Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Phan Nghĩa Thanh Bình

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Phan Nghĩa Thanh Bình

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Huấn luyện cho các em nắm được được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, tính năng kỹ chiến thuật của súng trường CKC; quy tắc sử dụng bảo quản súng, đạn.

2. Kĩ năng

- Làm quen với việc quản lý khai thác sử dụng các loại vũ khi cần thiết.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật, sử dụng vũ khí để vận dụng vào trong chiến đấu sau này

3. Thái độ

- Tập trung chú ý nghe, ghi chép nội dung bài theo ý hiểu của mình.

- Nắm chắc phần tác dụng, cấu tạo, tính năng của súng

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị phòng học, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.

- Nghiên cứu bài 4 trong SGK. Giảng theo phương pháp thuyết trình, diễn giải kết hợp chỉ trên mô hình tranh vẽ

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 4 trong SGK

- Ghi chép theo ý hiểu của mình làm cơ sở thảo luận, kiểm tra; vở, viết, trang phục quy định

 

docx 101 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Phan Nghĩa Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG – TP. HCM
TỔ BỘ MÔN: THỂ DỤC - GDQP - AN
GIÁO ÁN
MÔN : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
( Dùng giảng dạy cho học sinh lớp 11 THPT )
Giáo viên: Phan Nghĩa Thanh Bình
Năm học : 2022 – 2023KẾ HOẠCH DẠY HỌC
	Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho việc phân phối chương trình 1 tiết. tuần trong 37 tuần thực học, thời lượng chương trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó: lớp 11: 35 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Stt
Nội dung
Thời gian
Tổng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
1
Đội ngũ đơn vị
2
2
2
Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
4
4
3
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia 
5
5
4
Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
4
1
3
5
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC 
8
2
6
6
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
3
1
2
7
Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
5
1
4
8
Kiểm tra
4
1
3
Cộng:
35
15
20
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Bài
Tiết
Nội dung
Thời gian
Số tiết
Lí thuyết
Thực hành
1. Đội ngũ đơn vị
1
- Đội ngũ tiểu đội
2
2
2
- Đội ngũ trung đội
2. Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của HS
3
- Sự cần thiết ban hành luật NVQS, giới thiệu khái quát về luật
4
4
4
- Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ
5
- Phục vụ tại ngũ trong thời bình, xử lý các vi phạm Luật NVQS
6
- Trách nhiệm của học sinh
3. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
7
- Cầm máu tạm thời 
- Cố định tạm thời gãy xương
- Hô hấp nhân tạo
- Kỹ thuật chuyển thương
5
1
8
- Luyện tập cầm máu tạm thời
- Luyện tập cố định tạm thời xương gãy
4
KT 1 tiết
9
Kiểm tra lý thuyết
1
1
10
- Luyện tập hô hấp nhân tạo
- Luyện tập kỹ thuật chuyển thương
11
- Luyện tập tổng hợp
12
- Luyện tập tổng hợp
4. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
13
- Giới thiệu súng tiểu liên AK; cấu tạo đạn K56
4
1
14
- Giới thiệu súng trường CKC
- Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn
15
- Tháo, lắp súng tiểu liên AK 
3
16
- Tháo, lắp súng súng trường CKC
5. Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
17
- Một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn
8
2
6
KT học kì 1
18
Kiểm tra thực hành
1
1
19
- Lên lớp: Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK và súng trường CKC
- Luyện tập 
20
- Lên lớp: Tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm
- Luyện tập: + Ngắm chụm 
 + Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu lên AK và súng trường CKC
21
- Luyện tập: + Tập ngắm chụm
 + Tập ngắm trúng, chụm
22
- Lên lớp: Tập bắn mục tiêu cố định
- Luyện tập: Tập lấy đường ngắm (Đường ngắm chết)
23
- Tập bắn theo mục tiêu cố định của bài tập
24
- Tập bắn theo mục tiêu cố định của bài tập
25
- Tập bắn theo mục tiêu cố định của bài tập
6. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn
26
- Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam
- Quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn
3
1
27
- Mục III: Tư thế, động tác đứng ném lựu đạn
2
28
- Mục IV: Ném lựu đạn trúng đích
KT 1 tiết
29
 Kiểm tra thực hành 
1
1
7. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
30
- Lãnh thổ quốc gia
5
5
31
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự hình thành biên giới quốc gia
32
- Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam
33
- Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN về bảo vệ biên giới quốc gia 
- Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
34
- Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân
KT học kì 2
35
Kiểm tra lý thuyết
1
1
CHUẨN KIẾN THỨC MÔN GDQP – AN KHỐI 11
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh
a) Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh;
b) Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Hiểu rõ những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên.
- Hiểu được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; những khái niệm về biên giới và đường biên giới trên biển, thềm lục địa, đất liền và trên không. Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Điều lệnh
 Đội ngũ đơn vị
1. Kiến thức: 
Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập rèn luyện của mỗi học sinh và lớp học. Nắm vững những động tác đội ngũ từng người không có súng và thứ tự động tác tập hợp đội hình tiểu đội, trung đội. 
2. Kỹ năng: 
 Làm được động tác chỉ huy tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội và trung đội.
3. Kỹ thuật
a) Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC;
b) Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC;
c) Kỹ thuật sử dụng lựu đạn.
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được súng tiểu liên AK và súng trường CKC; biết tính năng, cấu tạo, nguyên lý chuyển động và nguyên tắc tháo, lắp thông thường;
- Hiểu được một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn và động tác bắn mục tiêu cố định;
- Nắm chắc tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc dùng lựu đạn và tư thế động tác ném trúng đích, bảo đảm an toàn.
2. Kỹ năng:
 - Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC; biết thực hành bắn trúng mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC. 
- Thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, đảm bảo an toàn.
Có thể dự hội thao, hội thi tháo lắp thông thường súng tiểu liên AK ban ngày và bắn súng tiểu liên AK bài 1b.
4. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự
 Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
1. Kiến thức:
Có kiến thức cơ bản, ban đầu về các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, chuyển thương.
2. Kỹ năng:
Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo, chuyển thương.
Ngày soạn: 03/09/2016
Lớp dạy: khối 11
BÀI1: ĐỘINGŨĐƠN VỊ(2 TIẾT )
TIẾT 1: 	- GIỚITHIỆUMỤCTIÊU, CHƯƠNGTRÌNH,NỘIDUNGMÔNHỌC
- ĐỘIHÌNHTIỂUĐỘI
MỤCTIÊU
Kiến thức
Hs nắm được mục tiêu, chương trình, nội dung môn học GDQP - AN
Hiểu được ý nghĩa, thứ tự các động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội
Kĩ năng
Biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát.
Biết vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
Thái độ
Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũđơn vị.
Cóý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích hình ảnh
- Hoạt động nhóm
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
CHUẨN BỊ 
Giáo viên
Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.
Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV
GV tập luyện thuần thục các động tác, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ huấn luyện.
Tranh phóng to sơđồđội hình tiểu đội
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK, SGV.
Tập trước các động tác tập hợp đội hình đội ngũ cho đội mẫu.
TIẾNTRÌNHBÀI HỌC
Tổ chức lớp học: (2 phút)
Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của HS, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).
Làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức phương pháp.
 Bài mới: Nội dung cơ bản bài học trong chương trình lớp 10, do vậy lớp 11 chỉ tập trung vào luyện tập để thực hiện đúng động tác tập hợp ĐH tiểu độivà các động tác ĐNTN không có súng, biết vận dụng trong học tập và sinh hoạt.
Bài mới:( 38 phút)
HOẠTĐỘNG 1: Giới thiệu mục tiêu, chương trình, nội dung môn học (18 phút)
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giới thiệu cho học sinh nắm được mục tiêu, chương trình học và nội dung cơ bản của môn học GDQP-AN lớp 11
HS chúý nghe và ghi chép các nội dung mà GV truyền đạt
Mục tiêu môn học GDQP
Chương trình môn học GDQP
Nội dung môn GDQP
HOẠTĐỘNG2: Đội hình tiểu đội (20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Tổ chức và phương pháp luyện tập:
Tổ chức thành 4 nhóm luyện tập, mỗi nhóm (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các nhóm trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì luyện tập.
Phương pháp luyện tập: Tiến hành theo 3 bước.
Bước 1: Từng người tự nghiên cứu nội dung động tác.
Thời gian: 5 phút.
Phương pháp: Từng người trong đội hình của tiểu đội vừa nghiên cứu để nhớ lại nội dung vừa tự làm động tác. 
Bước 2: Từng tiểu đội luyện tập. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp: Tiểu đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội hình. 
Bước 3: Tiểu đội trưởng chỉ định các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng để tập hợp đội hình. 
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp luyện tập: Các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng để tập hợp đội hình.
- Địa điểm luyện tập, hướng tập (chỉ tại sân tập).
- Quy ước tập: Kết hợp còi và khẩu lệnh.
Sau khi phổ biến xong, triển khai các bộ phận về vị trí luyện tập. 
Quá trình luyện tập giáo viên luôn bám sát, theo dõi và sửa tập cho các bộ phận, thực hiện sai đâu sửa đó, ít người sai thì sửa trực tiếp, nếu nội dung sai có tính phổ biến thì tập trung các nhóm trưởng hoặc toàn lớp học để thống nhất lại nội dung đó. 
Khi sửa tập chủ yếu dùng khẩu lệnh, làm động tác mẫu để sửa, không dùng tay sửa trực tiếp cho người tập.
- HS chúý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.
- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác tập hợp đội hình.
HS luyện tập theo 3 bước:
Bước 1: Từng cá nhân trong nhóm tự nghiên cứu động tác.
- Từng HS đứng trong đội hình vừa nghiên cứu lại nội dung vừa tự thực hiện động tác.
Bước 2: Từng tiểuđội luyện tập.
- Phương pháp: tiểuđội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội hình, HS trong hàng thực hiện theo khẩu lệnh hô của trung đội trưởng
Bước 3: Tiểuđội trưởng chỉđịnh các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểuđội trưởng
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang
2. Đ ... hức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,
- Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, 
- Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ đượcgiao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
* Trách nhiệm của học sinh
- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. 
- Tích cực học tập kiến thức QP-AN, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ QP
- Tích cực tham gia các phong của ĐTNCS Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào TN tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
3. Củng cố.
- Giáo viên khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài. 
	+ Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia
- Hướng dẫn nội dung ôn tập, nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học. 
4.Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
- Chuẩn bị kiểm tra 45 phút lý thuyết
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.............................................................................................................................................
Ngày soạn:01/04/2016
Lớp dạy: khối 11
TIẾT35: KIỂM TRA HKII PHẦN LÝ THUYẾT
I/ MỤC TIÊU
1. Mục đích:
- Nhằm đánh giá lại kết quả học tập của học sinh.
- Tập trung, nghiêm túc trong kiểm tra.	
2. Thái độ: Nghiêm túc, tập trung làm bài kiểm tra.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Thiết kế ma trận, soạn câu hỏi, xây dựng đáp án và biểu điểm, đề và giấy kiểm tra.
2. Học sinh:	Ôn tập, kiểm tra nghiêm túc.
III/ NỘI DUNG:
- Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh.
- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. 	
IV/ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. Tổ chức : Lấy đơn vị lớp học để kiểm tra .
2. Phương pháp: Kiểm tra viết; hình thức gồm 2 phần: Tự luận và trắc nghiệm khách quan.
V/ MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
1. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh.
Biết được cấu trúc, tuổi đăng kí, độ tuổi thực hiện, thời hạn phục vụ và một số quy định chung của Luật Nghĩa vụ quân sự. 
Hiểu được cấu trúc, độ tuổi thực hiện, và một số quy định chung của Luật Nghĩa vụ quân sự. 
Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
5
1, 25
3
1, 5
1
3, 0
9
5, 75 điểm 
= 57, 5%
2. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. 
Biết được một số kiến thức về biên giới quốc gia.
Hiểu được các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia. 
Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. 
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
5
1, 25
2
1, 0
1
2, 0
8
4, 25 điểm 
= 42, 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm 
%
10
2, 5
25%
5
2, 5
25%
2
5
50%
17
10 điểm
VI/ ĐỀ KIỂM TRA:
Phần A: TRẮC NGHIỆM:(5 điểm)
	 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:	(0,25 điểm / 1câu)
Câu 1: Nước ta có đường biên giới đất liền và và bờ biển lục địa dài:
A. Đất liền dài 4.150km, bờ biển lục địa dài 3.620km. 	
B. Đất liền dài 4.510km, bờ biển lục địa dài 3.026km. 
C. Đất liền dài 4.015km, bờ biển lục địa dài 3.260km. 	
D. Đất liền dài 4.510km, bờ biển lục địa dài 3.260km. 
Câu 2: Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự, quy định tuổi đăng kí Nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam giới là bao nhiêu tuổi?
A.	Đủ 17 tuổi.	B.	Đủ 18 tuổi.	C.	Đủ 19 tuổi.	D.	Đủ 20 tuổi.
Câu 3: Lãnh hải Việt Nam rộng bao nhiêu hải lí?
A.	 338 hải lí.	B.	12 hải lí.	C.	24 hải lí.	D.	188 hải lí.
Câu 4: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam trong thời bình là:
A.	 Từ đủ 17 đến hết 28 tuổi.	B.	Từ đủ 17 đến hết 25 tuổi.	
C.	 Từ đủ 18 đến hết 24 tuổi.	D.	Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
Câu 5: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là:
A.	24 tháng. 	B.	12 tháng. 	
C.	18 tháng. 	D.	16 tháng. 	
Câu 6: Lệnh gọi nhập ngũ phải được thông báo trước cho công dân:
A.	15 ngày.	B.	25 ngày.	C. 	30 ngày.	D.	20 ngày.
Câu 7: Tuyến biên giới đất liền Việt Nam giáp liền với các nước:
A. Trung Quốc, Thái Lan, Lào.	B. Trung Quốc, Thái Lan, Canpuchia.	C. Campuchia, Thái Lan, Lào.	D.Trung Quốc, Campuchia, Lào.	
Câu 8: Vùng biển Việt Namtiếp giáp với 9 quốc gia và vùng lãnh thổ là:
A. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Brunây, Singapo và Lào.	
B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,Inđônêxia, Mianma, Philippin, Brunây, Singapo và Đài Loan.	
C. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Brunây, Singapo và Đài Loan.	
D. Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Brunây, Singapo và Đài Loan.
	Câu 9:Trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 2 chế độ: 
	 A. Tình nguyện và nghĩa vụ quân sự. 	B. Nghĩa vụ và tự nguyện. 
	 C. Tình nguyện và bắt buộc. 	D. Tình nguyện và xung phong. 
	Câu 10:Các yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền: 
A. Lãnh thổ, cư dân và Nhà nước B. Lãnh thổ, dân cư và Nhà nước có chủ quyền
C. Lãnh thổ, chính quyền và Nhà nước. D. Lãnh thổ, cư dân và chính quyền. 
II/ Hãy điền những từ thích hợp vào các chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh:
Câu 1:(0,5 điểm) Cấu trúc của Luật Nghĩa vụ quân sự gồm:
Câu 2:(0,5 điểm)Công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự từ.. tuổi đến  tuổi (tuổi phục vụ tại ngũ từ tuổi đến .. tuổi. Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ . tuổi đến  tuổi).
Câu 3: (0,5 điểm)Nghĩa vụ quân sự là ..................................................................................
phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm Nghĩa vụ quân sự bao gồm .
 của quân đội.
Câu 4:(0,5 điểm)Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là: 
Câu 5:(0,5 điểm) Thông thường các nước trên thế giới sử dụng  phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia là: 
- .......................................................
- 
- 
Phần B: TỰ LUẬN:(5 điểm)
Câu 1:Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?(3 điểm)
Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.(2 điểm)
VII/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần A: TRẮC NGHIỆM(5 điểm)
	I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:	(0,25 điểm / 1câu)
Đáp án
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
A
x
x
x
B
x
C
x
x
D
x
x
x
x
II/ Hãy điền những từ thích hợp vào các chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh:
Câu 1:(0,5 điểm)Cấu trúc của Luật Nghĩa vụ quân sự gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều. 
Câu 2:(0,5 điểm) Công dân thực hiện Nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi (tuổi phục vụ tại ngũ từ đủ 18tuổi đến hết 25 tuổi. Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi).
Câu 3: (0,5 điểm) Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm Nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bịcủa quân đội.
	Câu 4: (0,5 điểm) Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Ngoài ra còn có phần lãnh thổ đặc biệt nằm bên ngoài biên giới quốc gia.
Câu 5: (0,5 điểm) Thông thường các nước trên thế giới sử dụng ba phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia là:
-Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới. 
- Đặt mốc quốc giới.
- Dùng đường phát quang ( Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu). 
Phần B: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng?(3 điểm)
a)Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức:
- Phải học xong chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo quy định.
- Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập, rèn luyện.
- Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nội trú. 	
b) Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Trước hết là thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đủ 17 tuổi.
- Việc đăng kí nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú.
- Khi đăng kí nghĩa vụ quân sự phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.
c) Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe:
- Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú.
- Đi kiểm tra và khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự đúng thời gian, địa điểm, tuân thủ đầy đủ các quy định tại các phòng khám.
d) Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:
- Phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.
- Nếu không thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của UBND xã (phường).
- Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lí và vẫn trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 25 tuổi.
Câu 3: Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
(2 điểm)
	- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. 
- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
	VIII/ KẾT QUẢ:
Lớp
KẾT QUẢ
Ghi chú
YẾU
TR. BÌNH
KHÁ
GIỎI
	IX/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_11_nam_hoc_2022_2.docx