I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Kỹ năng:
- HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi.
GDKNS:
- Kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
3.Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: sử dụng các kỹ năng đã học để ứng dụng vào thực tế
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.
4. Thái độ
- HS biết ủng hộ cảm phục các bạn biết nhận lỗi
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: 2 Người dạy: Nguyễn Hải Yến THIẾT KẾ BÀI DẠY PHÂN MÔN: ĐẠO ĐỨC ( LỚP 2 – SÁCH KẾT NỐI VÀ TRI THỨC TRANG 29, 30 ) Đạo đức BÀI 6: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi. - Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi. 2. Kỹ năng: - HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi. GDKNS: - Kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 3.Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi - Năng lực giao tiếp hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: sử dụng các kỹ năng đã học để ứng dụng vào thực tế - Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. 4. Thái độ - HS biết ủng hộ cảm phục các bạn biết nhận lỗi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: a,Giáo viên - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, bài thơ, bài hát, gắn với bài học “Nhận lỗi và sửa lỗi”. - Bộ tranh đức tính trung thực theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,. b,Học sinh - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai, kể chuyện. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Nêu những việc e đã làm để sử dụng thời gian hợp lí? - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - GV chiếu slide chứa câu chuyện : “Chiếc bình hoa” - GV đọc cho học sinh nghe câu chuyện - GV đặt câu hỏi : + Vì sao Vô- va lại trằn trọc không ngủ được ? + Qua câu chuyện trên em thấy cần làm gì sau khi có lỗi? 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi - GV cho HS quan sát tranh sgk tr.29 - YC HS kể nội dung các bức tranh. - GV hỏi: + Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì? + Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào? - GV tổ chức thảo luận nhóm 4, mời đại diện các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng bức tranh. - GV mời HS chia sẻ: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi? - GV chốt: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. *Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.30, kể lại câu chuyện “Làm thế nào là đúng” - GV cho HS đóng vai theo nội dung của từng bức tranh. + Tổ 1: Tranh 1 + Tổ 2: Tranh 2 + Tổ 3: Tranh 3 - Tổ chức cho HS chia sẻ các câu hỏi: + Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi, còn bố của của Huy lại tức giận? + Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì? + Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Mẹ Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Còn bố Huy rất tức giận khi biết Huy đã nói dối. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là việc làm cần thiết vì mình sẽ được tha thứ và được mọi người tin tưởng. Không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ thấy lo lắng sợ bị người khác phát hiện, mọi người xung quanh sẽ không tin tưởng mình. 3. Luyện tập: Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống - GV cho HS đọc kết hợp quan sát tranh các tình huống trong SGK - GV cho các nhóm đóng vai, mỗi nhóm xử lí một tình huống - GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu không biết nhận lỗi mà đổi lỗi cho người khác là hành động đáng bị phê phán. 4. Vận dụng - GV tổ chức cho HS chia sẻ về những lần em nhận lỗi, sửa lỗi. Một lần em chưa biết nhận lỗi. - GV khuyến khích HS chia sẻ, sau đó GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu gặp lại tình huống đó, em sẽ làm gì? - GV mời một số HS trả lời, khuyến khích HS chia sẻ trước lớp cách xin lỗi, sửa lỗi của mình. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 5. Củng cố, dặn dò: - GV chốt kiến thức : Ai cũng có khi mắc lỗi, điều quan trọng là phải biết nhận lỗi, sửa lỗi. Như vậy sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS nêu. -HS trả lời câu hỏi -HS trả lời câu hỏi - HS kể nội dung tranh. - HS thảo luận nhóm 4, 2-3 HS chia sẻ. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. + Tranh 1: Bạn nhỏ làm vỡ bát, bạn đã xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn. + Tranh 2: Bạn học sinh bỏ rác không đúng quy định, bạn ất đã xin lỗi cô và bỏ rác lại đúng nơi. + Tranh 3: Bạn nhỏ làm em ngã, bạn đã xin lỗi em và đỡ em đứng dậy - HS quan sát. - Tranh 1: Tan học đã lâu, Huy và Nam vẫn mải mê chơi, bác bảo vệ thấy vậy đến nhắc nhở. Muộn rồi các cháu về đi. - Tranh 2: Nam nói: Tớ sẽ nói thật với mẹ. Còn Huy nói: Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn. - Tranh 3: Về nhà Nam nói: Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ! Mẹ Nam vui vẻ vỗ vai con, nói: Lần sau con không được về nhà muộn nữa nhé! Trong khi đấy bố Huy rất tức giận khi bạn hàng xóm cùng lớp nói: Cô giáo có giao bài đâu mà cậu nói lại vậy? - HS chia sẻ. 3 - 4 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. - HS quan sát tranh thảo luận nhóm - Mời các nhóm đóng vai xử lí tình huống+ TH1: Trong giờ học, Quang trêu Thắng, quay xuống lấy sách của bạn, Thắng nhổm người lên lấy lại quyển sách. Xin lỗi cô vì đã làm ảnh hưởng đến lớp học và các bạn. Nói rõ lí do rằng bị bạn Quang trêu nên mới nhỏm dậy. + TH2: Sau khi ăn tối, Minh chạy ra bàn lấy điều khiển ti vi, vô tình va vào anh làm bát đũa rơi xuống sàn. Xin lỗi anh trai vì đã không để ý va vào anh. Cùng anh dọn bát đũa. + TH3: Trong lúc xếp hàng vào xem phim, Mai vô tình giẫm vào chân Hùng. Mai xin lỗi Hùng vì đã giẫm vào chân bạn, hỏi chân bạn có bị sao không. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ - Hs trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe
Tài liệu đính kèm: