Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9

Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9

Môn: GD NGLL

Tuần: 01 - Bài: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG - SHD: 16

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thề dục- thể thao của GV và HS nhà trường.

- Giáo dục học sinh niềm tự hào về nhừng truyền thống tốt đẹp đó.

* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.

 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tư liệu về truyền thống vẻ vang của trường.

- Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của GV và HS.

- Tranh ảnh có liên quan.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3385Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: GD NGLL
Tuần: 01 - Bài: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG - SHD: 16
Tiết: 1-Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết: 2-Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2011
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thề dục- thể thao của GV và HS nhà trường.
- Giáo dục học sinh niềm tự hào về nhừng truyền thống tốt đẹp đó.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tư liệu về truyền thống vẻ vang của trường.
- Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của GV và HS.
- Tranh ảnh có liên quan.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Hát
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lớp lắng nghe.
b. Hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: (Tiết 1) Cho HS tham quan, tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
- GV cho HS đi tham quan phòng truyền thống vài giới thiệu.
+ Tên trường, ý nghĩa của cái tên đó.
+ Trường được thành lập ngày, tháng, năm nào.
- GV giới thiệu xong, cho học sinh phát biểu ý kiến cá nhân.
- Giáo viên trả lời tất cả các câu hỏi mà HS đặt ra.
- Cho học sinh về lớp, dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
- HS nghe GV giới thiệu những GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi trong năm vừa qua.
- HS nghe GV giới thiệu những HS của trường đã đạt thành tích học tập, văn hóa , TDTT.... trong năm vừa qua.
- Nghe giới thiệu những danh hiệu trường đã đạt trong những năm học trước.
- HS nghe giới thiệu thành tích của Đội trong năm vừa qua.
- HS nghe giới thiệu thành tích của Đội trong những năm học trước.
- HS đưa ra các câu hỏi mà các em cần được làm rõ.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá (Tiết 2)
- GV hỏi lại những thành tích của trường và của Đội mà GV đã cung cấp ở tiết trước.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- GV giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm phát biểu hay, phản biện hay, đặt câu hỏi hay.
- GV chốt lại: Thầy mong mỏi người trong lớp ta hãy phấn đấu học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp thêm những thành tích quý báu vào trang sổ truyền thống của nhà trường. Chúc các em thành công!
- Đaại diện nhóm lên nhận phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận theo y/c trong phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm còn lại, phản biện, nhận xét, bổ sung.
- GV cho các em biễu diễn văn nghệ.
- HS Hát những bài hát nói về nhà trường.
+ Em yêu trường em.
+ Đi học, .....
3. Chuẩn bị tiết sau:
- GV phát cho mỗi đội 1 kịch bản “Cái bàn biết đau” (Pho to) 
- Các nhóm đọc phân vai nhiều lần trong thời gian rãnh.
- Các đội tiến hành tập để trình diễn tiểu phẩm trong giờ sinh hoạt tuần tới.
- HS đại diện nhóm lên nhận kịch bản.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 	 HIỆU TRƯỞNG 
Môn: GD NGLL
Tuần: 02 - Bài: TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU” - SHD: 19
Tiết: 3-Thứ ba ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tiết: 4-Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2011
I. Mục tiêu
- Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, giáo dục học sinh biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp.
- HS biết giử gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của học sinh, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Kịch bản “Cái bàn biết đau”.
- Nội quy nhà trường.
- Anh chụp quang cảnh lớp, trường.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Hát bài :Em yêu trường em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lớp lắng nghe.
b. Hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: Cho nhóm diễn tập tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”. (Tiết 3)
- GV cho HS chia thành 5 tổ.
- GV cho các tổ thảo luận và diễn tập tiểu phẩm trong nhóm.
- Trong quá trình diễn tập giáo viên đến từng nhóm HD, giúp đỡ để các nhóm hoàn thiện tiểu phẩm của nhóm mình.
- GV có lời nhận xét qua lần diễn thử của tùng nhóm: Khi trình diễn cần nói rõ ràng, kết hợp được cử chỉ điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với lời nhân vật.
- Dặn tiết sau các nhóm chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ trước khi trình diễn tiểu phẩm. 02 bạn trình diễn phải thuộc lời thoại của tùng vai, còn người dân chuyện thì không cần thuộc (nếu thuộc thì tốt)
- Nhóm là GV đã chỉ định ở tuần trước.
- Các nhóm tiến hành diễn tập tại nhóm.
- Các nhóm tiến hành diễn thử.
- Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.
Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm. (tiết 4)
- Văn nghệ chào mừng.
- Trước khi các nhóm biểu diễn GV nhắc: Khi trình diễn cần nói rõ ràng, kết hợp được 
- Mỗi tổ sẽ trình diễn 1 tiết mục văn nghệ.
- MC: Lên tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, mời các nhóm trưởng đại diện lên bốc thăm thứ tự biểu diễn.
cử chỉ điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với lời nhân vật.
- GV HD HS trao đổi nội dung tiểu phẩm:
+ Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì?
+ Vì sao cô giáo cho rằng, cái bàn biết đau?
+Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở phần cuối tiểu phẩm?
- Văn nghệ kết thúc.
- Các tổ tiến hành trình diễn tiểu phẩm.
- Vinh đang khoa chân, múa tay nhảy trên bàn.
- Vì cái bàn là do công sức con người vất vả làm ra, nếu ta làm hỏng sẽ làm đau lòng người làm ra nó.
- HS giơ tay.
- HS hát.
* Hoạt động 3: Nhận xét- đánh giá
- GV cho HS bình chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mà mình thích nhất.
- GV cho HS bình chọn thể hiện nhân vật mình thích nhất? Mình thích điều gì ở bạn?
- GV tổng kết khen ngợi cả lớp đã tham gia tập luyện tiểu phẩm.
- Khen ngợi các nhóm đã trình diễn thành công, thể hiện tốt vai diễn của mình.
*GV nhấn mạnh: Sự hối lỗi của bạn Vinh trong tiểu phẩm đã được cả lớp tán thưởng. Thầy tin lớp chúng ta không có ai mắc phải lỗi lầm như bãn Vinh. Chúc cho ngôi trường của chúng ta nhày càng khang trang sạch đẹp.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
- Cả lớp.
- Cá nhân bình chọn và trả lời 2 câu hỏi đặt ra.
- Cả lớp lắng nghe và vỗ tay.
3. Chuẩn bị tiết sau:
- Tiết sau các em chuẩn bị dụng cụ như: 1 tấm bìa cứng, bút vẽ, màu, dây thun, kéom hồ. Để thầy hướng dẫn các em làm 1 mặt nạ để vui trung thu.
- HS đại diện nhóm lên nhận kịch bản.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 	 HIỆU TRƯỞNG 
Môn: GD NGLL
Tuần: 03 - Bài: VUI TRUNG THU - SHD: 21
Tiết: 5 -Thứ ba ngày 06 tháng 9 năm 2011
Tiết: 6 -Thứ năm ngày 08 tháng 9 năm 2011
I. Mục tiêu
- HS hiểu: Trong ngày tết Trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em.
- HS biết cách làm mặt nạ để vui trung thu.
- Rèn đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo của học sinh.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Một số hình ảnh về mặt nạ truyền thống và hiện đại.
- Các nguyên liệu để làm mặt nạ: 1 tấm bìa cứng, bút vẽ, màu, dây thun, kéom hồ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Hát bài :Em yêu trường em.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học và giới thiệu sơ lược về các loại mặt nạ.
- Lớp lắng nghe.
b. Hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẩn học sinh cách làm mặt nạ. (Tiết 5)
* GV giới thiệu:
B1.-Làm khuôn hình mặt nạ:
+ Cách 1: Đoa miếng bìa lên khuôn mặt nạ mẫu, vẽ theo kích cỡ: mặt, mắt, mồm,... cắt theo hình đã vẽ, ta đã tạo được khuôn mặt nạ.
+ Cách 2: Nếu không có mặt nạ mẫu thì đặt miếng bìa lên khuôn mặt của mình, vẻ hình khuôn mặt, mắt, mồm sao cho hình vửa vẽ to hơn khuôn mặt mình rồi cắt rồi miếng bìa ra.
B2.- Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình. (GV cho HS xem hình)
* HS thực hành bước 1:
- HS ngồi theo nhóm nên chọn mỗi nhóm có HS vẽ đẹp, khéo tay để cùng giúp nhau hoàn thành sản phẩm.
- GV đến từng nhóm để HD, giúp đỡ các nhóm hoàn thành bước 1 là làm khuôn mặt nạ.
- GV nhận xét chung tiết học ngày hôm nay. Tiết sau ta sẽ tiến hành trang trí cho mặt nạ của mình. Về các em tự suy nghĩ những hình ảnh ngộ nghĩnh để tiết sau ta thực hành.
- Cả lớp quan sát và lắng nghe.
- HS thực hành theo nhóm 4 làm khuôn mặt nạ.
* HS thực hành bước 2: Trang trí mặt nạ ( Tiết 6)
- GV kiểm tra lại dụng cụ của các em trong tiết học hôm nay.
- GV gợi ý:
+ Dùng bút vẽ, trang trí mặt nạ theo trí tưởng tượng của mình.
+ Có thể cắt dán thêm các bộ phận (tai, mũi, râu, tóc, sừng, ..) để mặt nạ thêm phần sinh động, ngộ ngĩnh.
+ Sau khi hòn thành phần trang trí, đục hai lỗ nhỏ ở hai bên tai, luồn và buộc dây thun vừa khít để khi đeo mặt nạ không bị rơi.
- HS ngồi theo nhóm nên chọn mỗi nhóm có HS vẽ đẹp, khéo tay để cùng giúp nhau hoàn thành sản phẩm.
- GV theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu
- HS đem dụng cụ.
- HS thực hành phần trang trí và hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 3: Nhận xét- đánh giá
- Gv chọn một số sản phẩm đẹp treo lên cho cả lớp học tập.
* TTHCM: - Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
 - Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
3. Chuẩn bị tiết sau:
- Tiết sau các em chuẩn bị dụng cụ như: 1 tấm bìa cứng, bút vẽ, màu, dây thun, kéo hồ. Để thầy hướng dẫn các em làm 1 mặt nạ để vui trung thu.
- HS đại diện nhóm lên nhận kịch bản.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 	 HIỆU TRƯỞNG 
Môn: GD NGLL
Tuần: 04 - Bài: TIỂU PHẨM “PHẠT VI CẢNH” - SHD: 23
Tiết: 7 -Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Tiết: 8 -Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
I. Mục tiêu
- Thông qua tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”, Học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bào hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông.
- Giáo dục HS ‎ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Kịch bản “Phạt vi cảnh”.
- Tranh ảnh vê tình trang giao thông đường bộ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Hát 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học 
- Lớp lắng nghe.
b. Hoạt động chủ yếu:
* Hoạt động 1: Học sinh thi đọc phân vai tiểu phẩm “ Phạt vi cảnh” (Tiết 7)
- GV giới thiệu sơ lược về tiểu phẩm.
- GV cho học sinh chia nhóm (nhóm 5) .
- GV cung cấp kịch bản cho các nhóm.
* GV đến từng nhóm giúp đỡ học sinh yếu.
- GV mời các nhóm lên thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét cách trình bày của từng nhóm, nhận xét giọng đọc của từng em trong mỗi nhóm. Tuyên dương nhóm đọc tiểu phẩm hay nhất, những học sinh có giọng dọc tốt nhất.
* Về nhà xem và đọc lại tiểu phẩm để tiết sau ta tìm hiểu nội dung của tiểu phẩm đó.
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- HS thi đọc trước lớp.
- HS chọn bạn có giọng đọc mà mình thích nhất.
* Hoạt động 2:Học sinh trao đổi nội dung tiểu phẩm. “ Phạt vi cảnh” (Tiết 8)
- Trước khi trao đổi nội dung tiểu phẩm GV cho nhóm đọc tốt nhất của tiết trước lên đọc lại cho cả lớp nghe.
- GV HD học sinh trao đổi nội dung tiểu phẩm.
+ Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dừng xe?
+ Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát?
+ Theo bạn nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì?
- Cả lớp lắng nghe.
- Người bố cho rằng mình chạy đúng luật, ...
- Ôn tồn giảng giải, kiên trì thuyết phục, Vui vẽ khi người mắc lỗi nhận ra, .....
- Về người, tài sản, cho xã hội, ùn tắc giao thông.
* Hoạt động 3: Nhận xét- đánh giá
- Qua 2 tiết học vừa qua Thầy khen ngợi cả lớp có ý thức luyện đọc phân vai. Khem ngợi các em đã được bạn bầu chọn có giọng đọc hay. Sau khi thảo luận nội dung tiểu phẩm Thầy tin rằng các em đã hiểu được sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người khi tham gia giao thông. Thấy mong các em phải tự giác và có thói quen đội mũ bảo hiểm và vận động cùng thực hiện khi tham gia giao thông.
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về vi phạm giao thông và một số tranh ảnh về ý thức chấp hành tốt luật giao thông.
- Lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
3. Chuẩn bị tiết sau:
- Tiết sau ta sẽ học sang chủ đề tháng 10 “Vòng tay bè bạn”. Tiết đầu tiên ta học ở tháng 10 là tham gia chơi 1 trò chơi “ Tôi yêu các bạn”. Cần chuẩn bị mỗi em 1 cái ghế mũ.
- HS đại diện nhóm lên nhận kịch bản.
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 	 HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docGD NGLL lop 2 thang 9.doc