Giáo án Chính tả tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

Giáo án Chính tả tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

Tiết: 22 tuần 22 Tên bài dạy: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

Người dạy: Chu Ngọc Thanh

I. Mục tiêu:

- Hs biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.

- Hs biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.

- Biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phấn màu, vở bài tập.

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3128Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo đức	Thứ .. ngày . tháng . năm 2004
Lớp: 2. 	
Tiết: 22 tuần 22 Tên bài dạy: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2) 
Người dạy: Chu Ngọc Thanh 
I. Mục tiêu: 
Hs biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
Hs biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
Biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phấn màu, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương thức, hình thức tổ chức
dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
Kiểm tra bài cũ: 
+ Cần nói nhẹ nhàng, lịch sự với thái độ cởi mở, chân thành.
+ Vì làm như vậy là đã tôn trọng bạn (người khác) và lòng tự trọng.
B) Bài mới.
Hoạt động 1 : Hs tự liên hệ.
VD :
+ Hà làm ơn cho mình mượn quyển sách này nhé.
+ Bạn nên trật tự để cùng các bạn nghe cô giảng bài.
+ Bạn cần cố gắng làm bài đầy đủ để cô vui lòng nhé.
Hoạt động 2 : Đóng vai.
Tình huống 1 : Em muốn được mẹ hoặc bố cho đi chơi vào ngày chủ nhật.
Tình huống 2 : Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
Tình huống 3 : Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.
Gv kết luận :
Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời mời và hành động, cử chỉ phù hợp.
Hoạt động 3 : Trò chơi ‘Văn minh, lịch sự”.
VD:
- Mời các bạn đứng lên.
-Mời các bạn ngồi xuống.
-Tôi muốn đề nghị các bạn giơ tay phải.
-Im lặng.
C. Củng cố, dặn dò.
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
* Gv nhận xét tiết học.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- 2 –3 Hs trả lời câu hỏi.
Khi muốn yêu cầu hay đề nghị người khác một việc gì đó thì con cần nói như thế nào?
Tại sao khi muốn yêu cầu hay đề nghị người khác một sự việc gì thì con phải nói nhẹ nhàng, lịch sự?
* Gv nhận xét - đánh giá
* Gv nêu yêu cầu :
- Những em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị khi cần được giúp đỡ ? Hãy kể một vài trường hợp cụ thể.
2. Hs trả lời miệng.
3. Gv khen những Hs đã biết thực hiện bài học.
- Hs thảo luận theo nhóm 5.6.
- Gv phát phiếu thảo luận (trên mỗi phiếu có ghi một tình huống cụ thể).
- Hs thảo luận sau 2’ cử hai bạn đại diện cho mỗi nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
* Gv phổ biến luật chơi:
-Người chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị đó đối với các bạn trong lớp.
-Nếu là lời đề nghị lịch sự thì Hs trong lớp sẽ làm theo. Còn nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác được yêu cầu. Ai không thực hiện đúng luật chơi sẽ phải chịu một hình thức phạt do lớp đề ra tức là phải nhảy lò cò một vòng xung quanh lớp.
* Hs thực hiện trò chơi (chú ý : Hs cần được luân phiên nhau làm chủ trò)
* Gv nhận xét, đánh giá.
- Gv chốt lại.
- Một vài Hs nhắc lại.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docD D 22.doc