I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát toàn bài thơ, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc thể hiện tình cảm thương nhớ Bác.
2. Kỹ năng:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung bài thơ. Băng bài hát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (Nhạc và lời của XUÂN GIAO)
- HS: SGK.
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát toàn bài thơ, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc thể hiện tình cảm thương nhớ Bác. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ. Hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung bài thơ. Băng bài hát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (Nhạc và lời của XUÂN GIAO) HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Xem truyền hình. Gọi HS lên bảng và trả lời câu hỏi về bài Xem truyền hình. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Bật băng cho cả lớp cùng hát bài Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Chỉ vào bức tranh và nói: Bạn nhỏ trong tranh cũng đang mơ về Bác, tình cảm của bạn chính là tình cảm chân thành tha thiết của thiếu nhi miền Nam và thiếu nhi cả nước đối với Bác Hồ. Lớp mình cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ để tìm hiểu thêm về điều đó. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài thơ. Giọng đọc: tình cảm thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm: + HS phía Bắc: Tìm cho cô các tiếng trong bài có âm đầu l, n, ? + HS phía Nam: Tìm cho cô các tiếng trong bài có thanh hỏi/ngã, âm cuối là n, c, t? (HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng) Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này. (Tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm) Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. c) Luyện đọc đoạn Hướng dẫn HS ngắt giọng một số câu thơ khó ngắt. Hướng dẫn HS chia bài thơ thành 2 đoạn. Đoạn 1: 8 câu thơ đầu. Đoạn 2: 6 câu thơ cuối. Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS. d) Thi đọc giữa các nhóm e) Đọc đồng thanh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Gọi 2 HS đọc toàn bài 1 HS đọc phần chú giải. Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? Chỉ bản đồ giới thiệu sông Ô Lâu: Ô Lâu là một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, khi đất nước ta còn bị giặc Mĩ chia làm hai miền thì vùng này là vùng bị địch tạm chiếm. Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? Ơû trong vùng tạm chiếm, địch cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do. Hình ảnh Bác hiện lên ntn qua 8 dòng thơ đầu? Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? Qua câu chuyện của một bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác Hồ ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thiếu nhi đối với Bác Hồ? Nếu còn thời gian, GV có thể kể cho HS nghe thêm về câu chuyện Bức tranh cụ già ngồi câu cá để HS hiểu thêm tình cảm của dân ta đối với Bác Hồ. v Hoạt động 3: Học thuộc lòng Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại những chữ đầu dòng. Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ. Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm các câu chuyện về Bác. Chuẩn bị bài sau: Chiếc rễ đa tròn. Hát Gọi 3 HS đọc bài Xem truyền hình và trả lời câu hỏi cuối bài. Theo dõi và đọc thầm theo. Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu, càng nhìn càng lại, Mắt hiền, bâng khuâng, cất thầm, vầng trán, ngẩn ngơ, 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc theo tổ, đồng thanh. Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Luyện ngắt giọng các câu sau: Đêm nay/ bên bến/ Ô Lâu/ Cháu ngồi cháu nhớ/ chòm râu Bác Hồ/! Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/ Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.// Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/ Oâm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.// Nối tiếp nhau đọc bài theo từng đoạn. Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài. 2 HS đọc bài. 1 HS đọc phần chú giải. Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu. Vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác. Nghe giảng. Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp: đôi má Bác hồng hào, râu, tóc bạc phơ, mắt sáng tựa vì sao, vầng trán rộng. Đêm đêm, bạn nhớ Bác, mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn. Thiếu nhi vùng tạm chiếm nói riêng và thiếu nhi của cả nước rất kính yêu Bác Hồ. HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm từng đoạn và cả bài thơ. 10 HS đọc thuộc lòng. Bức tranh cụ già ngồi câu cá Vào đầu tháng Ba năm 1958, cửa hàng cụ Chính bỗng dưng tấp nập hẳn lên. Khách đến mua tranh, đặt tranh không lúc nào ngớt. Ai cũng năn nỉ đòi mua cho kì được bức tranh Cụ già ngồi câu cá. Bức tranh này có gì mà hấp dẫn vậy? Một cảnh hồ sen bát ngát, một cụ già ung dung ngồi câu cá. Cụ bận chiếc áo màu thanh thiên. Râu tóc đều bạc trắng như cước nhưng da mặt hồng hào, nhất là đôi mắt rất sáng và cái miệng luôn mỉm cười, làm tôn thêm vẻ quắc thước, yêu đời của cụ. Xa xa, về phía chân trời, sau luỹ tre, mặt trời nhô lên, đỏ ửng cả một phương. Đấy, tranh chỉ có thế mà người ta tranh nhau mua. Bọn ngụy quyền cho người theo dõi. Đến ngày 19 tháng 5, chúng lại cho tay sai vào từng nhà dò xét. Chúng thấy nhà nào cũng treo bức tranh Cụ già ngồi câu cá ngay gian giữa. Một tên mật vụ mò vào nhà cụ Bào ở cuối phố. Khác với mọi ngày, cụ đon đả pha trà mời nó. Nó vừa uống vừa ngắm bức tranh rồi lên giọng khe: “Chà, bức tranh đẹp quá!”. Nó giả vờ hỏi: “Ba nè, ngoài phố còn nhiều tranh đẹp hơn, sao ba không mua treo cho vui?”. Cụ Bào vừa vuốt râu vừa trả lời: “Chú em không biết đó thôi, bà con tôi thích mua bức tranh này vì nó vừa có họa lại vừa có thơ nữa, nhất họa nhất thơ mà!”. Tên mật vụ mở tròn đôi mắt: Thật thế hở ba? Thơ thế nào mà không thấy đề vào đây? Cụ Bào vẫn ung dung: Bài thơ thật là hay nhưng nhiều tiếng quá nên không muốn đề vào. Vả lại ai ai cũng thuộc làu hết, kể cả bọn trẻ nhỏ. Nếu quả thật chú em chưa nghe thì lão ngâm cho mà nghe. Cụ chậm rãi nhấp ngụm nước trà, rồi nhình thẳng lên bức tranh và ngâm: Cụ già thong thả buông cần trúc Hồ rộng trời in mặt nước hồng Muôn vạn đài sen hương bát ngát Tuổi già vui thú với non sông. Tên mật vụ năn nỉ xin chép bài thơ. Nó đọc đi đọc lại, bỗng nó lặng cả người, vì thấy các tiếng đầu dòng chắp thành một khẩu hiệu “Cụ Hồ muôn tuổi”. Choáng váng cả mặt mày, nhưng nhờ thói quen nhà nghề, nó giữ ngay được vẻ tự nhiên, giả vờ tặc lưỡi: Bài thơ hay thiệt, nhưng chỉ tiếc không biết tên tác giả? Giọng cụ Bào trở nên ngậm ngùi: Tác giả không ai xa lạ, chính là cụ Sáu ở phố ta. Cụ đã bị bọn côn đồ hành hung chết hồi tháng Hai đó. Tên mật vụ tiu nghỉu như mèo bị cắt tai, hỏi vớ vẩn vài câu rồi chuồn thẳng. Mấy hôm sau, bọn nó ra lệnh cấm lưu hành bức tranh. Nhưng không có bằng cớ gì để tịch thu, chúng đành làm ngơ cho êm chuyện. Trích Tập đọc lớp 5-1980 v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: