Giáo án giảng dạy môn Chính tả Lớp 2 - Trần Văn Kịch

Giáo án giảng dạy môn Chính tả Lớp 2 - Trần Văn Kịch

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU

- Chép chính xác bài CT ( SGK ) trình bày đúng hai câu văn xuôi . Không mắc quá 5 lỗi trong bài .

- Làm được các bài tập ( BT ) 2 , 3 , 4

- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

• Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 50 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Chính tả Lớp 2 - Trần Văn Kịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU
- Chép chính xác bài CT ( SGK ) trình bày đúng hai câu văn xuôi . Không mắc quá 5 lỗi trong bài .
- Làm được các bài tập ( BT ) 2 , 3 , 4 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động học sinh 
MỞ ĐẦU
DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
Đọc đoạn văn cần chép.
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
Hỏi: Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào?
Đoạn chép là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói gì với cậu bé?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con.
d) Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh
e) Soát lỗi
Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm 10 -– 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
Gọi học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Khi nào ta viết là k?
Khi nào ta viết là c?
Bài 3: Điền các chữ cái vào bảng.
Hướng dẫn cách làm bài: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
Gọi một học sinh làm mẫu.
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
Gọi học sinh đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
Xóa dần bảng cho học sinh học thuộc từng phần bảng chữ cái.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò học sinh về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau.
Đọc thầm theo giáo viên.
2 đến 3 HS đọc bài
Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Lời bà cụ nói cậu bé.
Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành công.
Đoạn văn có hai câu.
Cuối mỗi đoạn có dấu chấm (.).
Viết hoa chữ cái đầu tiên.
Viết các từ: mài, ngày, cháu, sắt
Nhìn bảng, chép bài.
Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
Nêu Yêu cầu của bài tập.
3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. (Lời giải: kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.)
viết k khi đúng sau nó là các nguyên âm e, ê, i. viết là c trước các nguyên âm còn lại.
Đọc Yêu cầu của bài.
Đọc á – viết ă
2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê.
Đọc: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Chính tả
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi ? ; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ .
- Làm được BT3 , BT4 , BT( 2 ) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ có ghi rõ nội dung các bài tập 2,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG NÀY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra học sinh viết chính tả.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
2. DẠY BÀI HỌC MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe – viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ
- Treo bảng phụ và đọc đoạn thơ cần viết.
Hỏi : khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua?
+ GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi ? ( SGK ) trước khi viết bài CT 
b) Hướng dẫn cách trình bày
Khổ thơ có mấy dòng?
Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Đọc từ khó và Yêu cầu học sinh viết.
Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
d) Đọc – viết
- Đọc thong thả từng dòng thơ. Mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi, chấm bài
Tiến hành tương tự những tiết trước.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Gọi một học sinh làm mẫu,
Gọi 1 học sinh lên bảng làm tiếp bài; cả lớp làm ra nháp.
Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
GV nhận xét, đưa ra lời giải: quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, cây bàng, cái bàn, hòn thang, cái thang.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
Gọi 1 học sinh làm mẫu.
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
Gọi học sinh đọc lại, viết từ đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
Xóa dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Nhận xét tiết học.
Dặn dò các em về nhà học thuộc bảng chữ cái. Em nào viết bài có nhiều lỗi phải viết lại bài.
- 2 học sinh lên bảng viết các từ:tảng đá, mải miết, tản đi, đơn giản, giảng giải
- 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc, 1 học sinh viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên.
Cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ sau khi giáo viên đọc xong.
Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.
+ GV nhắc HS đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi ? ( SGK ) trước khi viết bài CT 
Khổ thơ có 4 dòng
Viết hoa
Viết các từ khó vào bảng con.
(VD: là, lại, ngày, hồng)
Nghe giáo viên đọc và viết lại.
Đọc đề bài tập.
1 học sinh lên bảng viết và đọc từ: quyển lịch.
Học sinh làm bài.
Bạn làm đúng/sai.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở.
Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ vào trong bảng.
Đọc giê – viết g.
2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: giê, hát, i, ca, e-lờ, em-mờ, en- nờ, o, ô, ơ.
Viết: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.
Học thuộc lòng bảng chữ cái
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Tuần 2
PHẦN THƯỞNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Chép lại chính xác , trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần Thưởng ( SGK ) .
Làm được BT3 , BT4 , BT( 2 ) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn 
- GD học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở đẹp ,yêu thích môn học chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nọi dung 2 bài tập chính tả.
Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết, Yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp.
Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung
Treo bảng phụ và Yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn kể về ai?
Bạn Na là người như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài.
Những chữ này ở vị trí nào trong câu?
Vậy còn Na là gì?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Kết luận: Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu chấm.
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV Yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Chép bài
Yêu cầu HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở.
e) Soát lỗi
Đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ lẫn cho HS kiểm tra.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Gọi HS đọc Yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Cho điểm HS.
2.4. Học bảng chữ cái
Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Kết luận về lời giải của bài tập.
Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng. Dặn dò HS học thuộc 29 chữ cái.
HS viết theo lời đọc của GV.
Đọc thuộc lòng.
2 HS lần lượt đọc đoạn văn cần chép.
Đoạn văn kể về bạn Na.
Bạn Na là người rất tốt bụng.
Đoạn văn có 2 câu.
Cuối và Đây là các chữ đầu văn.
Là tên của bạn gái được kể đến.
Có dấu chấm.
Phần thưởng, cả lớp, đặc biệt,người, nghị.
2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
Chép bài.
Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
Điền vào chỗ trống x hay s; ăn hay ăng.
Làm bài.
a. Xoa đầu, ngoài sân, chim câu, câu cá.
b. Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
Nhận xét bạn làm Đúng/ Sai.
Làm bài: Điền các chữ theo thứ tự: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Nhận xét bài bạn.
Nghe và sửa chữa bài mình nếu sai.
Học thuộc 10 chữ cái cuối cùng.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..................................................................................................................................................................................................................................................... ... m tình như một người bạn.
- Bài ca dao có 6 dòng thơ, dòng 6 chữ dòng 8 chữ.
 Trâu ơi cấy cày
 Nông gia ngọn cỏ CN - ĐT
- Viết bảng con.
- Nghe- 1 học sinh đọc lại.
- Nghe viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
* Tìm và ghi vào chỗ trống các tiếng chỉ khác nhau ở vần ao, au:
 Cháo – cháu; háo – háu; lao – lau; nhao- nhau; sáo – sáu; phao –phau; rao – rau; báo – báu; cáo – cáu
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét.
* Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống:
 a, tr ch
 cây tre che nắng
 buổi trưa chưa ăn
 ông trời chăng dây
 con trâu châu báu
 nước trong chong chóng
 b, thanh hỏi thanh ngã
 mở cửa thịt mỡ
 ngả mũ ngã ba
 nghỉ ngơi suy nghĩ
 vẩy cá vẫy tay
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét
 @ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
Tuần 17 
Bài 33 : TÌM NGỌC
A/ Mục tiêu: 
Nghe - viết chính xác bài CT , trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm Ngọc .
Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
GD học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở đẹp ,yêu thích môn học chính tả.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - BP: Viết sẵn bài thơ , nội dung bài tập 2,3.
 C/ Phương pháp: 
 Hỏi đáp, quan sát, giảng giải, thảo luận, thực hành luyện tập,
D/ Các Hoạt động của giáo viên học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc các từ: 
- Nhận xét. 
3, Bài mới: 
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài.
b, Nội dung:
* Đọc đoạn viết.
? Chữ đầu đoạn viết ntn. 
* HD viết từ khó:
- Ghi từ khó:
- Xoá các từ khó – Yêu cầu viết bảng.
- Nhận xét – sửa sai.
*HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Yêu cầu viết bài: Đọc chậm từng cụm từ, câu ngắn.
- Đọc lại bài, đọc chậm
GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của h/s.
* Chấm, chữa bài:
Thu 7- 8 bài chấm điểm.
c, HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Yêu cầu làm bài – chữa bài.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài – chữa bài
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 học sinh lên bảng viết – cả lớp viết b/c 
 Trâu ơi cấy cày
 Nông gia ngọn cỏ 
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
- Nghe – 2 học sinh đọc lại.
- Viết hoa, lùi vao 1 ô.
 Long Vương mưu mẹo
 Tình nghĩa CN - ĐT
- Viết bảng con.
- Nghe- 1 học sinh đọc lại.
- Nghe viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
* Điền vào chỗ trống ui hoặc uy?
 a, Chàng trai xuống thuỷ cung được Long Vương tặng viên ngọc quý.
 b, Mất ngọc, tràng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.
 c, Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui lắm.
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét.
* Điền vào chỗ trống:
 a, r/ d hay gi?
 Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
 b, et hay ec?
 Lợn kêu eng éc; hét to; mùi khét.
 - Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
 Tuần 17 
Bài 34 : GÀ TỈ TÊ VỚI GÀ
A/ Mục tiêu: 
Chép chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu 
Làm được BT2 hoặc BT (3) a / b .
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả .
B/ Đồ dùng dạy học:
 - BP: Viết sẵn bài thơ , nội dung bài tập 2,3.
 C/ Phương pháp: 
 Hỏi đáp, quan sát, giảng giải, thảo luận, thực hành luyện tập,
D/ Các Hoạt động của giáo viên học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc các từ: 
- Nhận xét. 
3, Bài mới: 
a, GT bài: 
- Ghi đầu bài.
b, Nội dung:
* Đọc đoạn viết.
? Đoạn văn nói lên điều gì. 
? Trong đoạn văn những câu nào là lời của gà mẹ nói với con.
? Cần dùng dấu câu nào để ghi lời của gà mẹ.
* HD viết từ khó:
- Ghi từ khó:
- Xoá các từ khó – Yêu cầu viết bảng.
- Nhận xét – sửa sai.
*HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Yêu cầu viết bài: Đọc chậm từng cụm từ, câu ngắn.
- Đọc lại bài, đọc chậm
GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của h/s.
* Chấm, chữa bài:
Thu 7- 8 bài chấm điểm.
c, HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Yêu cầu làm bài – chữa bài.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài – chữa bài
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 học sinh lên bảng viết – cả lớp viết b/c 
 Long Vương mưu mẹo
 Tình nghĩa 
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
- Nghe – 2 học sinh đọc lại.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết : không có gì nguy hiểm, lại ăn mồi ngon.
- “Cúccúccúc” Những tiếng kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất nghĩa là “lại đây mau, có mồi ngon”
- Cần dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để ghi lời của gà mẹ.
 nghĩa là nguy hiểm
 lại đây ngon lắm CN - ĐT
- Viết bảng con.
- Nghe- 1 học sinh đọc lại.
- Nghe viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
* Điền vào chỗ trống au hoặc ao?
 Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo ngoài đồng, từng đàn sáo chuyền cành lao xao. Gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét.
* Điền vào chỗ trống: r/ d. gi?
- Bán rán, con gián, dán giấy.
- Dành dụm, trang giành, rành mạch.
* Điền vào chỗ trống et hay ec?
- Chỉ một loại bánh để ăn tết: tét.
- Gợi tiếng kêu của lợn: eng éc.
- Chỉ mùi cháy: khét.
- Trái nghĩa với yêu: ghét.
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét
Tuần 18
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1
A/ Mục tiêu: 
Mức độ dộ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
Biết thực hành sử dụng mục lụu sách ( BT2)
Nghe - viết chính xác , trình bày đúng bài CT ; tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút .
GD học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở đẹp ,yêu thích môn học chính tả.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
C/ Phương pháp: 
 Hỏi đáp, quan sát, giảng giải, thảo luận, thực hành luyện tập.
D/ Các Hoạt động của giáo viên học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra tập đọc:
- Yêu cầu học sinh lên bốc thăm.
- Nhận xét – đánh giá.
3, Thi tìm nhanh một số bài theo mục lục sách:
- HD làm bài.
- Tổ chức cho các nhóm tìm nhanh.
4, Chính tả:
- Đọc đoạn viết.
? Bài chính tả có mấy câu.
? Những chữ nào cần viết hoa.
- Viết từ khó.
 Đọc chậm cho học sinh viết bài.
- Đọc lại bài, đọc chậm
GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của h/s.
* Chấm, chữa bài:
Thu 7- 8 bài chấm điểm.
4, Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại. Bài sau KT.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS lên bảng viết – cả lớp viết b/c
 Bài làm, trìu mến.
- Một học sinh làm trọng tài xướng tên bài. Đai diện nhóm nào tìm nhanh, đúng được tính 3 điểm. Nhóm nào có nhiều điểm thì thắng cuộc.
- Baì có 4 câu.
- Những chữ đầu câu, tên riêng.
 Bắc, không nản, quyết, chưa hiểu, giảng lại. 
- Viết bảng con.
- Nghe viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
============–––{———================
	Duyệt của Ban giám hiệu 	Duyệt của Tổ chuyên môn 
.................................................................	............................................................................
.................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
..................................................................	............................................................................
 Ngày.........Tháng........Năm 20......	Ngày.........Tháng........Năm 20......
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_mon_chinh_ta_lop_2_tran_van_kich.doc