I- Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
Giúp học sinh biết:
- Yêu quý gia đình mình
- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà cha mẹ
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
II- Đồ dùng dạy hoc
+Giáo viên:
Các điều trong Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam
Bài hát: cả nhà thương nhau; cho con; ba nọn nến lung linh
+Học sinh: Tập đóng tiểu phẩm
Môn: Đạo đức Tiết số 2 - Tuần 8 Thứ .. ngày ..thángnăm 200 Tên bài dạy : Gia đình em I- Mục tiêu Giúp học sinh hiểu: - Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc - Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ Giúp học sinh biết: - Yêu quý gia đình mình - Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà cha mẹ - Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ II- Đồ dùng dạy hoc +Giáo viên: Các điều trong Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam Bài hát: cả nhà thương nhau; cho con; ba nọn nến lung linh +Học sinh: Tập đóng tiểu phẩm III- Các hoạt động dạy và học Thời gian các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học tương ứng ĐD 5 A- Ổn định tổ chức Lớp hát 1 bài B- Kiểm tra bài cũ Hãy kể 1 vài việc, lời nói mà các em thường làm với ông bà cha mẹ? 1 vài HS kể Em có bổn phận gì đối với ông bà cha mẹ? 8’ 3’ 3’ 7’ C- Bài mới Cả lớp chơi trò “Đổi nhà” GV cho HS chơi ngoài sân Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, điểm số theo chu kỳ 1, 2, 3; người 1, 3 nắm tay nhau tạo thành mái nhà, người số 2 đứng giữa. Khi quản trò hô: đổi nhà, người số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Người nào chậm phải làm quản trò... HS vào lớp : thảo luận GV: em thấy thế nào khi không có một mái nhà? KL: gia đình là nơi các em được cha mẹ và những người trong gia đình quan tâm chăm sóc va dạy bảo. 1. Hoạt động 1: Tiểu phẩm: “chuyện của bạn Long” - Một số em trong lớp đóng: Mẹ đi làm dặn Long ở nhà học bài và trông nhà. Long lưỡng lự rồi cũng đồng ý và nghĩ chơi xong rồi vè học mẹ cũng không biết. - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long? (Long đã vâng lời mẹ chưa?) - Nếu là con, con sẽ hành động như thế nào? Em hãy cho bạn 1 lời khuyên. *Nghỉ giữa giờ 2. Hoạt động 2: HS tự liên hệ. GV yêu cầu tự liên hệ sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào? Đối với những bạn bị thiệt thòi, chúng ta có thái độ như thế nào? - Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng? - GV khen những em ngoan, biết vâng lời cha mẹ, biét giúp đỡ mẹ 1 số công việc nhà, cả lớp học tập các bạn. 3. Hoạt động 3: Kể chuyện Cô giáo kể chuyện: Cây thông nhỏ của em (SGK trang 75) KL: Trẻ em có quyền có gia đình... Trẻ em có bổn phận với gia đình của mình. Biết thương yêu những bạn bị thiệt thòi hơn mình. D. Củng cố Hs nhắc lạivai trò của gia đình E. Dặn dò Hs về sưu tầm câu chuyện về gia đình - GV cho 6 HS chơi thử - Cả lớp chơi thật - Những em không bị mất nhà trả lời - Những em đã có lần bị mất nhà trả lời - HS thảo luận nhóm -1 HS lên trình bày, cả lớp theo dõi HS trả lời tự do, nhiều em được nói lên suy nghĩ của mình. Hát múa bài “cả nhà thương nhau” HS từng đôi một tự liên hệ. Một số em trình bày trước lớp. HS lắng nghe. Vở BT Rút kinh nghiệm bổ sung : ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: