Giáo án Khối 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS sẽ:

- Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính

tả âm vần.

- Ghi nhớ được chữ cái và tên chữ cái trong bảng chữ cái; biết vận dụng trong cuộc

sống những kiến thức đã học.

- Hình thành và phát triển kĩ năng viết đúng chính tả đoạn bài; trình bày sạch đẹp.

- Hình thành năng lực tự chủ trong học tập và sinh hoạt, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phát triển các phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Biết quý trọng thời gian, yêu lao động. Biết chia sẻ, hoà đồng với mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng

- HS: SHS; vở bài tập thực hành; vở chính tả, bảng con, .

 

docx 56 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt
Tuần: 2 Tiết: 11+ 12 
Lớp 2A3
Thứ hai, ngày  tháng 9 năm 2021
Bài 3. NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (T1+2)
ĐỌC: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS sẽ:
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài Niềm vui của Bi và Bống. 
- Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống.
- Quan sát tranh và nhận ra được các chi tiết trong tranh. (Bức tranh thể hiện khung cảnh câu chuyện: Cầu vồng hiện ra, hai anh em vui sướng khi nhìn thấy cầu vồng và cùng mơ ước.
- Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học thông qua việc nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
- Phát triển các phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có tình cảm thương yêu đối với người thân, biết quan tâm đến người thân, biết ước mơ và luôn lạc quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng, ...
- HS: SHS, bảng con, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC
5p
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS nói về những điều thú vị mà em đã học được ở bài trước.
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm về câu hỏi: 
+ Bức tranh dưới đây vẽ những gì? 
+ Đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau?
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV tổ chức cho HS báo cáo.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
* Giới thiệu bài
- GV kết nối vào bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống. Câuchuyện kể về niềm vui và mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng.
- GV ghi đề bài: Niềm vui của Bi và Bống.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước. 
(Ngày hôm qua đầu rồi?) 
- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ Tranh vẽ thiên nhiên cây cối, vẽ bầu trời đang có cầu vồng và hai bạn nhỏ đang ngước nhìn lên trời. 
+ Bạn trai chỉ tay và nói: Nhìn kìa, cầu vồng!
- Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi. 
- Các HS khác có thể bổ sung. 
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Máy
2p
21p
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Đọc mẫu
- GV hướng dẫn cả lớp: 
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. 
+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật.
b. Luyện đọc đoạn (TGDK- 21p)
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lời thoại của hai anh em Bi và Bống.. 
- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
- GV gọi 3 HS đọc theo đoạn (hoặc đọc phân vai (người kể chuyện, nhân vật Bi, nhân vật Bống).
- GV giải thích nghĩa của từ ngữ khó trong VB. 
- Em hãy nói một câu có từ cầu vồng (hoặc ngựa hồng).
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 theo như cách GV đã hướng dẫn. 
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các thành viên trong nhóm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.
 - Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
- HS chia đoạn theo ý hiểu.
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
+ Đoạn 1: từ đầu đến quần áo đẹp;
+ Đoạn 2 tiếp đến đủ các màu sắc;
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- HS thảo luận, cử đại diện.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: lát nữa, bầu trời, lấy về
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS luyện đọc lời thoại của hai nhân vaạt Bi và Bống.
-Bi: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá!
- Bống: Lát nữa mình sẽ đi lấy về nhé!...
- 3 cặp HS luyện đọc lời thoại.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2).
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.
- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ hũ: (sử dụng tranh số 1 trong phần Nói và nghe để giải nghĩa).
+ cầu vồng: bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
+ ngựa hồng: hay hồng mã hay còn gọi là ngựa lông hạt dẻ là những giống ngựa có sắc lông màu nâu hồng.
+ VD: Sau cơn mưa thường có cầu vồng.
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).
- HS góp ý cho nhau.
- HS đọc thi đua trong nhóm.
Máy
5p
3. Hoạt động thực hành – luyện tập 
Đọc toàn văn bản 
- GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.
- Gọi HS đọc toàn VB.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.
- 1-2HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá. 
2p
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Trong tiết học, em đã được học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2 – TRẢ LỜI CÂU HỎI + LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC
3p
1. Hoạt động khởi động 
- GV tổ chức lớp hát tập thể
- Kết nối vào bài.
* HS hát tập thể bài Ra chơi vườn hoa
máy
10p
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Trả lời câu hỏi 
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm. 
+ GV nêu các câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.
Câu 1. Nếu có bảy hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì? 
GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: 
- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.
- Xem lại đoạn văn 1, tìm câu có chứa đáp án. 
- Nhìn tranh minh hoạ (Tranh vẽ những gì?Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa). 
- Tách ý, trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì? Bống sẽ làm gì? (Bi mua ngựa hồng và một cái ô tô; Bống mua búp bê và quần áo đẹp).
- GV và HS thống nhất đáp án: Nếu có bảy hũ vàng, Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô; Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp.
- GV có thể khai thác sâu hơn (tuỳ đối tượng HS): 
+ Vì sao Bi nói số hũ vàng dưới chân cầu vồng là 7 hũ? 
- GV nhận xét, chốt ý.
Câu 2. Không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì? 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:
+ Cho 1-2 HS đọc lại đoạn 2 của bài.
+ GV đưa ra câu hỏi 2.
+ Xem lại đoạn văn 2, tìm câu có chứa đáp án.
+ Tách ý, trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì? 
Bống sẽ làm gì? 
- GV và HS thống nhất đáp án.
- GV lưu ý HS: Bống ước mua búp bê và quần áo đẹp nhưng lại muốn vẽ ngựa hồng và ô tô để tặng anh. Bi ước mua ô tô và ngựa hồng, nhưng lại muốn vẽ búp bê và quần áo đẹp để tặng em.
Câu 3. Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau.
- GV cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời. 
+ Bống đã nói gì với anh?
+ Còn anh Bi đã nói gì với em?
- GV và HS thống nhất đáp án. 
- GV có thể hỏi thêm: Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau? 
- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng. 
- 1-2HS đọc bàiNiềm vui của Bi và Bống.
- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.
- 2 HS đọc lại đoạn 1.
- HS làm việc nhóm 4.1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.
- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. 
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
.
+ Vì cầu vồng có 7 màu nên Bi tưởng tượng như vậy.
- HS trả lời theo ý hiểu. Các bạn nhận xét, góp ý.
- 1-2 HS đọc đoạn 2 của bài.
- HS đọc câu hỏi. 
- Lớp đọc thầm đoạn 2 để tìm câu trả lời.
+ Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).
+ Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; còn Bi sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
+ HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- HS lớp đọc thầm đoạn 3, 1 bạn đọc to đoạn 3.
- HS đọc câu hỏi.
- HS tìm câu trả lời (2 - 3 HS trả lời câu hỏi). 
+ Câu nói củaBống: Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; 
+ Câu nói của Bi: Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
- HS lắng nghe và cùng đánh giá nhận xét.
+ Vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui.
- HS lắng nghe.
máy
9p
11p
3. Hoạt động thực hành – luyện tập
a. Luyện đọc lại 
- GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).
b. Luyện tập theo văn bản đọc 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
Câu 1. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.
- GV nêu bài tập 1.
- GV cho HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp. 
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, chốt đáp án.
Câu 2. Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng. 
- GV nêu bài tập 2.
- GV cho HS rà soát bài đọc để tìm câu trả lời. 
- GV chốt đáp án. 
- GV có thể gọi một số HS đọc/ nói câu trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.
- GV và cả lớp góp ý.
- 1-2 HS đọc lại cả bài. 
- Cả lớp đọc thầm theo. 
- 3 HS đọc theo hình thức phân vai.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- HS đọc yêu cầu bài mục 5 SHS.
Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, giao lưu với HS dưới lớp.
a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống anh, em 
b. Từ ngữ chỉ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô
- HS cùng GV nhận xét, góp ý.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc lại toàn bài. Lớp đọc thầm tìm câu trả lời.
- HS trả lời câu hỏi (cá nhân).
+ Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá!
- Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.
- 1-2 HS đọc lại câu nói trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.
máy
2p
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
+ Hôm nay ... gữ chỉ đồ vật trong nhà); phát
triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích. 
- GV tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp các bài thơ em yêu thích.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý, tuyên dương HS có bài đọc hay.
- GV kết nối vào bài đọc và ghi tên bài trên bảng.
Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi. GV có thể chuẩn bị một số bài viết phù hợp (có thể tìm trêninternet, trong các sách báo thiếu nhi).
- GV tổ chức cho HS đọc ngay tại lớp. 
- GV HDHS đọc và ghi nhớ tên nhân vật, nội dung của bài đọc muốn nói đến là gì.
* Hoạt động 2.Trao đổi với các bạn về bài đã đọc dựa vào gợi ý.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. Hướng dẫn HS cách thức trao đổi với nhau dựa vào gợi ý trong SHS. 
- GV mời một số HS trình bày trước lớp. 
- GV lưu ý liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
Tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi.
- 2-3 HS lên đọc bài thơ mà mình đã thuộc và yêu thích nhất.
- HS lấy sách, truyên đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV.
- HS nghe GV HD nhiệm vụ đọc
- HS đọc bài cá nhân.
- HS ghi nhớHD của GV.
Trao đổi với các bạn về bài đã đọc dựa vào gợi ý.
- HS trao đổi theo nhóm 4 dựa vào gợi ý:
- Một số HS trình bày trước lớp. 
- HS, GV nhận xét. 
máy
2p
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nhắc lại ND đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến phản hồi về tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	========================================
Môn: Toán
Tuần: 2 Tiết: 10 
Lớp 2A3
Thứ , ngày  tháng 9 năm 2021
Bài 4. HƠN KÉM BAO NHIÊU (Tiết 2)
Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS sẽ:
- Củng cố giải bài toán về hơn, kém nhau bao nhiêu, qua đó bổ sung nội dung kiến thức về tính toán với số đo độ dài có đơn vị xăng-ti-mét. 
- Biết cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn (một bước tính).
- Thông qua hoạt động giải bài toán có lời văn (một bước tính) gắn với thực tế, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
- Thông qua hoạt động diễn đạt (nói, viết) khi trình bày cách giải bài toán, HS đượcphát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Hình thành năng lực giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.Khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
- Phát triển các phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
- HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, Bộ đồ dùng học Toán 2....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
5p
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS vận động theo bài hát.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán có lời văn.
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
- Lớp hát và vận động theo bài: Nắng sớm.
- 2-3 HS nêu lại 3 bước giải bài toán có lời văn.
- HS ghi tên bài.
máy
30p
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- GV cho HS quan sát tranh, dựa vào các yêu cầu ở câu a và b để viết phép tính thích hợp tương ứng ở mỗi câu (nêu, viết số vào ô có dấu “?” ở mỗi câu). 
Bổ sung kiến thức lớp 1 chưa học: HS được làm quen phép tính với đơn vị đo độ dài (cm). 
- GV hướng dẫn cụ thể cách viết (cm viết sau số đo, cm được viết ở cả số bị trừ, số trừ và hiệu).
- Cho HS làm bài vào VBT.
- GV chốt: Khi làm phép tính trừ với đơn vị đo độ dài cm, cm viết sau số đo, cm được viết ở cả số bị trừ, số trừ và hiệu. 
Bài 2:
- Câu a: Yêu cầu HS quan sát tranh rồi so sánh số đo độ dài (cùng đơn vị cm), tìm ra bút nào ngắn nhất (bút sáp màu). 
Câu b: Yêu cầu HS dựa vào số đo độ dài mỗi vật ở tranh, rồi so sánh hơn, kém nhau bao nhiêu, từ đó nêu và trả lời mỗi câu hỏi. 
- GV cùng HS nhận xét bài làm.
Bài 3:
- Cho HS quan sát tranh.
Câu a: Yêu cầu HS so sánh tìm rô-bốt cao nhất.
Câu b: Yêu cầu HS thực hiện tương tự như bài 2 (ở trên), chẳng hạn có: 
• 56 - 54 = 2
- GV chốt ý, HDHS hiểu: Từ bài 2 và 3, ta có thể hiểu “dài hơn, ngắn hơn bao nhiêu”, “cao hơn, thấp hơn bao nhiêu” tương tự như “hơn, kém nhau bao nhiêu? 
Bài 4: 
- Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải (tương tự ở phần khám phá). 
Đây là hai bài toán có lời văn có cùng phép tính giải (8 – 6 = 2) và cùng đáp số (2 cái thuyền), nhưng khác nhau ở ý câu trả lời (theo quan hệ hơn, kém nhau).
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- HS cùng GV nhận xét, bổ sung.
- HS xác định yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
Chẳng hạn: HS tính nhẩm 
25 – 20 = 5, sau đó nêu, viết số 5 vào ô có dấu “?” ở câu thứ nhất và trả lời được: “Bút chì dài hơn bút mực 5 cm”. Hoặc nhẩm 25 – 10 = 15, rồi nêu, viết số 15 vào ô có dấu “?” ở câu thứ hai và trả lời được: “Bút sáp ngắn hơn bút chì 15 cm”. 
- HS đọc yêu cầu và quan sát tranh.
- HS so sánh, nêu kết quả trong nhóm 2.
- Đại diện báo cáo kq.
- HS cùng GV nhận xét.
- HS tìm hiểu và làm bài 4 tương tự như ở mục khám phá.
- HS chia sẻ kết quả.
máy
2p
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
=====================================
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tuần: 2 Tiết: 10 
Lớp 2A3
Thứ , ngày  tháng 9 năm 2021
SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, học sinh sẽ:
- Biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 1 “Khám phá bản thân”; HS chia sẻ niềm vui khi thực hiện nhiều việc từ đôi bàn tay khéo léo.
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Xây dựng nội quy của lớp học.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
- Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân, nhóm, lớp; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3p
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS hát tập thể.
- GV nêu mục tiêu bài học
- HS hát và vận động theo bài hát.
máy
12p
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học 1
- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển.
- Giáo viên khen ngợi, động viên những việc làm tốt, gương tốt mà lớp đã thực hiện, đồng thời nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với những bạn chưa làm tốt.- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.
- Lớp trưởng yêu cầu từng tổ trưởng nhận xét, đánh giá và báo cáo kết quả học tập, sinh hoạt của tổ trong tuần qua.
- Lớp trưởng yêu cầu các lớp phó lên nhận xét, đánh giá tình hình học tập, lao động, kỉ luật, phong trào,  của lớp mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét chung kết quả học tập, rèn kuyện của lớp.
- Học sinh hưởng ứng.
8p
3. Lập kế hoach cho tuần 2 
- Giáo viên sử dụng bộ 4 câu hỏi để giúp học sinh nhận ra các hành vi chưa đúng trong tuần qua và đề ra biện pháp khắc phục:
+ Em mong muốn lớp của mình là lớp học như thế nào?
+ Tuần qua, mỗi em (nhóm, lớp) đã làm gì?
+ Những gì em đã làm có giúp em đạt được mong muốn như trên không?
+ Em cần làm gì để có được lớp học như em mong muốn?
- Học sinh thảo luận, cho ý kiến và viết thành Nội quy của lớp. Học sinh thảo luận để đặt tên cho lớp.
- Học sinh tự nhìn nhận những việc đã qua, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bạn bè, nhóm, lớp.
- Học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh thảo luận, cùng đề ra hành động và cam kết.
bộ 4 câu hỏi
10p
3. Chia sẻ sau thu hoạch trải nghiệm lần trước
a. Tổ chức hoạt động ngoài lớp học
Bản chất: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước.
- GV cho HS chia sẻ về việc làm của mình sau lần trải nghiệm trước.
+ Em đã từng nói gì khiến bố hay mẹ bật cười chưa?
+ Em có vừa làm việc nhà vừa hát không?
+ Điều gì làm em vui cười?
- GV sử dụng điện thoại chụp ảnh các em.
b. Tham gia tổ chức “Ngày hội nụ cười”.
Bản chất: Giúp HS thể hiện được cảm xúc vui tươi, phấn khởi.
Tổ chức hoạt động:
– GV nêu luật chơi: Trong ngày hội, nét mặt ai cũng tươi cười. Nếu không cười, bị ghi thẻ phạt.
– GV giao nhiệm vụ: Cá nhân HS hoặc nhóm nếu nghĩ ra và thực hiện các động tác, kể chuyện gây cười sẽ được thẻ tặng. Nhóm nào có số lượng thẻ tặng nhiều nhất là người thắng cuộc và được nhận danh hiệu “Chúa tể Nụ cười”.
– GV tổ chức trao tặng giải ảnh, giải caption ghi chú ảnh và giải Chúa tể nụ cười.
- HS cùng nhau vẽ các biểu hiện cảm xúc vui cười hoặc dùng mặt nạ dân gian để trang trí lớp.
- HS lựa chọn các bức ảnh chân dung của mình (tối thiểu mỗi bạn HS có 1 ảnh tham gia trưng bày) với các kiểu cười khác nhau và có ghi chú dưới ảnh. Bình chọn các giải nụ cười với các tiêu chí khác nhau (đáng yêu nhất, sảng khoái nhất, dí dỏm nhất, có ghi chú caption hài hước nhất,). Có thể chiếu trên máy tính nếu HS không có ảnh,
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện theo.
- HS nhận giải thưởng từ cô giáo.
– Cùng nhau hát vang bài Nụ cười, nhạc Nga, lời Việt: Phạm Tuyên.
máy
2p
5. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 Thảo luận cùng bố mẹ hoặc người thân:
Thế nào là cười đúng lúc đúng chỗ?
Vì sao nên cười đúng lúc đúng chỗ?
Thực hành thể hiện nụ cười ở nhà và ở lớp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Phần điều chỉnh nội dung thực tế mỗi tuần:
..
..
..
..
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_tuan_2_nam_hoc_2021_2022.docx