I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp HS củng cố về:
- Xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng.
2. Kỹ năng:
- Giúp HS thực hành nhanh, đúng.
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán.
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS củng cố về: - Xem giờ đúng trên đồng hồ. - Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng. Kỹ năng: Giúp HS thực hành nhanh, đúng. Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Mô hình đồng hồ có thể quay kim. Tờ lịch tháng 5 như SGK. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thực hành xem lịch. Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Ngày đầu tiên của tháng 1 là ngày thứ mấy? Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy, ngày mấy? Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ mấy? Tháng 4 có bao nhiêu ngày? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: Trực quan, giảng giải. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 1: Đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời. Em tưới cây lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ? Tại sao ? Em đang học ở trường lúc mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng ? Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu ? Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ ? 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 18 giờ ? Em đi ngủ lúc mấy giờ ? 21 giờ còn gọi là mấy giờ ? Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối ? Hướng dẫn HS thực hành. GV nhận xét. v Hoạt động 2: Thực hành. Phương pháp: Trực quan, thi đua. ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ. Bài 2: Có thể cho HS làm bài cá nhân hoặc tổ chức thành trò chơi như ở tiết 7. Bài 3: Thi quay kim đồng hồ Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ có thể quay các kim. GV đọc từng giờ, 2 đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc. Đội nào xong trước được tính điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ. - Hát - HS trả lời. Bạn nhận xét. - HS trả lời. Bạn nhận xét. Lúc 5 giờ chiều. Đồng hồ D. Vì 5 giờ chiều là 17 giờ. Lúc 8 giờ sáng. Đồng hồ A. Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12. Lúc 6 giờ chiều. 6 giờ chiều còn gọi là 18 giờ. Đồng hồ C. Em đi ngủ lúc 21 giờ. 21 giờ còn gọi là 9 giờ tối. - Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối. - HS làm vào vở bài tập Toán. - Sửa bài. - HS thi đua. - 2 đội thi đua. - 2 đội thực hành theo sự điều động của GV. - Nhận xét, tuyên dương.
Tài liệu đính kèm: