Giáo án Đạo đức tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích

Giáo án Đạo đức tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích

TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC

GV: Lê Thị Hà TIẾT 29- TUẦN 29

LỚP 2 Bảo vệ loài vật có ích

I. Mục tiêu:

Học sinh hiểu:

- ích lợi của loài vật có ích đối với đời sống của con người .

- Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.

 Học sinh có thái độ:

- Biết yêu quí loài vật, đồng tình với những người biết yêu quí loài vậtcó ích.

- Không đồng tình và phê phán những ai làm tổn hại đến loài vật có ích.

 Học sinh có kĩ năng:

- Phân biệt hành vi đúng sai đối với loài vật có ích.

- Bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 10577Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức tiết 29: Bảo vệ loài vật có ích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn thị Điểm
Kế hoạch dạy học môn đạo đức
GV: Lê Thị Hà
Tiết 29- Tuần 29
Lớp 2
Bảo vệ loài vật có ích
I. Mục tiêu: 
Học sinh hiểu:
- ích lợi của loài vật có ích đối với đời sống của con người .
- Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 Học sinh có thái độ:
- Biết yêu quí loài vật, đồng tình với những người biết yêu quí loài vậtcó ích.
- Không đồng tình và phê phán những ai làm tổn hại đến loài vật có ích.
 Học sinh có kĩ năng:
- Phân biệt hành vi đúng sai đối với loài vật có ích.
- Bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : 
HS sưu tầm về loài vật có ích.
Phiếu thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
10'
5'
5'
8’
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 
 Giúp đỡ người khuyết tật
+ Chúng ta phải giúp đỡ người khuyết tật và học đã chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, học gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chú ta giúp đỡ họ thì họ sẽ được giảm bớt những khó khăn đó và thêm tự tin trong cuộc sống. 
+ đẩy xe lăn cho người bị liệt, dẫn đường hoặc đưa người mù qua đường, trò chuyện với người bị khuyết tật, quyên góp tiền của ủng hộ họ, ...
II. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài.
Bảo vệ loài vật có ích
2.Hoạt động 1: Phân tích tình huống
Mục tiêu: Giúp HS biết thương yêu loài vật có ích.
Tình huống: Trung ra ngõ chơi thì thấy các bạn trong xóm đang trêu một chú gà bị lạc. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì vặt lông, bạn thì cầm hai cánh gà quăng đi, quăng lại và nói rằng gà đang tập bay. 
- Nếu em là Trung em sẽ làm gì khi đó?
+Nên chọn cách: Khuyên các bạn không nêu trêu chú gà mà thả để chú về với mẹ của mình. Nếu đứng xem hoặc cùng trêu thì chú gà sẽ chết.
GV : Đối với loài vật có ích chúng ta nên thương yêu và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc và đánh đập chúng. Con vật nó cũng biết đau đớn như con người vậy.
 3.Hoạt động 2: Lựa chọn công việc phù hợp với mỗi con vật.
Nối tranh vẽ mỗi con vật với việc làm có ích của chúng.
Bò: Cho sữa (sức kéo, cho thịt, da)
Voi: kéo gỗ 
Ngựa : kéo xe (cho thịt)
Chó: Giữ nhà 
Mèo: Bắt chuột
Cá heo : Cứu người chết đuối 
Ong: Cho mật 
4.Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Biết phân biệt việc làm đúng sai để bảo vệ loài vật có ích.
Tranh1: một bạn nhỏ đang cho bò ăn cỏ.(Đ)
+ Cho bò ăn cỏ để bò mau lớn, cho sữa, cho sức kéo, cung cấp thịt cho con người.
Tranh 2: Hai bạn đang dùng súng cao su để bắn chim. (S)
+ Hai bạn làm như vậy chim sẽ chết. Nếu có mặt ở đó con sẽ khuyên hai bạn không nên làm như vậy. Chim là loài vật có ích chúng ta cần phải bảo vệ 
Tranh 3 : Một bạn nhỏ đang âu yếm con mèo.(Đ)
+ Có. Vì như thế là biết thương yêu loài vật.
- GV: Loài vật nó cũng có tình cảm như con người. Nếu ta thương yêu chúng thì chúng cũng rất yêu chúng ta. Nhưng chúng ta không nên ôm các con vật vì như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ con người.
Tranh 4: Bạn gái đang cho gà ăn. (Đ)
+ Như bạn nhỏ là đúng vì bạn đã biết chăm sóc con vật có ích và làm như thế là biết giúp đỡ mẹ.
5. Hoạt động 4: HS giới thiệu về tranh ảnh sưu tầm của mình.
- Giới thiệu về con vật, nơi sinh sống, ích lợi của con vật, cách bảo vệ của chúng ta đối với con vật đó.
- GV: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để bảo vệ loài vật.
III.Củng cố- Dặn dò 
- Thi hát những bài hát về con vật.
- Bài sau: Bảo vệ loài vật có ích
*Kiểm tra, đánh giá.
- Vì sao chúng ta cần phải giúp đỡ những người khuyết tật?
- Kể những việc làm cần thiết để giúp đõ những người khuyết tật.
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng.
* Thảo luận nhóm.
- GV nêu tình huống. HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày và thảo luận trước lớp và giải thích tại sao mình lại xử lí như vậy?.
- GV chóit lại ý chính. 3 HS nêu lại kết luận.
* quan sát, nhận xét.
- HS làm bài tập 1 trang 44.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
- GV yêu cầu HS nêu thêm một số lợi ích khác của các loài đó.
- 1 HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
* Thảo luận nhóm 2.
- HS thảo luận từng đôi một về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Vì sao như bạn trong tranh 1 là đúng?
-Tại sao con không tán thành việc làm của hai bạn nhỏ ? Nếu lúc đó con cũng có mặt ở đó con sẽ làm gì?
- Em có nên học tập bạn trong bức tranh số 3 không? Vì sao? 
-Thế còn bạn nhỏ trong tranh 4 thì sao?
- HS trình bày tư liệu.
- G V nhắc HS tiếp tục sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh ... về con vật có ích.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi các nhóm thảo luận nghiêm túc và có kết quả tốt. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docd d le ha.doc