Giáo án Khoa học 5 cả năm

Giáo án Khoa học 5 cả năm

KHOA HỌC

Bài 1. Sự sinh sản (trang 4)

I. MỤC TIÊU

HS cần phải:

- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống bố mẹ của mình.

- Biết nhìn hình giới thiệu được các thành viên trong gia đình.

- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

II ĐỒ DÙNG DAY- HỌC.

- HS: Các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.

- GV: Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi: Bé là con ai (Phiếu dán ảnh, hình ảnh bố, mẹ; hình ảnh em bé có đặc điểm giống nhau).

 

doc 71 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 5 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học
Bài 1. Sự sinh sản (trang 4)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống bố mẹ của mình.
- Biết nhìn hình giới thiệu được các thành viên trong gia đình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.
- GV: Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi: Bé là con ai (Phiếu dán ảnh, hình ảnh bố, mẹ; hình ảnh em bé có đặc điểm giống nhau).
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Giới thiệu chương trình học
- Em có nhận xét gì về sách khoa học 4 và sách kha học 5?
GV nhấn mạnh nội dung: con người và sức khoẻ để vào bài.
- 1 HS đọc tên SGK.
- Dựa vào mục lục đọc tên các chủ đề của sách.
- Sách khoa học 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Trò chơi: Bé là con ai.
- Nêu tên trò chơi, giới thiệu đồ chơi và phổ biến cách chơi.
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nội dung câu hỏi có thể: 
+ Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)?
- GV hỏi để tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm được bố và mẹ cho em bé?
+ Qua trò chơi em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng.
* Kết thúc hoạt động 1.
- Lắng nghe.
- Nhận đồ chơi và thảo luận theo 4 nhóm: Tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.
- Đại diện hai nhóm dán phiếu lên bảng.
- Đại diện hai nhóm khác lên hỏi bạn.
- Cùng tóc xoăn, cùng nước da trắng, mũi cao, mắt to và tròn, nước da đen và hàm răng trắng, mái tóc vàng và nước da trắng giống bố, mẹ....
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
- Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của chúng.
- ý 1 của phần bạn cần biết.
2. Hoạt động 2: ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh.
+ 1 HS đọc nội dung từng câu hỏi SGK (theo 3 thời điểm: lúc đầu, hiện nay và sắp tới) cho HS 2 trả lời.
+ HS 1 khẳng định đúng sai.
- Treo các tranh minh hoạ không có lời, yêu cầu HS giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- GV nhận xét và nêu câu hỏi kết thúc hoạt động 2:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
* Kết thúc hoạt động 2.
- HS quan sát hình 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp dưới sự hướng dẫn của GV.
- 2 HS cùng cặp nối tiếp nhau giới thiệu
- Thảo luận nhóm đôi và đại diện trả lời.
- Nêu nội dung bạn cần biết SGK, trang 5. 
3. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế gia đình của em.
- GV nhận xét và kết luận bạn giới thiệu hay và gia đình ai đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- HS dùng ảnh gia đình để giới thiệu các thành viên trong gia đình và các điểm giống nhau giữa các thành viên.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Tại sao cúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
- Nhờ đâu mà các thế hệ dòng họ và gia đình được kế tiếp?
- Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 2, 3: Nam hay nữ và hình vẽ 1 bạn trai và một bạn nữ.
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 2-3. Nam hay nữ (trang 6)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
- Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II Đồ dùng day- học.
- HS: +Các hình minh hoạ trang 6, 7 SGK.
+ Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung 3 cột: Nam / Cả nam và nữ / Nữ / cho trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
+ Chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Kiểm tra bài cũ theo các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Dùng câu hỏi: Con người có những giới nào? để vào bài.
- Trả lời câu hỏi của GV theo các yêu cầu của GV.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học.
- Nội dung thảo luận:
+ Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác với bạn nữ?
+ Câu 2, SGK.
+ Câu 3, SGK.
- Ghi nhanh ý kiến của HS, nhận xét và gạch chân các điểm khác nhau về mặt sinh học.
- Kết luận: Theo nội dung bạn cần biết trang 7, SGK.
- GV yêu cầu HS nêu thêm điểm khác về mặt sinh học?
- Thảo luận theo cặp dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện báo cáo và cặp khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu nội dung bạn cần biết trang 7, SGK.
- Quan sát hình 2, 3 SGK, trang 7.
- Nam: cơ thể rắn chắc, khẻo mạnh và cao to hơn nữ.
- Nữ: Cơ thể mềm mại và nhỏ nhắn hơn nam.
2. Hoạt động 2: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi theo yêu cầu của bài.
* Lưu ý: Cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng hoặc đặc điểm chung.
- GV khẳng định đúng, sai.
- Tổ chức cho HS thi nói về từng đặc điểm trên.
* Kết luận hoạt động 2: Giữa nam và nữ có điểm khác nhau về mặt sinh học nhưng lại có nhiều điểm chung về mặt xã hội.
- HS đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” SGK, trang 8..
- Nghe hướng dẫn và thực hiện trò chơi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày theo thứ tự thời gian 1, 2, 3....
- Cả lớp đọc và tìm ra sự khác nhau giữa các nhóm.
- Thi lí giải đặt câu hỏi và trả lời về các đặc điểm trên để bảo vệ quan điểm của mình.
3. Hoạt động 3: Vai trò của nữ.
- ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV khẳng định nữ cũng chơi được đá bóng.
- Câu hỏi 1, trang 9.
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
* GV chốt: Nội dung bạn cần biết SGK, trang 9.
- Hãy kể tên các phụ nữ tài giỏi và thành công trong công việc và xã họi mà em biết?
- Quan sát hình 4, trang 9, SGK để nêu ý kiến của mình.
- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
- Ngoại trưởng Mỹ Rice, tổng thống Philippin, nhà báo Tạ Bích Loan,...
4. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- GV nêu yêu cầu để HS thảo luận ý kiến:
+ Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
+ Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
+ Dàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi công việc phải nghe theo đàn ông.
+ Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
+ Trong gia đình nhất định phải có con trai.
+ Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
* GV nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm, chọn 2 trong 6 nội dung bất kì để thảo luận.
- Phát biểu ý kiến, nhóm nhận xét và bổ sung.
5. Hoạt động 5: Liên hệ thực tế.
- Câu hỏi liên hệ:
+ Xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau?
- HS liên hệ thực tế theo yêu cầu của GV.
6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Nam giới và nữ giới có điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 4. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? (trang 10)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Hiểu được cơ thể mỗi người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Phân biệt được một vài giai đoạn của thai nhi.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 10, 11 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu các điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh thái?
+ Hãy nói về vai trò của phụ nữ?
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam nà nữ?
- GV dùng hình SGK trứng và tinh trùng kết hợp câu hỏi để dẫn vào bài.
- 3 HS lần lượt trả lời.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Sự hình thành của cơ thể người.
- GV nêu câu hỏi.
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra? 
- GV giảng giải và chốt nội dung. 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cơ quan sinh dục.
- Tạo ra tinh trùng.
- Tạo ra trứng.
- Được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
- Khoảng 9 tháng.
- Nêu nội dung bạn cần biết SGK, trang 10.
2. Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.
- Nhận xét và yêu cầu 2 HS mô tả lại. 
- GV nhận xét và kết thúc hoạt động 2.
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát hình 1 SGK và đọc phần chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- 1 HS mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài làm.
3. Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi trong từng giai đoạn.
- GV kết thúc hoạt động 3.
- HS đọc SGK trang 11 và quan sát hình, xác định thời điểm của thai nhi được chụp.
- HS nêu ý kiến của mình và lớp nhận xét, bổ sung.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
- Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?Và tìm hiểu xem khi người mẹ mang thai nên và không nên làm gì?
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 5. Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ? (trang 12)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
- Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 12, 13 SGK, phiếu.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh?
+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi?
- GV sử dụng câu hỏi: Theo em, người mẹ và thai nhi có ảnh đến nhau không? Tại sao? để dẫn vào bài. 
- 3 HS lần lượt trả lời.
B. B ... i là nhị cái. Khi bông hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ thì người ta sẽ gọi tên tương ứng là hoa đực hay hoa cái. 
- Hoạt động cặp đôi: Thực hiện yêu cầu trang 104, SGK, trao đổi với nhau để phân biệt được nhị và nhuỵ, hoa đực và hoa cái. 
- Đại diện HS trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Thực hành với thực vật. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm:
+ Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
Quan sát các bộ phận của các bông hoa hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK và chỉ đâu là nhị đực và nhị cái.
Phân loại hoa theo bảng SGK, trang 105.
- Nhận xét.
* GV kết thúc hoạt động 2: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản đực gọi là nhị và cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
Có hai kiểu sinh sản tuỳ theo kiểu hoa của cây: sinh sản đơn tính và sinh sản lưỡng tính.
- Hoạt động theo nhóm: Thảo luận và hoàn thành bảng nội dung bài tập 1, SGK, trang 105 để phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ. Nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
- Nêu nội dung bạn cần biết SGK, trang 105.
3. Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính. 
- Vẽ nhanh sơ đồ lên bảng cùng với phần chú thích.
- Tổ chức cho HS lên bảng chỉ hình và giới thiệu cấu tạo của nhị và nhuỵ trên hoa lưỡng tính.
- Quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần.
- Nhận xét và hỏi thêm HS khá, giỏi: + Nhị hoa gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan sinh dục cái của hoa gồm những bộ phận nào?
* Lưu ý HS: Noãn đó là bộ phận rất quan trọng trong quá trình sinh sản của hoa sau này.
* GV kết thúc hoạt động 3.
- Hoạt động cá nhân: Quan sát GV thực hành trên bảng và đọc tên các bộ phận của nhị và nhuỵ cho lớp nghe. 
- Đại diện HS lần lượt trình bày nhiệm vụ. Lớp nhận xét và bổ sung.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
+ Hãy mô tả cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa. (trang 106).
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết: 
- Nói về sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả. 
- Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 106, 107 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản gì? 
+ Dựa vào cơ quan sinh sản của hoa, người ta chia hoa thành mấy dạng? Đó là những dạng nào?
- Nhận xét và dẫn vào bài. 
 - Lần lượt HS trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi theo nội dung câu hỏi SGK, trang 106.
- Nhận xét.
* GV kết thúc hoạt động 1: Sự thụ phấn bắt đầu cho quá trình sinh sản của thực vật có hoa: Là quá trình đầu nhuỵ nhận được hạt phấn của nhị.
Sự thụ tinh diễn ra khi: Tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn sẽ kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn và tạo ra hợp tử.
Quá trình tạo thành hạt: Hoa tàn, bầu nhuỵ phát triển thành quả.
- Hoạt động cặp đôi: Đọc thông tin trang 106 SGK, chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. 
- Đại diện HS trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán chữ. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để chơi trò chơi trang 106.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. 
* GV kết thúc hoạt động 2.
- Hoạt động theo nhóm: Thảo luận và chơi trò chơi SGK, trang 106 để củng cố kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
3. Hoạt động 3: Thảo luận. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhận dựa vào nội dung câu hỏi trang 107 để hoàn thiện nội dung bảng thống kê:
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
- Nhận xét 
* GV kết thúc hoạt động 3: Hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng bao giờ cũng đẹp, thơm, có mật ngọt hơn hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hoạt động cá nhân: Quan sát các hình minh hoạ SGK, trang 107 và trả lời câu hỏi để phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- Đại diện HS lần lượt trình bày nhiệm vụ. Lớp nhận xét và bổ sung.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
+ Tại sao có những loại hoa rất đẹp và rất thơm nhưng lại có những loài hoa lại rất bình thường? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 53: Cây con mọc lên từ hạt và thực hành gieo mầm nảy hạt.
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 53: Cây con mọc lên từ hạt. (trang 108)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết: 
- Mô tả cấu tạo của hạt. 
- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt, giới thiệu được kết quả gieo hạt nảy mầm đã chuẩn bị trước.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 108, 109 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? 
+ Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
- Nhận xét và sử dụng câu hỏi: Nhờ đâu mà hạt mọc được thành cây, có cái gì bên trong hạt không để dẫn vào bài. 
 - Lần lượt HS trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi theo nội dung câu hỏi SGK, trang 108, 109.
- Nhận xét.
* GV kết thúc hoạt động 1: Cấu tạoc ủa hạt gồm 3 phần: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi phôi.
Cấu tạo của hạt mầm gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. 
- Hoạt động cặp đôi: Đọc thông tin các khung chữ trang 108, 109 SGK, để làm bài tập: Mô tả cho nhau nghe được cấu tạo của hạt. 
- Đại diện HS trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Điều kiện để hạt nảy mầm. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để chơi trò chơi trang 106.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. 
* GV kết thúc hoạt động 2.
- Hoạt động theo nhóm: Thảo luận và chơi trò chơi SGK, trang 106 để củng cố kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
3. Hoạt động 3: Thảo luận. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo tổ.
- Nhận xét 
* GV kết thúc hoạt động 3: Điều kiện để hạt có thể nảy mầm được chính là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. 
- Hoạt động theo tổ: Từng HS giới thiệu về kết quả gieo hạt của mình, trao đổi kinh nghiệm với nhau để nêu điều kiện hạt nảy mầm chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- Đại diện HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung.
4. Hoạt động 4: Quan sát. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cả lớp.
- Tổ chức cho HS mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
- Nhận xét 
* GV kết thúc hoạt động 4. 
- Hoạt động cả lớp: Quan sát hình 7, SGK để nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt. 
- Đại diện HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
khoa học
Bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. (trang 110)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết: 
- Ngoài cách mọc lên từ hạt, cây con có thể mọc lên từ các bộ phận khác của cây mẹ như: thân, lá, rễ...
- Xác định được vị trí chồi mầm của một số cây khác nhau, kể tên được một số loài cây mọc lên từ thân, lá, rễ...của cây mẹ.
- Thực hành trồng cây con từ cây mẹ. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 110, 111 SGK.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động. 
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cấu tạo của hạt? 
+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm? 
- Nhận xét và dẫn vào bài. 
 - Lần lượt HS trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Quan sát. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi theo nội dung câu hỏi SGK, trang 110 và kết hợp quan sát các hình vẽ 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Tổ chức cho HS báo cáo từng hình và thống nhất ý kiến.
- Nhận xét.
* GV kết thúc hoạt động 1: Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn như hoa hồng, mía, khoai tây...
Một số loài cây được trồng bằng thân rễ như gừng nghệ; bằng thân giò như hành tỏi...
Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng và cây sống đời...
- Hoạt động cặp đôi: Quan sát các hình trong SGK, trang 110 và trả lời các câu hỏi để tìm vị trí chồi một số cây khác nhau; kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. 
- Đại diện HS trình bày từng hình và nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- Nêu nội dung bạn cần biêtSGK, trang 111.
2. Hoạt động 2: Điều kiện để hạt nảy mầm. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để chơi trò chơi trang 106.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng. 
* GV kết thúc hoạt động 2.
- Hoạt động theo nhóm: Thảo luận và chơi trò chơi SGK, trang 106 để củng cố kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
3. Hoạt động 3: Thảo luận. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo tổ.
- Nhận xét 
* GV kết thúc hoạt động 3: Điều kiện để hạt có thể nảy mầm được chính là độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. 
- Hoạt động theo tổ: Từng HS giới thiệu về kết quả gieo hạt của mình, trao đổi kinh nghiệm với nhau để nêu điều kiện hạt nảy mầm chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- Đại diện HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung.
4. Hoạt động 4: Quan sát. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cả lớp.
- Tổ chức cho HS mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
- Nhận xét 
* GV kết thúc hoạt động 4. 
- Hoạt động cả lớp: Quan sát hình 7, SGK để nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt. 
- Đại diện HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 54: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. 
––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc 5 ca nam.doc