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh.
- Quan sát tranh minh họa.
- Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
- Một bạn trai đang trên đường đi học. Đi phía trước bạn là một bé gái mặc chiếc váy hồng thật xinh xắn.
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Hãy quan sát và tìm câu trả lời ở bức tranh thứ 2.
- Bỗn gnhiên, bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội vàng chạy đến nâng bế lên.
- Bức tranh thứ 3 cho ta biết điều gì?
- Ngã đau quá nên bé gái cứ khóc hoài. Bạn trai nhẹ nhàng phủi đất cát trên người bé và an ủi: “Em ngoan, nín đi nào. Một lát nữa là em sẽ hết đau thôi”
- Bức tranh thứ 3 cho thấy thái độ gì của hai anh con sau khi bạn trai giúp đỡ con gái?
- Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi đến trường.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh cùng tập kể lại truyện trong nhóm, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Kể chuyện trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
- Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy suy nghĩ và đặt tên cho truyện.
- Suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Giúp đỡ con nhỏ, Cậu bé tốt bụng,...
4. Củng cố, dặn dò:
- Khi đáp lại lời an ủi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài sau.
Tiết 8
I. Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ trái nghĩa.
Ôn luyện về cách dùng dấu câu trong một đoạn văn.
Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 24.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Giới thiệu 1’:
Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các từ trái nghĩa
Bài 2
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.
- Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.
- Các nhóm học sinh cùng thảo luận để tìm từ. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
	đen >< trái
	sáng >< tốt
	hiền >< nhiều
	gầy >< béo
Bài 3
- Bài tập yêu cầu các con làm gì?
- Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Làm bài theo yêu cầu:
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
- Gọi học sinh chữa bài.
- Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
* Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Em bé mà con định tả là em bé nào?
- Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./...
- Tên của em bé là gì?
- Tên em bé là Hồng./...
- Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,...)
- Đôi mắt: to, tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn,...
- Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh,...
- Mái tóc: đen nhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng,...
- Dàng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm,...
- Tính tình của bé có gì đáng yêu?
- ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng,...
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết bài.
- Viết bài, sau đó một số học sinh đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.
Tiết 9
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Ôn tập về câu hỏi: Làm gì?; Để làm gì?
II. Cách tiến hành:
1. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học.
2. Yêu cầu học sinh mở SGK và đọc thầm văn bản Bác Hồ rèn luyện thân thể.
3. Yêu cầu học sinh mở Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai và làm bài cá nhân.
4. Chữa bài.
5. Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét kết quả làm bài của học sinh. 
____________________________
Toán
Tiết 174
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố:
Kỉ năng thực hành tính trong các bảng, nhân chia đã học.
Kĩ năng thực hành tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.
Tính chu vi hình tam giác.
Giải bài toán về nhiều hơn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Giới thiệu bài mới 1’: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Bài 1, 2, 3
Bài 1
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Làm bài, sau đó 4 học sinh lần lượt đọc bài của mình trước lớp.
Bài 2
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. 
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài 3
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài.
* Hoạt động 2: Bài 4, 5
Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bao ngô cân nặng 35kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- Muốn biết bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam ta làm thế nào?
- Ta thực hiện phép cộng 35kg + 9kg
Bài giải
Bao gạo nặng là:
35 + 9 = 44 (kg)
Đáp số: 44kg
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài 5
- Số có 3 chữ số giống nhau là số có chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị cùng được viết bởi một chữ số.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 4 học sinh lên bảng viết số.
- Nhận xét và bổ sung cho đủ 9 số có 3 chữ số giống nhau.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ sáu ngày 14 tháng 05 năm 2004
Tiết 10
Bài luyện tập
I. Mục tiêu:
Luyện kĩ năng viết chính tả.
Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một loài cây mà con yêu thích.
II. Cách tiến hành:
Nêu nội dung và yêu cầu tiết học.
Đọc bài Hoa mai vàng.
Yêu cầu 1 học sinh đọc lại, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài thơ.
Đọc bài thong thả cho học sinh viết.
Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Chấm và nhận xét bài làm của học sinh. 
Toán
Tiết 175
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-35.doc