Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9, Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9, Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

HOẠT ĐỘNG 1

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

1.1 Mục tiêu hoạt động:

- HS biết được : truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao của GV và HS nhà trường.

- Giáo dục HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó.

1.2 Quy mô hoạt động:

+ Tổ chức theo quy mô lớp

1.3 Tài liệu và phương tiện:

- Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển;

- Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các thế hệ GV và HS nhà trường như: các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, GV – Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; những HS đạt giải thi HS giỏi các cấp (quận/huyện/tỉnh/thành phố );

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 2 - Tháng 9, Chủ đề: Mái trường thân yêu của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HDNGLL, Thứ , ngày:
Tháng 9
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Mục tiêu hoạt động:
HS biết được : truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao của GV và HS nhà trường. 
Giáo dục HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó.
Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức theo quy mô lớp
Tài liệu và phương tiện:
Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển; 
Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các thế hệ GV và HS nhà trường như: các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, GV – Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; những HS đạt giải thi HS giỏi các cấp (quận/huyện/tỉnh/thành phố);
Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 – 2 tuần, GV chuẩn bị đầy đủ các tư liệu về truyền thống nhà trường qua từng giai đoạn phát triển (như: giảng dạy và học tập của các thế hệ GV và HS nhà trường; các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, GV - Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; những HS đạt giải thi HS giỏi các cấp (quận/huyện/tỉnh/thành phố)
Chọn một vài HS có khả năng nói to, rõ ràng để cùng GV giới thiệu thành tích trường đã đạt được qua từng giai đoạn khi cả lớp đến tham quan phòng truyền thống nhà trường, phòng truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh; phân công cho mỗi HS chỉ giới thiệu về một mảng hoạt động.
GV hướng dẫn các “thuyết minh viên” chuẩn bị đọc, giới thiệu thành tích, truyền thống của trường.
+ Bước 2: HS tham quan, tìm hiểu về truyền thống nhà trường
GV đưa HS tham quan phòng truyền thống và giới thiệu:
+ Tên trường, ý nghĩa của cái tên đó
+ Trường được thành lập ngày,tháng, năm nào.
HS thứ nhất giới thiệu danh sách những GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi trong năm học vừa qua.
HS thứ hai giới thiệu những HS của trường đã đạt thành tích nỗi bật về học tập, văn nghệ, thể thao trong năm học vừa qua.
HS thứ ba giới thiệu những danh hiệu trường đã đạt được trong những năm học trước.
GV đưa HS tham quan phòng truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ HS thứ tư giới thiệu thành tích của Đội trong năm học vừa qua.
+ HS thứ năm giới thiệu các danh hiệu Đội đã đạt được trong những năm học trước.
+ Bước 3: Nhận xét – Đánh giá:
HS trở về lớp, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Chúng ta vừa tham quan các phòng truyền thống của trường, các em có thấy tự hào không? Vì sao? (HS nêu, nhận xét bạn)
+ Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS của trường? (HS nêu, nhận xét bạn)
GV kết luận: Cô mong mỗi người trong lớp ta hãy phấn đấu học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp thêm những thành tích quý báu vào trong sổ truyền thống nhà trường. Chúc các em thành công!
1.5 Dặn dò: 
	-CB tiết sau: Tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”
	-Nhận xét tiết học khen ngợi.
Ñieàu chænh – boå sung
HDNGLL, Thứ , ngày:
Tháng 9
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 2
TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU”
2.1 Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua tiểu phẩm “”Cái bàn biết đau”, GDHS biết giữ gìn bàn ghế và các ĐDHT trong lớp.
- HS biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của HS là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
2.2 Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức theo quy mô lớp
2.3 Tài liệu và phương tiện:
 	-Kịch bản “Cái bàn biết đau”
	-Nội quy nhà trường
	-Ảnh, quang cảnh trường.
2.4 Các bước tiến hành:
	+ Bước 1: Chuẩn bị
	-Cho HS tập phân vai kịch bản trước vài lần, tập biểu diễn thử giữa các đội.
	-Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
	-Chọn ban điều khiển chương trình.
Nội dung kịch bản
+Người dẫn chuyện
Cô giáo bước vào lớp, thấy Vinh đang khoa chân múa tay nhảy lên bàn. Cô nói to:
+Cô giáo:
Vinh. Xuống ngay. Con không thương cái bàn à, nó đang đau lắm đấy !
+Vinh (tròn mắt, cố cãi):
Nhưng, thưa cô, cái bàn nó có biết đau đâu ?
+Cô giáo:
Có thể cái bàn không biết đau, nhưng con con đã làm đau lòng những người làm ra nó. Tất cả đồ vật đều do công sức con người vất vã làm ra, chúng ta phải biết quý công sức lao động của người khác.
+Vinh (cúi đầu, lí nhí):
Thưa cô. Con biết rồi ạ.
(Vinh đi về phía bàn cô giáo, lấy khăn lau, lau sạch chỗ vết dép của mình còn in dấu trên bàn)
	Lê Mai 
	+ Bước 2: HS tập diễn
	-Các tổ chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn là các nhân vật trong tiểu phẩm .
	-HS tiến hành tập diễn, chọn đội chính thức đại diện tổ trình bày trước lớp.
	Bước 3: Trình diễn tiểu phẩm
	-Văn nghệ chào mừng
	-MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, mời tổ trưởng bốc thăm thứ tự biểu diễn.
	-GV khuyến khích HS khi trình diễn: nói rõ ràng kết hợp được cử chỉ, điệu bộ, phù hợp nhân vật.
	+ Các tổ tiến hành trình diễn tiểu phẩm 
	- GV HDHS trao đổi tiểu phẩm:
	+Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì ? (Đang chạy nhảy trên bàn)
	+Vì sao cô giáo cho rằng cái bàn biết đau ? (Vì cái bàn do công sức con người vất vã làm ra, nếu ta làm hỏng nó, sẽ làm đau lòng người làm ra nó).
	+Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở cuối tiểu phẩm? 
	-Văn nghệ kết thúc.
	+Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
Cho HS bình chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật thích nhất, thích điều gì ở bạn ấy.
GV tổng kết khen ngợi nhóm thể hiện tốt nhất, nhân vật Vinh tốt nhất và nhấn mạnh: Sự hối lỗi của bạn Vinh chúng ta cần tán thưởng. Cô mong lớp ta không ai mắc phải như nhận vật Vinh.
Tham gia “Chỗ ngồi tôi sạch nhất”
CB: Hoạt động 3: Vui trung thu
Ñieàu chænh – boå sung
 HDNGLL, Thứ , ngày:
Tháng 9
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 3
VUI TRUNG THU
3.1 Mục tiêu hoạt động: 
-HS hiểu: Trong ngày tết Trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tưởi trẻ yêu thích nhất là trẻ em.
-HS biết cách làm mặt nạ để vui Trung thu.
-Rèn đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo của HS.
GD TT.HCM – Liên hệ - Vâng lời Bác Hồ dạy
Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác
3.2 Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức theo quy mô lớp
3.3 Tài liệu và phương tiện:
- Một số mặt nạ truyền thống.
- Các nguyên liệu để làm mặt nạ: giấy bìa cứng, bút màu, dây thun vòng, kéo, hồ dán
- Ảnh về các loại mặt nạ (nếu có)
3.4 Các bước tiến hành:
	+Bước 1: Chuẩn bị
	-GV phổ biến cho HS nắm được:
* Trong ngày tết Trung thu, mặt nạ là một trong những món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em.
* Các loại mặt nạ truyền thống được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi
* Người ta thường chọn những bộ mặt của các nhân vật ngộ nghĩnh, sinh động, gần gũi với trẻ em.
* Ngày nay người ta dùng cả nguyên liệu nhựa làm mặt nạ và hình thù mặt nạ cũng phong phú, đa dạng tùy theo trí tưởng tượng của người làm ra nó.
* Một chiếc mặt nạ truyền thống, giá không đắt nhưng trpng ngày tết Trung thu, ngày Tết của trẻ em, nếu chúng ta biết tự tay mình làm mặt nạ để tham dự hội rước đèn thì đêm chung vui càng có ý nghĩa hơn.
=> Làm một mặt nạ đơn giản cần có : giấy bìa cứng, bút vẽ, hộp màu, dây thun loại nhỏ, kéo, keo dán.
+ Mỗi cá nhân suy nghĩ, lựa chọn mình sẽ làm mặt nạ hình gì để tập vẽ 
+ GV cho HS quan sát các loại mặt nạ.
+ Bước 2: GVHDHS cách làm mặt nạ
	-Làm khuôn hình mặt nạ:
	+Cách 1: Đo miếng bìa lên mặt nạ mẫu, vẽ theo kích cỡ, mặt, mắt, mồm
	+Cách 2: Đặt miếng bìa lên khuôn mặt mình , vẽ hình khuôn mặt, mắt, mồm sao cho hình vẽ to hơn khuôn mặt thật, cắt rời hình ra khỏi miếng bìa.
	-Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình.
	+Dùng bút vẽ trang trí mặt nạ theo trí tưởng tượng của riêng mình.
	+Có thể cắt dán thêm các bộ phận (tai, mũi, râu, tóc, sừng..) để mặt nạ têm phần sinh động, ngộ nghĩnh. 
	+Sauk hi hoàn thành phần trang trí, đục hai lỗ tròn nhỏ ở hai bên mang tai, luồn và buộc dây thun vừa khít để đeo, mặt nạ không bị rơi.
	=> HS làm theo nhóm 4 để cùng hoàn thành sản phẩm.
	+Bước 3: Nhận xét – Đánh giá: 
	-GV chọn một số sản phẩm đẹp treo lên cho HS học tập.
	-GV tổng kết khen ngợi các “Nghệ sĩ tí hon” đã có nhiều sáng tạo, tạo ra những mặt nạ sinh động, ngộ nghĩnh trong khả năng của mình. Các sản phẩm hôm nay sẽ có mặt trong đêm hội rước đèn của lớp, của trường. Đồng thời: các em cũng đã thực hiện tốt lời dạy của Bác => GD TT.HCM: Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác
	-CB: Hoạt động 4 : Tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”
	-Nhận xét tiết học.
	Ñieàu chænh – boå sung
HDNGLL, Thứ , ngày:
Tháng 9
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
HOẠT ĐỘNG 4
TIỂU PHẨM “PHẠT VI CẢNH”
4.1 Mục tiêu hoạt động: 
-Thông qua tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”, HS hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thong
-GDHS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
4.2 Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức theo quy mô lớp
4.3 Tài liệu và phương tiện:
	-Kịch bản: “Phạt vi cảnh”
	-Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ.
	-Những đoạn phim tư liệu về tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm (nếu có)
4.4 Các bước tiến hành:
	+Bước 1: Chuẩn bị
	-GV phổ biến:
	.Mỗi tổ nhận kịch bản tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”. Các tổ tiến hành phân vai đọc tiểu phẩm. Buổi sinh hoạt tới lớp ta sẽ thi đọc phân vai trước lớp và trả lời một số câu hỏi để tìm hiểu nội dung.
	+Bước 2: HS thi đọc và tìm hiểu nội dung tiểu phẩm
GV cung cấp kịch bản (photo)
Chia nhóm 4 đọc phân vai trong nhóm. Khuến khích HS đọc rõ ràng, phù hợp với nhân vật
Thi đọc trước lớp – GV mới các nhóm thi đọc trước lớp
Cho HS chọn bạn có giọng đọc thích nhất 
GVHDHS trao đổi nội dung tiểu phẩm:
1/. Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dùng xe ? ( Vì: người bố cho rằng mình chạy xe đúng luật, đúng phần đường dành cho xe máy, không vượt đèn đỏ, không phóng nhanh vượt ẩu)
2/. Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát.
	+Ôn tồn giảng giải
	+Kiên trì thuyết phục
	+Vui vẻ khi người mắc lỗi đã nhận ra
3/. Theo bạn, nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì? 
Thiệt hại về người
Thiệt hại về tài sản
Thiệt hại cho xã hội
Gây ùn tắc giao thông
+Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
-GV khen ngợi cả lớp có ý thức luyện đọc phân vai. Khen ngợi các bạn đã được bình chọn có giọng đọc hay nhất. Sauk hi thảo luận nội dung tiểu phẩm cô tin rằng các em đã hiểu được sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người khi tham gia giao thông. Cô mong các em hãy tự giác và có thói quen đội mũ bảo hiểm và vận động người thân cùng thực hiện khi tham gia giao thông.
-GV nhận xét tiết học
-CB: Tháng 10 – Chủ đề: Vòng tay bè bạn – HĐ 1: Trò chơi “Tôi yêu các bạn”
PHẠT VI CẢNH
Nhân vật: Bố, con, chú cảnh sát
Người dẫn chuyện: 
Hai bố con đang đi xe máy. Tuýt!...chú cảnh sát thổi còi, mời hai bố con tấp vào lề đường
Chú cảnh sát (Giơ tay chào)
-Thưa anh! Anh vi phạm luật giao thông.
Bố
Tôi vi phạm gì? Tôi chạy xe đúng luật. đúng phần đường dành cho xe máy, không vượt đèn đỏ, không phóng nhanh vượt ẩu
Chú cảnh sát
Anh không đội mũ bảo hiểm cho cháu
Bố
Nó còn nhỏ, lại ngồi đằng sau, nó có lái xe đâu?
Chú cảnh sát
Thưa anh ! Luật giao thông quy định, khi tham gia giao thông các em nhỏ ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm, để tránh những chấn thương đáng tiếc.
Bố
Bao nhiêu chuyện các anh không làm. Tính mạng con tôi, tôi lo, đâu cần ai lo cho tôi mà các anh phạt ?
Chú cảnh sát
Anh nói sai rồi. Tất cả mọi điều luật chỉ để chăm lo cho cuộc sống, sự an toàn tính mạng của công dân. Nếu có tai nạn xảy ra, không chỉ người bị nạn thiệt thòi, mà xã hội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bố
Anh nói buồn cười. Tôi tai nạn thì ảnh hưởng gì đến xã hội ?
Chú cảnh sát
Tôi chỉ nêu vài ví dụ: Khi xảy ra tai nạn, nào thì xe cứu thương, hệ thống bệnh viện phải lo chạy chữa, rồi thì tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, những người thân không thể đi làm vì phải lo chăm sóc bệnh nhânĐó là những hậu quả mà xã hội phải cùng gánh chịu. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tính mạng on người.
Con
Bố ơi. Chú ấy nói đúng. Thôi, bố đóng tiền phạt đi.
Bố (lục túi)
Nhưng sáng đi vội quá bố không đem theo tiền
Con
Bao nhiêu, hả bố ? Con có tiền đây. Mẹ mới đưa con tiền để đóng tiền ăn lớp bán trú. Con sẽ xin cô ngày mai đóng cũng được.
Bố
ỪCho bố mượn tạm
Chú cảnh sát (cười to)
Ai lại bắt cháu lấy tiền ăn đóng phạt giao thôngLuật phát cũng phải có lí, có tình. Bố con anh hiểu ra là tốt rồi. Giờ bố con anh đến trường, kẻo muộn. Ngày mai đừng quên đội mũ cho cháu nhé.
Con
Cảm ơn chú. Cháu nhớ.
Bố
Hì, Hì Tôi xin lỗi. Chiều nay tôi sẽ mua ngay mũ bảo hiểm cho cháu.
Lê Mai
Ñieàu chænh – boå sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_2_thang_9_chu_de_mai_tru.doc