Tên bài dạy: Làm việc thật là vui
Tiết: 4 Tuần: 2
Lớp:2K
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng chính tả:
- Nghe viết đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui.
- Củng cố quy tắc viết g/gh (qua trò chơi thi tìm chữ).
2. Ôn bảng chữ cái:
- Thuộc lòng bảng chữ cái.
- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học chủ yếu:
- Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả với g/gh.
- Vở bài tập.
Môn: Chính tả Ngày soạn: Ngày dạy: Tên bài dạy: Làm việc thật là vui Tiết: 4 Tuần: 2 Lớp:2K Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng chính tả: - Nghe viết đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui. - Củng cố quy tắc viết g/gh (qua trò chơi thi tìm chữ). 2. Ôn bảng chữ cái: - Thuộc lòng bảng chữ cái. - Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái. Đồ dùng dạy học chủ yếu: - Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả với g/gh. - Vở bài tập. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 3 phút 2 phút 7 phút 15 phút 3 phút 7 phút A. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét bài viết tiết trước. - Viết: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, câu cá. - Đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Trong giờ học chính tả hôm nay, các con sẽ nghe và viết đoan cuối bài tập đọc Làm việc thật là vui.. Tìm các tiếng có âm đầu g/gh và bước đầu làm quen với việc sắp tên theo bảng chữ cái. 2 Hướng dẫn viết chính tả: a) Ghi nhớ nội dung cần viết: - Đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui (từ Như mọi vật đến hết). + Đoạn văn này trích từ bài tập đọc nào? Làm việc thật là vui. + Đoạn văn này nói về ai? - Về bé. + Bé làm những việc gì? - Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. + Làm việc Bé thấy thế nào? - Bé luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui. b) Hướng dẫn học sinh cách trình bày: - Phân tích. + Đoạn văn có mấy câu?( 3 câu) + Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?(Câu 2) - Đọc câu 2 c) Hướng dẫn viết từ khó: - Đọc các từ dễ lẫn và các từ khó viết: làm, luôn luôn, lúc, rau, rộn. - Viết: quét nhà, nhặt nhau, luôn luôn, bận rộn. - Nhận xét. d)Viết bài: e) Soát lỗi, chấm bài, chữa bài: - GV chấm 1 số bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 1: Viết vào chỗ trống các chữ: Bắt đầu bằng g: Bắt đầu bằng gh: - Chữa bài. - Ôn lại quy tắc viết chính tả với g/gh. + Khi nào chúng ta viết gh? (Viết gh khi sau nó là các âm e, ê, i). + Khi nào chúng ra viết g? (Viết g khi sau nó không phải là e, ê, i Bài 2: Một nhóm học tập có 5 bạn là Huệ, An, Lan, Bắc và Dũng. Em hãy viết tên các bạn ấy theo thứ tự bảng chữ cái. - Bài làm:An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan. C. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tảvới g/gh. Học thuộc lòng toàn bộ bảng chữ cái. * Phương pháp Kiểm tra - Đánh giá. - GV đọc các từ khó viết. - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp. - 1HS đọc. - GV nhận xét, cho điểm. - GV giới thiệuvà ghi bảng. - 2 HS nhắc lại. * Phương pháp hỏi đáp: - GV đọc đoạn văn. - Giáo viên hỏi, HS trả lời. - cả lớp và GV nhận xét. - Học sinh mở sách. - GV hỏi- HS trả lời. - 1 HS đọc, đọc cả dấu phẩy. - HS đọc. - GV đọc từ khó. - 2 HS viết trên bảng. Cả lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét - GV nhắc HS tư thế ngồi viết - GV đọc bài: Đọc từng câu ngắn hoặc từng cụm từ, mỗi câu hoặc mỗi cụm từ đọc 3 lần. - HS viết. - GV đọc lại bài. Dừng lại phân tích những chữ khó viết, dễ lẫn. - HS tự lấy bút chì sửa lỗi sai ra lề nếu có. HS mở vở bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu. - GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và bút dạ. - 2 nhóm viết các chữ bắt đầu bằng g. 2nhóm viết các chữ bắt đầu bằng gh. Các đội viết chữ trong 3 phút. - HS dán bài lên bảng. - HS đọc các từ tìm được của nhóm mình. - Giáo viên tổng kết đội nào tìm được nhiều từ đúng nhất. - GV hỏi- HS trả lời. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và tổng kết. - GV treo bảng phu đã viết quy tắc chính tả với g/gh. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm vào vở. - 3 HS lên bảng viết tên 5 bạn theo bảng chữ cái. - GV nhận xét - Khen ngợi và nhắc nhở HS. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: