Giáo án khối 2 môn Toán - Mét

Giáo án khối 2 môn Toán - Mét

MÔN: TOÁN

 MÉT

I. Mục tiêu

- Giúp HS:

- Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m).

- Làm quen với thước mét.

- Hiểu được mối liên quan giữa m với dm, với cm.

- Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét.

- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.

- Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị

- GV: Thước mét, phấn màu.

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 2 môn Toán - Mét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TOÁN
 MÉT
I. Mục tiêu
- Giúp HS:
Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m).
Làm quen với thước mét.
Hiểu được mối liên quan giữa m với dm, với cm.
Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét.
Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Thước mét, phấn màu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Mét.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m).
Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m.
Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”.
Viết “m” lên bảng.
Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.
Đoạn thẳng trên dài mấy dm?
Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 
	1 m = 10 dm
Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm?
Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 
1 m = 100 cm
Yêu cầu HS đọc SGK và nêu lại phần bài học.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn?
Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cây dừa cao mấy mét?
Cây thông cao ntn so với cây dừa?
Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
Hãy đọc phần a.
Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a?
Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 4Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài, cả lớp làm vào vở nháp.
Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài.
Dài 10 dm.
HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
1 mét bằng 100 xăngtimet.
HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. 
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăngtimet.
Tự làm bài, 
- Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
2 HS lên bảng làm bài.
- Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu m?
Cây dừa cao 8m
Cây thông cao hơn cây dừa 5m.
Tìm chiều cao của cây thông.
Thực hiện phép cộng 8m và 5m
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
Cây dừa	 : 5m. 
Cây thông cao hơn : 8m
Cây thông cao . . . : m?
Bài giải
Cây thông cao là:
	5 + 8 = 13 (m)
	Đáp số: 13m
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền cm hoặc m vào chỗ trống.
- Cột cờ trong sân trường cao 10
Cột cờ cao khoảng 10m.
- Điền m
Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
b) Bút chì dài 19cm.
c) Cây cau cao 6m.
d) Chú Tư cao 165cm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 140.doc