Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp - Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo

Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp - Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo

THÁNG 3 YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO

 Tiết 1 : TRÒ CHƠI “ĐI CHỢ”

I. môc tiªu

 - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ mẹ của mình.

II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:

 Tổ chức theo quy mô lớp.

II.Tµi liÖu vµ ph¬¦¬ng tiÖn

- Một chiếc giỏ bằng mây tre hoặc bằng nhựa.

- Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi.

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 18091Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp - Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 THÁNG 3 YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO 
 Tiết 1 : TRÒ CHƠI “ĐI CHỢ”
I. môc tiªu 
 - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ mẹ của mình.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: 
 Tổ chức theo quy mô lớp.
II.Tµi liÖu vµ ph¦¬ng tiÖn 
- Một chiếc giỏ bằng mây tre hoặc bằng nhựa.
- Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi.
IV.C¸c ho¹t §éng d¹y häc
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
HĐ1: Tiến hành chơi
- GV phổ biến trò chơi để HS nắm được:
+ Tên trò chơi: Đi chợ
+ Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Đầu tiên, một số HS cầm giỏ chạy vòng tròn, vừa chạy vừa hô: Đi chợ, đi chợ. Tất cả mọi người sẽ đồng thanh hỏi lại: Mua gì? Mua gì? Em HS cầm giỏ phải hô một món đồ gì đó mà các em có thể mua ở chợ cho mẹ, ví dụ: Mua hai trái cam cho mẹ, mua rau và đưa chiếc giỏ cho bạn nào thì bạn đó lại cầm giỏ chạy và hô tiếp Đi chợ, đi chợCứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi.
+ Luật chơi: Nếu HS nào được bạn trao giỏ mà không chạy ngay và hô các câu theo quy ước thì coi như phạm luật.
- Tổ chức cho HS chơi thử để hiểu ró hơn về cách chơi và luật chơi.
- HS tiến hành chơi thật- Thảo luận sau trò chơi:
+ Trò chơi muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
+ Em đã bao giờ đi chợ giúp mẹ chưa?
+ Em có muốn lớn nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ không?
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta ai cũng yêu quý, quan tâm và muốn giúp đỡ mẹ mình. Các em hãy học chăm, học giỏi, lớn thật nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ, giúp đỡ mẹ trong cuộc sống hàng ngày..
HĐ2: Tổng kết – Đánh giá
- Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau..
3. Chuẩn bị tiết sau: 
Hoạt động học
-HS lắng nghe.
-- Lớp trưởng điều khiển 
- HS trả lời
-HS Lắng nghe
-HS Lắng nghe
TIẾT 2
KỂ VỀ MỘT NGÀY CỦA MẸ.
I môc tiªu 
- HS hiểu được sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với em và cả gia đình; hiểu được sự hi sinh thầm lặng vì chồng, vì con của mẹ’ cảm thông với những vất vả, lo toan hàng ngày của mẹ.
- Yêu thương và tự hào về mẹ của mình.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Có thể tổ chứ theo quy mô nhóm hoặc lớp.
II.Tµi liÖu vµ ph¦¬ng tiÖn 
Ảnh của mẹ HS (có thể là ảnh chân dung hoặc ảnh chung với cả gia đình).	
IV.C¸c ho¹t §éng d¹y häc.
Hoạt động dạy.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
HĐ1: Chuẩn bị. * Đối với GV:
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu hoạt động, yêu cầu HS quan sát xem hàng ngày, từ sáng đến tối mẹ thường làm những công việc gì, có thể ghi chép ra giấy và chuẩn bị kể với các bạn trong nhóm, trong lớp.
Lưu ý HS là các em có thể kể về công việc của mẹ vào những ngày thường và ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết; có thể hỏi thêm mẹ về những công việc của mẹ ở nơi làm việc (cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng, hoặc ngoài đồng ruộng).
HĐ2: Kể chuyện - GV giới thiệu hoạt động: Trong gia đình chúng ta, mẹ thường là người vất vả nhất. Hôm nay các em hãy kể cho nhau nghe về những công việc mà mẹ mình vẫn thường làm trong một ngày. Trước hết, các em hãy kể chuyện theo nhóm đôi. Sau đó cô sẽ mời một số em kể chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- GV mời một số HS kể trước lớp.
HĐ3: Thảo luận lớp
- Sau khi HS kể chuyện xong, GV tổ chức cho lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Qua các câu chuyện vừa kể, các em thấy những người mẹ hàng ngày có phải làm nhiều việc không?
+ Mẹ đã làm việc vất vả để làm gì? Làm nhiều việc để chăm sóc ai?
+ Chúng ta cần làm gì để mẹ đỡ vất vả? Đền đáp công ơn của mẹ?
- GV kết luận: Trong gia đình, mẹ thường là người vất vả nhất. ... Chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của mẹ và chăm học, chăm làm để mẹ vui lòng
3. Chuẩn bị tiết sau: Tư liệu tham khảo
Truyện: MIỄN PHÍ
 (Trích trong “100 bông hồng – 100 người mẹ”)
Hoạt động học.
- HS quan sát và chuẩn bị kể chuyện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ theo nhóm đôi, có thể giới thiệu ảnh của mẹ với bạn.
-HS thảo luân cặp
-HS lắng nghe 
TIẾT 3.
VẼ TRANH TẶNG BÀ, TẶNG MẸ
I. môc tiªu .
 HS biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với bà, với mẹ qua các bức tranh của mình.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp.
II.Tµi liÖu vµ ph¦¬ng tiÖn 
- Bút vẽ, bút màu, giấy vẽ, giá vẽ.
- Dây, cặp giấy (để treo tranh triển lãm).
IV.C¸c ho¹t §éng d¹y häc
Hoạt động dạy
Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
HĐ1: Chuẩn bị
- Trước khoảng một tuần, GV có thể phổ biến trước để HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu, giấy vẽ, giá vẽ. Đồng thời, GV cũng có thể gợi ý, hướng dẫn HS về nội dung tranh vẽ như: vẽ tranh phong cảnh, vẽ bó hoa, bình hoa em muốn tặng mẹ, vẽ chân dung mẹ/bà, vẽ cảnh me/bà đang làm việc nhà, vẽ cảnh bữa ăn gia đình, cảnh một buổi tối trong gia đình, cảnh cả nhà cùng đi chơi công viên
HĐ 2:. Hoàn thiện tranh tại lớp
- GV mở đầu: Nhân dịp ngày hội của các bà, các mẹ, chúng ta hãy bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn của chúng ta đối với bà, với mẹ qua các bức tranh vẽ tặng bà, tặng me. Các em hãy lấy các tranh phác họa ra để tô màu, hoàn thiện lại. Nếu em nào chưa kịp chuẩn bị thì hãy lấy giấy bút ra để chúng ta bắt đầu..
HĐ3: Trưng bày, giới thiệu tranh
- GV hướng dẫn HS trưng bày xung quanh lớp học.
HĐ4: Nhận xét – Đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi HS đã vẽ các bức tranh và có ý nghĩa để tặng bà, tặng mẹ.
- Nhắc nhở HS giữ tranh cẩn thận và đưa tặng bà, tặng mẹ đúng dịp 8-3.
3. Chuẩn bị tiết sau: 
Hoạt động học
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe để chuẩn bị
- HS vẽ phác họa trước tranh ở nhà.
- HS bắt đầu vẽ hoặc hoàn thiện lại bức tranh phác họa của mình. Trong khi HS vẽ hoặc tô màu tranh, GV cần đi đến từng bàn HS để hướng dẫn, giúp đỡ các em.
- Cả lớp cùng đi xem và lắng nghe tác giả trình bày ý tưởng nội dung của bức tranh.
HS đưa tặng bà, tặng mẹ dịp 8-3.
Tiết 4.
TIỂU PHẨM “NHỮNG ĐỨA CON TRAI”.
I. môc tiªu 
.Thông qua tiểu phẩm, HS hiểu được: Cần phải thể hiện tình cảm yêu thương đối với mẹ của mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: 
Tổ chức theo quy mô lớp.
II.Tµi liÖu vµ ph¦¬ng tiÖn 
- Kịch bản tiểu phẩm: “ Những đứa con trai”
- Các câu hỏi thảo luận
- Một số đồ dùng để hóa trang các nhân vật trong tiểu phẩm như: khăn quàng, nón cho các bà mẹ;
- Một số đạo cụ phục vụ cho tiểu phẩm như: các xô gánh nước.
IV.C¸c ho¹t §éng d¹y häc
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
 HĐ1: Chuẩn bị
- Trước một tuần, GV lựa chọn 6 HS (3 nam, 3 nữ) để tham gia biểu diễn tiểu phẩm.
- Cung cấp kịch bản (xem phần tư liệu tham khảo) và hướng dẫn HS tập tiểu phẩm, chuẩn bị đạo cụ cần thiết.
HĐ 2:. Trình diễn tiểu phẩm
- Mở đầu, GV giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem tiểu phẩm có tên gọi : “ Những đứa con trai”, do 6 bạn HS trong lớp mình đóng. Các em hãy xem tiểu phẩm và suy nghĩ, các cậu con trai trong tiểu phẩm này có gì đặc biệt nhé.
HĐ3 : Thảo luận
Sau khi xem tiểu phẩm xong, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Theo các em, vì sao ba cậu con trai cùng xuất hiện một lúc mà ông lão đi đường lại nói rằng chỉ nhìn thấy một đứa con trai?
- Đó là con trai của bà mẹ nào?
- Qua xem tiểu phẩm trên, em có rút ra điều gì?
HĐ4: Nhận xét – Đánh giá
GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: Để xứng đáng là những đứa con ngoan, trước hết chúng ta phải biết quan tâm và giúp đỡ mẹ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. Chuẩn bị tiết sau: Tư liệu tham khảo
Kịch bản tiểu phẩm: “ Những đứa con trai”
Hoạt động học
-HS lắng nghe để chuẩn bị
- HS cả lớp xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
-HS thảo luân cặp
-HS tự trả lời theo ý mình
Tiết 5
CHÚC MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI
I. môc tiªu - HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: 
Tổ chức theo quy mô lớp.
II.Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn 
- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu - Giấy mời cô giáo và các bạn gái
- Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp
- Lời chúc mừng các bạn gái
- Các bài thơ, bài hátvề phụ nữ, về ngày 8-3
IV.C¸c ho¹t §éng d¹y häc
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học
b. Hoạt động chủ yếu:
 HĐ1: Chuẩn bị
- Trước khoảng một tuần, các HS nam trong lớp bàn kế hoạch 
- Trang trí lớp học:
+ Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu: “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3”
+ Bàn GV đưởc trải khăn, bày lọ hoa.
+ Bàn ghế được kê ngay ngắn, tốt nhất là hình chữ U.
- Gửi giấy mời hoặc có lời mời tham dự tới cô giáo và các bạn gái (nên mời trước 1-2 ngày, trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động).
HĐ 2:. Trình diễn tiểu phẩm
- Trước khi buổi lễ bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo và các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự.
- Mở đầu, một đại diện HS nam tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng 8-3!
- Lần lượt từng HS nam lên nói 1 câu chức mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (Theo phân công, mỗi em sẽ tặng hoa/quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ đông hơn số HS nam thì mỗi em có thể tặng hoa/quà cho 2-3 bạn gái).
- Cô giáo và các bạn HS nữ nói lời cảm ơn các HS nam.
- Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ. Các HS nam sẽ lên hát, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn tiểu phẩmvề chủ đề 8-3. 
- Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”
HĐ3: Tổng kết – Đánh giá
- Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau
3. Chuẩn bị tiết sau: 
Hoạt động học
HS nam trong lớp trang trí lớp học
- HS nam Gửi giấy mời hoặc có lời mời tham dự tới cô giáo và các bạn gái
- HS nam tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng 8-3!
-Nối tiếp nói
HS nữ nói lời cảm ơn các HS nam.
Các HS nữ và cô giáo cũng sẽ cùng tham gia các tiết mục với các HS nam.
-Cả lớp sẽ cùng hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”
-HS lắng nghe để chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docHDĐNGLL_THANG 3-BÙI HẠNH.doc