Giáo án Chính tả tuần 32 - Đào thị Thuỷ

Giáo án Chính tả tuần 32 - Đào thị Thuỷ

Lớp : 2 Tên bài dạy : Chuyện quả bầu

Tiết : 63Tuần : 32

 I. Mục tiêu:

 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn Chuyện quả bầu .

 - Viết hoa đúng một số tên các dân tộc .

 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu rễ lẫn: l/n, v/d.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp.

 - Vở bài tập Tiếng Việt.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2598Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tuần 32 - Đào thị Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả Thứ ba ngày tháng 4 năm 2004 
Lớp : 2 Tên bài dạy : Chuyện quả bầu
Tiết : 63Tuần : 32 
 I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn Chuyện quả bầu . 
 - Viết hoa đúng một số tên các dân tộc .
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu rễ lẫn: l/n, v/d.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
I. Kiểm tra bài cũ: 
chạn bát, trạm xá, chở hàng, trở về.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và viết đúng một số tiếng có chứa âm đầu l/ n rễ lẫn.
2. Hướng dẫn HS tập chép. 
Chuyện quả bầu
 Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ- mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, ngươì Mường, người Dao, người Hmông, người Ê- đê, người Ba- na, người Kinh,.... lần lượt ra theo.
 Đó là tổ tiêncủa các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
+ Chuyện quả bầu giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc trên đất nước ta. GV: Các dân tộc trên đất nước ta cùng là anh em một nhà, cùng một tổ tiên nên phải đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau cùng sống để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa (Khơ- mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba- na, Kinh.) 
Một số từ khó viết: Hmông, Ê- đê, Khơ- mú, Ba- na , Dao, Nùng, Tày, nhanh nhảu.
*Kiểm tra, đánh giá. 
- GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp.
- GV đọc đoạn chép 1 lần, HS theo dõi trên bảng rồi yêu cầu 2 HS lần lượt nhìn bảng đọc đoạn chép. HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn đó.
- Bài chính tả này nói lên điều gì ?
- GV cho HS nhận xét những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét.
10'
3'
5'
2'
3. HS chép bài vào vở. 
4. GV chấm, chữa. 
5. Luyện tập: 
 Bài 1:Điền vào chỗ trống: 
l hoặc n
Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt nước,ngày này qua tháng khác, bác chăm lo đưa khách qua lại trên sông.
 + lưu luyến, lâng lâng, lì lợm, lầm lì, lí nhí, lon ton, ...
+ non nớt, nóng nực, nôn nóng, trở nên, nên người, ...
b) v hoặc d:
Đi đâu mà ... vội mà ... vàng
Mà ... vấp phải đá mà quàng phải ... dây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào .. vấp, chẳmg ...dây nào quàng.
 Ca dao 
Bài 2:Tìm các từ: 
Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:
-Vật dùng để nấu cơm:...nồi.
 Đi qua chỗ có nước :.lội
- Sai sót khuyết điểm:..lỗi
b.Chứa tiếng bắt đầu bằngv hay d, có nghĩa như sau 
- Ngược với buồn.:.vui.
- Mềm nhưng bền khó làm đứt:.dai
- Bộ phận cơ thể nối tay với chân mình:... vai
6. Củng cố- Dặn dò: 
Bài tập về nhà: Luyện chữ đẹp bài chính tả tiết sau. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nhìn bảng, chép bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm.
* Luyện tập. 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. 1 HS làm trên bảng phụ, HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có âm n hoặc l.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các câu thơ đó.
Bài 2 HS làm miệng sau đó làm vào vở bài tập.
* GV nhận xét tiết học. 
Khen HS có bài viết đẹp. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Môn: Chính tả 	 Thứ năm ngày tháng 4 năm 2004
Lớp : 2 	Tên bài dạy :Tiếng chổi tre
Tiết : Tuần : 32 
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng chổi tre . 
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ âm , vần dễ lẫn l/ n.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
Nhớ nghe em
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi trre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề 
Đẹp lối 
Em nghe!
 Tố Hữu
Những đêm đông 
Khi cơn giông 
Vừa tắt 
Tôi đứng trông 
Trên đường lặng ngắt 
Chị lao công 
Như sắt 
Như đồng 
Chị lao công 
Đêm đông 
Quét rác... 
5'
1'
9'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- lên lớp, lời nói, len lỏi.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Tiếng chổi tre 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
 Tiếng chổi tre
+ Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa là những chữ đứng đầu câu
+ Mỗi dòng thơ gồm hai, ba chữ. Các dòng chữ được trình bày lùi vào 3 ô. 
+ Nội dung bài thơ ca ngợi chị lao công ngày đêm làm việc không ngại khó khăn gian khổ.
+ quét rác, lặng ngắt, cơn giông, gió rét, lối. 
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra, đánh giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp.
 GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 4 HS đọc lại. 
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Mỗi dòng thơ gồm mấy chữ ? Các dòng chữ được trình bày như thế nào? 
- Nội dung bài thơ là gì?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc lại lần 2; HS nghe chuẩn bị viết bài.
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
5. Luyện tập: 
Bài 1: Điền vào chỗ trống: 
a) l hay n: 
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 Tục ngữ
+ Khuyên chúng ta phải đoàn kết. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
 Tục ngữ
+ Khuyên chúng ta là những người chung một nước phải thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lần nhau.
b) it hoặc ich: 
 Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. chị em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
Bài 2: Điền nhanh các tiếng:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu l/ n 
- lo lắng - no nê, lề đường- thợ nề, cái nong- con khủng long, tấm lòng- nòng súng, đi lên - trở nên, .....
b) Chỉ khác nhau ở vần it hoặc ich 
- bịt kín- bịch thóc, chít khăn- chim chích, quả mít- xích mích, thít chặt- thích thú.....
6. Củng cố- Dặn dò: 
- GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- GV chép sẵn bài 1 vào bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa bài,.
- HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
- GV khuyến khích HS nêu cách hiểu của mình về các câu tục ngữ đó.
- GV yêu cầu HS tìm những từ có vần it, ich có trong bài 
- HS làm bài theo nhóm sau đó GV nhận xét đúng sai. HS làm vở bài tập.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCT 32.doc