Hoạt động giáo dục NGLL Tiết 3 + 4
TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU”
I. Mục tiêu:
- Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, giáo dục học sinh biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp.
- HS biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của học sinh, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Làm sạch trường đẹp lớp
- Bảo quản tài sản chung
2. Hình thức hoạt động:
- Hoạt động nhóm
- Đóng vai diễn tiểu phẩm
III. Chuẩn bị:
- Kịch bản “Cái bàn biết đau”.
- Nội quy nhà trường.
- Ảnh chụp quang cảnh lớp, trường.
Tuần 3 ************************************ Hoạt động giáo dục NGLL Tiết 3 + 4 TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU” I. Mục tiêu: Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, giáo dục học sinh biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp. HS biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của học sinh, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: Làm sạch trường đẹp lớp Bảo quản tài sản chung Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm Đóng vai diễn tiểu phẩm III. Chuẩn bị: Kịch bản “Cái bàn biết đau”. Nội quy nhà trường. Ảnh chụp quang cảnh lớp, trường. III. Tiến trình: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: GV nêu lí do hoạt động 2. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Tổ chức diễn tập tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”. - GV cho HS chia thành 5 tổ. - GV cho các tổ thảo luận và diễn tập tiểu phẩm trong nhóm. - Trong quá trình diễn tập giáo viên đến từng nhóm HD, giúp đỡ để các nhóm hoàn thiện tiểu phẩm của nhóm mình. - GV có lời nhận xét qua lần diễn thử của tùng nhóm: Khi trình diễn cần nói rõ ràng, kết hợp được cử chỉ điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với lời nhân vật. - Dặn các nhóm chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ trước khi trình diễn tiểu phẩm. 02 bạn trình diễn phải thuộc lời thoại của tùng vai, còn người dân chuyện thì không cần thuộc (nếu thuộc thì tốt) b. Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm. - Văn nghệ chào mừng. - Trước khi các nhóm biểu diễn GV nhắc: Khi trình diễn cần nói rõ ràng, kết hợp được cử chỉ điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với lời nhân vật. - GV HD HS trao đổi nội dung tiểu phẩm: + Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì? + Vì sao cô giáo cho rằng, cái bàn biết đau? +Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở phần cuối tiểu phẩm? - Văn nghệ kết thúc. c. Hoạt động 3: Nhận xét- đánh giá - GV cho HS bình chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mà mình thích nhất. - GV cho HS bình chọn thể hiện nhân vật mình thích nhất? Mình thích điều gì ở bạn? - GV tổng kết. - Khen ngợi các nhóm đã trình diễn thành công, thể hiện tốt vai diễn của mình. - GV nhấn mạnh: Sự hối lỗi của bạn Vinh trong tiểu phẩm đã được cả lớp tán thưởng. cô tin lớp chúng ta không có ai mắc phải lỗi lầm như bãn Vinh. Chúc cho ngôi trường của chúng ta ngày càng khang trang sạch đẹp. 3. Kết thúc hoạt động: - GV cho HS hát bài hát kết thúc - Nhận xét về tinh thần học tập của HS, tuyên dương những HS có ý thức tập luyện tiểu phầm tốt - Nhắc nhở các HS có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp và bảo vệ tài sản của nhà trường. - Hát: Em yêu trường em - Lắng nghe - Các nhóm tiến hành diễn tập tại nhóm theo sự phân công hướng dẫn của GV - Các nhóm tiến hành diễn thử. - Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn. - Mỗi tổ sẽ trình diễn 1 tiết mục văn nghệ. - MC: Lên tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, mời các nhóm trưởng đại diện lên bốc thăm thứ tự biểu diễn. - Các tổ tiến hành trình diễn tiểu phẩm. - Vinh đang khoa chân, múa tay nhảy trên bàn. - Vì cái bàn là do công sức con người vất vả làm ra, nếu ta làm hỏng sẽ làm đau lòng người làm ra nó. - HS giơ tay. - HS hát. - Cả lớp. - Cá nhân bình chọn và trả lời 2 câu hỏi đặt ra. - Cả lớp lắng nghe và vỗ tay. - Hát bài hát về trường lớp. - Lắng nghe vỗ tay
Tài liệu đính kèm: