Lớp: 2 Tên bài dạy:
Tiết 4 Tuần 4 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Hs hiểu chi có lỗi thì nên nhận lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. Như thế mới là người dũng cảm và trung thực.
2. Hs biết tự nhận và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
3. Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho hoạt động 1- tiết 2
- Vở bài tập đạo đức.
Môn: Đạo đức Thứ ngày tháng năm 2003 Lớp: 2 Tên bài dạy: Tiết 4 Tuần 4 Biết nhận lỗi và sửa lỗi ( Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu chi có lỗi thì nên nhận lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. Như thế mới là người dũng cảm và trung thực. 2. Hs biết tự nhận và sửa lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi. 3. Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. II. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai cho hoạt động 1- tiết 2 - Vở bài tập đạo đức. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5’ 12’ 10’ 7’ 2’ I. Kiểm tra bài cũ: ? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - Kể lại một trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em. II. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống: * Tình huống 1: LAN đang trách Tuấn: “ Sao bạn hẹn rủ mình đi học mà lại đi một mình?”. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn? * Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu: “ Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”.Em sẽ làm gì nếu là Châu? * Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách: “ Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tớ rồi.” Em sẽ làm gì nếu là Trường? * Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng Việt. Sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra bài tập ở nhà.Em sẽ làm gì nếu là Xuân? Kết luận: Chi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, là đáng khen. 2. Hoạt động 2: Thảo luận Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào. - Theo em, Vân nên làm gì? - Có nên đề nghị người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm cho mình không? Tại sao? - Lúc nào nên nhờ giúp đỡ, lúc nào không nên? Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. - Việc đó đúng hay sai, Dương nên làm gì? 3. Hoạt đông 3: Tự liên hệ Kết luận chung: Ai cũng có chi mắc lỗi. Điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quí. 4. Củng cố , dặn dò: Phương pháp kiểm tra đánh giá 2,3 hs trả lời 1,2 hs kể - Hs nhận xét - Gv dánh giá. - Gv chia lớp thành các nhóm 4 và phát phiếu giao việc, mỗi nhóm sẽ đóng vai 1 trong 4 tình huống. - Các nhóm chuẩn bị đóng vai 1 tình huống theo yêu cầu của gv - Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm. - Cả lớp nhận xét. - Gv kết luận: + TH1: Tuấn cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ lí do. + TH2: Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa. + TH3: Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn. +TH4: Xuân nhận lỗi với cô giáo, với các bạn và làm lại bài tập ở nhà. - Gv chia lớp thành nhóm 4 và phát phiếu giao việc - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Cả lớp nhận xét. - Gv kết luận: . Cần bày tỏ ý kiến của mình chi bị người khác hiểu nhầm. . Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhầm cho bạn. . Biết thông cảm, hướng dẫn giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. - Gv mời 3,4 hs lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi. - Hs lên trình bày. - Gv cùng hs phân tích tìm ra cách giải quyết đúng. - Gv khen những hs trong lớp đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. ? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Gv nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: