Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 3

Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 3

Bạn của Nai Nhỏ

 SGK:22 Thời gian:40-42

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, rình, nhanh trí, ngã ngửa.

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngữ có chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, gạc, thông minh, hung ác.

-Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.

-Qua câu chuyện rút ra nhận xét: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp đỡ người khác, và cứu người trong lúc hoạn nạn.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.

-Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động:

1.Hoạt động đầu tiên:

- Ổn định: 1 Hát

- Bài cũ (5):

-2 học sinh đọc mỗi em 1 đoạn và TLCH 1, 2, 3, 4 trong SGK.

-1 học sinh đọc lại cả bài.

-Giáo viên nhận xét, chấm điểm.

2. Hoạt động dạy bài mới:

a.Giới thiệu (1):

-Hôm nay, các em tập đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ.

b.Phát triển các hoạt động (30):

 

doc 30 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 2 - Đặng Thị Anh Nguyệt - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 10 tháng 09 năm 2008
Tập đọc: (Tiết 9, 10)
Bạn của Nai Nhỏ
 SGK:22 Thời gian:40’-42’
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, rình, nhanh trí, ngã ngửa.
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ có chú giải trong SGK: ngăn cản, hích vai, gạc, thông minh, hung ác.
-Thấy được các đức tính của bạn Nai Nhỏ: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, dám liều mình cứu người.
-Qua câu chuyện rút ra nhận xét: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp đỡ người khác, và cứu người trong lúc hoạn nạn.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ.
-Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:	
1.Hoạt động đầu tiên:
- Ổn định: 1’ Hát
- Bài cũ (5’): 
-2 học sinh đọc mỗi em 1 đoạn và TLCH 1, 2, 3, 4 trong SGK.
-1 học sinh đọc lại cả bài.
-Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
2. Hoạt động dạy bài mới:
a.Giới thiệu (1’):
-Hôm nay, các em tập đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ.
b.Phát triển các hoạt động (30’): 
Tiết 1
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách đọc đúng, hay
 + Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, đọc theo lời nhân vật và hiệu một số từ ngữ mới.
+ Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành.
a/ Giáo viên đọc mẫu và nêu: 
- Học sinh theo dõi.
+Lời người dẫn chuyện:thong thả,chậm rãi,ro õràng
+ Lời Nai Nhỏ: hồn nhiên, ngây thơ, tự hào.
+ Lời của cha Nai Nhỏ: ấm áp, lo lắng, vui vẻ, hài lòng.
b/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu kết hợp hướng dẫn đọc từ khó.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
+ Trong khi học sinh đọc giáo viên chú ý xem các em phát âm sai ở những từ nào?
+ Học sinh nêu những từ các em thấy khó đọc: hích vai, rình, ngã ngửa, ngăn cản, nhanh trí.
- Giáo viên hướng dẫn các em cách đọc.
- Học sinh đọc lại.
- Lớp đọc thầm.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới: ngăn cản, hích vai, gạc, thông minh, hung ác.
- Học sinh đọc từng đoạn và nêu các từ ngữ mới.
- Học sinh đọc CT trong bài, đặt câu, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
+ Giáo viên giải thích thêm bằng tranh.
- Giáo viên hướng dẫn đọc lời cha Nai Nhỏ: 
+ Giáo viên đọc mẫu các lời nói của cha Nai Nhỏ.
+ Học sinh lắng nghe và nhận xét giáo viên ngắt, nghỉ hơi ở đâu, nhấn giọng ở chỗ nào để thể hiện được sự quan tâm, lo lắng, vui mừng của cha Nai Nhỏ.
* Cha không ngăn cản ... bạn của con.
* Học sinh đọc 2 câu ở đoạn 2, 3.
* Đó chính là ... một chút nào nữa.
- Giáo viên hướng dẫn đọc lời của Nai Nhỏ:
+ Giáo viên đọc mẫu lời của Nai Nhỏ ở đoạn 2.
+ Học sinh theo dõi và nhận xét.
+ 2 học sinh đọc lời Nai Nhỏ ở đoạn 3 và 4.
+ Giáo viên nhận xét.
+ Lớp nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách đọc của người dẫn chuyện.
- Học sinh nêu.
* Hoạt động 2: Học sinh luyện đọc
 + Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua, nhóm.
- GV cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc bài trong nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bài trước lớp.
- HS cử đại diện của nhóm lên đọc thi đua.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh đọc ĐT đoạn 4.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 4.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 + Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung bài, hiểu được như thế nào là người bạn tốt và biết cách cư xử với bạn bè.
+ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên cho học sinh nêu câu hỏi 1.
- Học sinh nêu câu hỏi 1.
CH1: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?
+ Đi chơi xa cùng bạn.
+ Cha Nai Nhỏ nói gì?
+ Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3, 4.
- 2 học sinh đọc.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, tìm hiểu và trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày nội dung câu mình bốc thăm.
CH2: Nai Nhỏ kể cho cha nghe tất cả mấy hành động của bạn mình?
- 3 hành động - lần lượt nêu:
+ HĐ1: Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn ngang lối. 
-> Bạn của Nai Nhỏ rất khoẻ mạnh.
+ HĐ2: Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy thoát lão Hổ. 
-> Bạn của Nai Nhỏ thông minh và nhanh nhẹn.
+ HĐ3: Dùng gạc húc sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
-> Bạn của Nai Nhỏ rất dũng cảm, gan dạ liều mình cứu bạn.
CH3: Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên 1 điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào? Vì sao?
+ Học sinh nêu ý kiến và giải thích.
+ Giáo viên khẳng định: hành động dám liều mình cứu bạn là hành động cao cả nhất.
CH4: Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
+ Học sinh nêu bằng cách nghi vào giấy ý kiến của mình và nêu lên cho lớp nghe.
- Giáo viên nhận xét và giáo dục học sinh dưới hình thức cho học sinh nêu những gương bạn tốt trong lớp.
- Học sinh thực hiện.
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy, biết đọc theo lời nhân vật.
+ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
- Giáo viên cho học sinh đọc theo lời nhân vật.
- Học sinh đọc bài trong nhóm.
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc.
- Học sinh các nhóm thi đọc lời nhân vật.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
3. Hoạt động cuối cùng:
- VN: Rèn đọc lại.
- CBB: Gọi bạn
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Toán: (Tiết 11)
Kiểm tra
Thời gian:35’
I. Mục tiêu:
Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của học sinh, tập trung vào:
Đọc, viết số có 2 chữ số, viết số liền trước, số liền sau.
Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
Giải bài toán bằng 1 phép tính (cộng hoặc trừ, chủ yếu là dạng thêm hoặc bớt một số đơn vị từ số đã biết).
Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. Đề bài:
1. Viết các số:
a/ Từ 70 đến 80.
b/ Từ 89 đến 95.
2. a/ Số liền trước của 61 là.
 b/ Số liền sau của 99 là.
3. Tính:
	 42	 84	 60	 66	 5
	+ 54	- 31	+ 25	- 16	+ 23
4. Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
5. Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	Độ dài của đoạn thẳng AB là ... cm.
	Độ dài của đoạn thẳng AB hoặc là ... dm.
III. Thang điểm:
- Bài 1: 3 điểm, mỗi số viết đúng được 1/6 điểm.
- Bài 2: 1 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm.
- Bài 3: 2,5 điểm, mỗi phép tính đúng 0,5 điểm.
- Bài 4: 2,5 điểm, lời giải 1 điểm, phép tính đúng 1 điểm, đáp số 0,5 điểm.
- Bài 5: 1 điểm.
IV. Đáp án:
1. a/ 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80.
 b/ 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95.
2. a/ Số liền trước của 61 là 60.
 b/ Số liền sau của 99 là 100.
3. 	 42	 84	 60	 66	 5
	+ 54	- 31	+ 25	- 16	+ 23
	 96	 53	 85	 50	 28
4.	Giải
	Số bông hoa Mai làm được là:
	 36 - 16 = 20 (bông hoa)
	 Đáp số: 20 bông hoa
5. A 	 B
 Độ dài đoạn thẳng AB là: 10 cm. Hoặc: 1 dm.
Mĩ thuật: (Tiết 3)
Vẽ theo mẫu:Vẽ lá cây 
Thời gian:35’-37’
I/Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây
- Biết cách vẽ lá cây
- Vẽ được 1 lá cây và vẽ màu theo ý thích
II/Chuẩn bị:
 Giáo viên 
- Tranh, ảnh một vài loại lá cây.
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây
- Bài vẽ của hs năm trước
 Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Một số lá cây
- Bút chì, tẩy và màu vẽ
III/Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra dụng cụ học vẽ
 2.Hoạt động dạy bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét.
- GVGT một số loại lá cây thật để hs thấy được hình dáng và màu sắc .
- Kết luận: lá cây cĩ hình dạng và màu sắc khác nhau
 Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá
- GV gt hình minh họa hoặc vẽ lên bảng để hs thấy cách vẽ (quy trình)
	+ Vẽ hình dáng chung của cái lá trước
	+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá
	+ Vẽ màu theo ý thích (cĩ thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, vàng, đỏ ..)
 Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho hs xem một số bài vẽ lá cây của các hd năm trước
- GV gợi ý cho hs làm bài (vẽ hình vừa với hình giấy đã chẩn bị) hoặc vở tập vẽ
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ đã hồn thành và các bài vẽ trên bảng về:
	+ Hình dáng (rõ đặc điểm)
	+ Màu sắc (phong phú)
- GV cho hs tự xếp loại các bài vẽ theo ý thích (bài vẽ đẹp .)
- GV xếp loại các bài vẽ
3.Hoạt động cuối cùng:	
	+ Quan sát hình dáng, màu sắc của một vài loại cây
	+ Sưu tầm tranh ảnh về cây.
Thứ năm ngày 11 tháng 09 năm 2008
Thể dục: (Tiết 5)
Quay phải,quay trái- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
Thời gian: 35’-37’
 I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác chính xác, đẹp hơn giờ trước. 
 - Học quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác đúng kĩ thuật, đúng phương hướng và không để mất thăng bằng. 
- Ôn trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi!”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật. 
II. Chuẩn bị:
- Sân trường,còi, cờ, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Biện pháp tổ chức
1.Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
* Ôân cách báo cáo, chào khi gặp giao viên 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1hàng dọc trên địa hình tự thie ...  2 HS kể lại câu chuyện.
Bài 2:
Nêu yêu cầu bài?
Đọc và suy nghĩ để sắp xếp các câu cho đúng thứ tự nội dung các sự việc xảy ra.
GV kiểm tra kết quả (b – d – a – c )
Hoạt động 2: Lập bảng danh sách
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách lập bảng danh sách lớp
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm
Bài 3:
Nêu yêu cầu
Thầy hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở và ghi thứ tự các cột, xem bảng danh sách lớp 2A để ghi cho đúng
3. Hoạt động cuối cùng:
Nêu lại những nội dung đã luyện tập (HS: Xếp tranh cho đúng nội dung chuyện, rồi tóm tắt lại nội dung chuyện. Sắp xếp các câu cho đúng thứ tự. Lập danh sách nhóm bạn)
Khi trình bày chú ý viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.
Làm bài tiếp
- Hát
- 2 HS đọc
à ĐDDH: Tranh
- Sắp xếp các tranh, tóm nội dung tranh bằng 1,2 câu để thành câu chuyện : “Gọi bạn”
- 1 - 4 - 3 -2
- (1) Bê và Dê sống trong rừng sâu
- (2) Trời hạn hán, suối cạn, cỏ khô héo.
- (3) Bê đi tìm cỏ quên đường về.
-(4) Dê tìm bạn gọi hoài: “Bê! Bê!”
- Xếp các câu cho đúng thứ tự
- HS đọc nội dung bài 2
- HS làm bài
à ĐDDH: Bảng phụ
- Lập danh sách HS
- HS làm bài
***
Toán: (Tiết 15)
9cộng với một sô: 9 + 5
SGK: 15 Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS
Biết cách thực hiện phép cộng 9 + 5, từ đó lập và học thuộc các công thức 9 cộng với 1 số (cộng qua 10).
Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép cộng dạng 29 + 5 và 49 + 25
Kỹ năng: Rèn làm tính đúng, nhanh
Thái độ: Tính cẩn thận chăn chỉ
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, bảng cài
HS: SGK + bảng con
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
26 + 4, 36 + 24
HS sửa bài 1
+
-GV yêu cầu HS nêu đúng sai, nếu sai cho HS lên sửa lại cách đặt tính cho đúng
+
+
	12	13 	 6
	 8 	 7	14
	20 	20	20
2. Hoạt động dạy bài mới: 
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’)
Học dạng toán: 9 cộng với 1 số: 9 + 5
Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 9 + 5
Ÿ Mục tiêu: Thuộc các công thức 9 cộng với 1 số (cộng qua 10)
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải thảo luận nhóm
-GV nêu bài toán: Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
-GV hướng dẫn để rút ra phép tính
-Có 9 que tính (cài 9 que tính lên bảng). Viết 9 vào cột đơn vị. Thêm 5 que tính (cài 5 que tính dưới 9 que tính). Viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
Chục đ vị
 9 	 5 fd1	 4	
-GV dẫn ra phép tính	
9 + 5 = 14
(viết dấu cộng vào bảng)
-GV yêu cầu HS đặt tính dọc 
+
 9 9+5=14 viết 4, thẳng cột với 9 và 5. 
	 	5 Viết 1 vào cột chục
	 14
-Hướng dẫn HS tự làm bảng cộng dạng 9 cộng với 1 số.
-Sử dụng bảng cài
Hoạt động 2: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Làm các bài tập thành thạo
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm:
 -GV quan sát, hướng dẫn
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 Bài 3: Điền số 
 Viết ngay kết quả
-GV quan sát, hướng dẫn
Bài 4: Để tìm số cây có tất cả ta làm sao?
Bài giải:
Số cây trong vườn có tất cả là:
9 + 8 = 17 (cây)
Đáp số: 17 cây.
3. Hoạt động cuối cùng:Củng cố – Dặn dò (3’)
HS đọc bảng công thức 9 cộng với 1 số
Quan sát và ghi Đ hoặc S nếu sai sửa lại cho đúng
+
+
+
+
+
	 9	 8	 7	 4	 9 	
	 3 	 9	 9	 9	 5
	12 	 17	 16	 13	 14
- GV nhận xét 
Làm bài 1.
Chuẩn bị: 29 + 5
 +
+
+
+
35	 42	 25	 64	 21 	
+	 5 	 8	 35	 16	 29
	40 	 50	 60	 80	 50
à ĐDDH: Bảng cài, que tính
- HS thao tác trên vật thật
- Lấy 9 que tính, thêm 5 que tính nữa, gộp lại là 14 que tính
- HS đặt tính
+
	9
	5
- Thảo luận nhóm
- 9 + 1 = 10
- 9 + 2 = 11
- 9 + 3 = 12	
 . . .
- 9 + 9 = 18
- HS học thuộc các công thức trên
à ĐDDH: Bảng phụ
+
+
+
- HS làm bảng con
 	9	 9	 9
 	6 	 9 4
	 11 	 17 15
- HS nêu
- HS dựa vào bảng công thức để làm.
- HS đọc đề
- làm tính cộng
- HS làm bài sửa bài
***
Tập viết: (Tiết 3)
Chữ hoa B
Thời gian: 40’-42’
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng viết chữ:
Biết viết chữ cái hoa B theo cỡ vừa và nhỏ.
Biết viết câu ứng dụng: “Bạn bè sum họp” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
2. Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữï.
Học sinh: Bảng con.
III. Các hoạt động:
1.Hoạt độngđầu tiên:
a. Ổn định 1’: Hát
b. Bài cũ 5’: Chữ Ă, Â
Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh.
Vài học sinh lên bảng viết lại.
2.Hoạt động dạy bài mới:
a. Giới thiệu 1’: Hôm nay, các em tập viết chữ B hoa.
b. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chữ B hoa
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được cách viết chữ B, cỡ chữ, nét cấu tạo.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành.
- Giáo viên treo chữ mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ B hoa.
- Cao 5 li, 6 đường kẻ.
- Gồm 2 nét: nét 1 giống móc ngược trái, phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn.
+ Nét 2: là kết hợp 2 nét cong trên và cong phải nối liền tạo vòng xoắn.
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh viết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu cách viết.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn học sinh rèn viết bảng con.
- học sinh luyện viết bảng con.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và cách viết đúng câu ứng dụng.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Giáo viên treo chữ mẫu.
- Học sinh quan sát.
- Giáo viên cho học sinh nêu nội dung câu: Bạn bè sum họp.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh nêu: Cách viết 1 câu?
+ Khoảng cách giữa các chữ?
- Học sinh nêu.
+ Độ cao của các con chữ?
- Học sinh nêu.
- Cách đặt dấu thanh?
- Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh luyện viết bảng con.
- Học sinh viết bảng con.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở
+ Mục tiêu: Học sinh viết đúng nội dung bài, biết cách trình bày bài sạch, đẹp.
+ Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên nêu nội dung viết vở.
- Học sinh theo dõi.
+ 1 dòng chữ B cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ B cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Bạn cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Bạn cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Bạn bè sum họp cỡ nhỏ.
- Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. 
- Học sinh viết bài vào vở.
3. Hoạt động cuối cùng: (3’)
 VN: Rèn viết lại.
CBB: Chữ C hoa.
Giáo viên nhận xét tiết học.
***
Tự nhiên xã hội: (Tiết 3)
Hệ cơ.
SGK:8 Thời gian: 35’-37’
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể:
Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể.
Biết được rằng cơ có thể co, duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
2. Kĩ năng:
Học sinh thực hành đúng các động tác co và duỗi tay.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ hệ cơ - Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
1.Hoạt động đầu tiên:
- Bài cũ 4’: Bộ xương
Giáo viên cho học sinh lên chỉ và nêu tên 1 số bộ xương, khớp xương.
Nêu cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương. 
Giáo viên nhận xét. 
2. Hoạt động dạy bài mới:
- Giới thiệu bài (1’):
Hôm nay, các em học bài: Hệ cơ.
- Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách và yêu cầu học sinh chỉ ra và nói tên một số cơ của cơ thể.
- Học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên treo hình vẽ hệ cơ lên bảng và cho học sinh xung phong lên vừa chỉ, vừa nói tên các cơ.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Trong cơ thể ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được cử động như chạy, nhảy, ăn, uống.
* Hoạt động 2: Thực hành co và duỗi tay
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trong SGK và làm động tác giống hình vẽ.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ ở cánh tay khi co.
+ Giáo viên cho học sinh duỗi tay ra, quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ khi duỗi xem nó thay đổi như thế nào so với bắp cơ khi co.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm (2 bàn quay vào nhau) về câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên cho 1 số nhóm lên trước lớp thực hành và nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn.
+ Khi cơ duỗi cơ sẽ dài và mềm hơn.
+ Nhờ sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
* Hoạt động 3: Làm gì để cơ được săn chắc?
- Giáo viên nêu câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?
- Học sinh trả lời: tập thể dục, vui chơi.
- Giáo viên chốt lại và giáo dục học sinh nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày để cơ được săn chắc.
3. Hoạt động cuối cùng:
VN: Về thực hiện những điều đã học.
CBB: Làm gì để xương và cơ thể phát triển tốt. 
Giáo viên nhận xét tiết học.
***

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyet-tuan 3.doc