Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30

Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30

QUẢ TIM KHỈ

I. Mục đích:

1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Quả tim Khỉ".

2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ut/uc.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng nam châm.

 - Tranh ảnh các con vật có tên bắt đầu bằng S: Sói, Sẻ, Sứa, Sư Tử, Sóc, Sò, Sao Biển, Sên, Sơn Ca, Sáo, Sến, Sam.

III. Các hoạt động dạy học:

- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết lên bảng con, các chữ: Tây Nguyên, Eđê, Mơnông.

- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Quả tim Khỉ.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị.

 

doc 13 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 2 - Tuần 24 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (NV)
QUẢ TIM KHỈ
I. Mục đích:
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài "Quả tim Khỉ".
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ut/uc.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng nam châm.
	- Tranh ảnh các con vật có tên bắt đầu bằng S: Sói, Sẻ, Sứa, Sư Tử, Sóc, Sò, Sao Biển, Sên, Sơn Ca, Sáo, Sến, Sam.
III. Các hoạt động dạy học:	
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết lên bảng con, các chữ: Tây Nguyên, Eâđê, Mơnông.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Quả tim Khỉ.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
- Cá Sấu, Khỉ: Vì đó là tên riêng được đặt sau dấu hai chấm, gạch đầu dòng.
 - Tìm lời của Khỉ và của Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì?
- Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở.
- Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:
a) s hay x?
a) Say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông.
b) chúc mừng, chăm chút, lụt lội, lục lợi.
b) út hay úc ?
Bài tập 3:
a)Tên nhiều con vật thường bắt đầu bằng S: Sói, Sẽ, Sứa.
- Em hãy tìm thêm các tên khác.
- Sư Tử, Sóc, Sò, Sao Biển, Sên, Sơn Ca, Sáo, Sến, Sam ...
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
CHÍNH TẢ (NV)
VOI NHÀ
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng một doạn trong bài Voi nhà.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ut/uc.
II. Đồ dùng dạy học.
Bút dạ và 3, 4 giấy phiếu khổ to viết nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc cho 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. 6 tiếng có âm đầu s / x
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Voi nhà.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than?
Câu: Nó đập tan xe mất.
Câu: “Phải bắn thôi!” có dấu chấm than.
- Học sinh viết bảng con.
- Huơ, quặp.
- Giáo viên đọc, HS viết bài vào vở.
- Chấm, sửa bài.
- Hướng dẫn bài tập.
Bài tập 2a. 
- Sâu bọ, xâu kim, sinh sống, xinh đẹp, củ sắn, xắn tay áo, xát gạo, sát bên.
Bài tập 2b. Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào chỗ trống: ut, uc.
- Ut : lụt, sút, rút, thụt.
- Uc: lúc, rúc, súc, thúc, nhục, lục (lọi), chín (rục)
IV Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Học sinh về nhà sửa hết lỗi trong bài chính tả và các bài tập.
CHÍNH TẢ (TC)
SƠN TINH – THỦY TINH
I. Mục đích:
1. Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt có âm đầu, thanh dễ viết sai: tr/ch, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập chép.
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 2a.
III. Các hoạt động dạy học:	
- Kiểm tra bài cũ: 2, 3 học sinh viết lên bảng con các từ sau: sản xuất, chim sẻ, xẽ gỗ, sung sướng, xung phong.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- Viết tên riêng vào bảng con, từ dễ viết sai.
- Hùng Vương, Mị Nương.
- Tuyệt trần, kén, người chồng giỏi, chàng trai.
- Học sinh chép bài vào vở.
- Chấm – Sửa bài.
Bài tập 2: 
a) trú mưa, chú ý, truyền , chuyền cành, chở hàng, trở về.
b) Số chẵn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẻo, mệt mỏi, buồn bã.
Bài tập 3: (lựa chọn)
a) Chãng tre, che chở, nước chè, chả nem, cháo lòng, chào hỏi, chê bai, cha mẹ, cây tre, cá trê, nước trong, trung thành, tro bếp, trò chơi, bánh trôi, trao đổi.
b) Biển xanh, đỏ thắm, xanh thẳm, nghỉ ngơi, chỉ trỏ, quyển vở ... / nổ lực, nghĩ ngợi, cái chõ, cái mõ, vỏ trứng.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Chuẩn bị bài sau: Bé nhìn biểu.
CHÍNH TẢ (NV)
BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài thơ: 
 Bé nhìn biển.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch, thành hỏi / thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh các loài cá: chim, chép, chày, chạch, chuồn, chuối, chọi.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng viết theo lời đọc của giáo viên.
Cọp chịu để bác nông dân trói vào gốc cây, rồi lấy rơm trùm lên mình nó.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Bé nhìn biển.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấu hiểu như thế nào?
- Biển rất to, có những hành động giống như một con người.
- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?
- Có 4 tiếng.
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- Từ ô thứ 3 hay thứ 4 tính từ lề vô.
- Giáo viên đọc – HS viết bài vào vở.
- Chấm – Sửa bài.
Bài tập 2. 
- Chim, chép, chuối, chày, chạch, chuồn.
- Nắm, trời, trê, trích.
Bài tập 3. Lựa chọn.
a) Chú – tường, chân.
b) dễ – cổ – mũi.
IV Củng cố – dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về nhà viết lại từ đã viết sai.
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI?
I. Mục đích:
1. Chép lại chính xác truyện vui vì sao cá không biết nói?
2. Viết đúng một số tiếng có âm đầu r/d hoặc có vần ưt/ưc.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ chép mẫu chuyện vì sao cá không biết nói?
III. Các hoạt động dạy học:	
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết bảng lớp các tiếng: con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Vì sao cá không biết nói?
Hướng dẫn tập chép.
- Biết hỏi anh điều gì?
Vì sao cá không biết nói?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười?
- Lân chê em hỏi ngớ ngẩn nhưng chính Lân mới ngớ ngẫn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước.
- Học sinh thực hành chép bài vào vở.
- Chấm – Sửa bài.
a) Lời kim da diết / khấu những đường rạo rực.
Bài tập 2: (lựa chọn)
b) Sân hãy rực vàng / rủ nhau thức dậy.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhắc HS viết lại những chữ còn mắc lỗi trong bài tập chép.
Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ (NV)
SÔNG HƯƠNG
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sông Hương.
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r/d/gi, có vần ưt /ưc.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết nội dung BT 2a : bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh lên bảng tự viết mỗi em 6 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Sông Hương.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Học sinh viết bảng con.
- Phượng vĩ, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Chấm sửa bài.
Bài tập 2: (lựa chọn)
a. Giải thưởng, rải rác, dảy núi, rành mạch, để dành, tranh giành.
b. Sức khỏe, sứt mẻ, cắt đứt, đạo đức, nức nở, nứt nẻ.
Bài tập 3: (lựa chọn) 
a. dở, giấy.
b. Mực, mứt.
IV Củng cố – dặn dò.	
Nhận xét tiết học. Học sinh viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại.
CHÍNH TẢ (NV)
KHO BÁU
I. Mục đích:
1. Nghe và viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện kho báu.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dể lẫn: l/n (ên/ênh), na/nơ.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng lớp viết sẵn: nội dung bài tập 2, bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:	
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : Kho báu.
Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc bài chính tả 1 lần.
- Học sinh nêu nội dung bài chính tả.
- Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Học sinh viết bảng con.
- Quanh năm, sương, lặn, cuốc bẫm, trở về, gáy.
- GV đọc, học sinh nghe và viết bài.
- Chấm - sửa bài.
Bài tập 2: (lựa chọn)
- Voi hưu vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua.
Bài tập 3:
a) Ơn trời mưa nắng phải thì.
 Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
 Công lênh chẳng quản bao lâu.
 Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Về nhà đọc trước bài. Bạn có biết? Tự tìm hiểu để TLCH.
CHÍNH TẢ (NV)
CÂY DỪA
I. Mục đích.
1. Nghe – Viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sông Hương.
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r/d/gi, có vần ưt /ưc.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết nội dung BT 2a : bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh lên bảng tự viết mỗi em 6 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Sông Hương.
 Hướng dẫn nghe viết:
- Học sinh viết bảng con.
- Phượng vĩ, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Chấm sửa bài.
Bài tập 2: (lựa chọn)
a. Giải thưởng, rải rác, dảy núi, rành mạch, để dành, tranh giành.
b. Sức khỏe, sứt mẻ, cắt đứt, đạo đức, nức nở, nứt nẻ.
Bài tập 3: (lựa chọn) 
a. dở, giấy.
b. Mực, mứt.
IV Củng cố – dặn dò.	
Nhận xét tiết học. Học sinh viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại.
CHÍNH TẢ 
NHỮNG QỦA ĐÀO
I. Mục đích:
1. Chép chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Những quả đào.
2. Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lộn: s/x, in/inh.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy học:	
- Kiẻm tra bài cũ: 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
- GV đọc đoạn chép.
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.
- HS viết bảng con từ khó.
- HS chép bài vào vở.
- Chấm - sửa bài.
Bài tập 2: 
VD: cửa sổ, cột đình.
a- Điền vào chỗ trống s hay x.?
a- Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
b- Điền vào chỗ trống in hay inh.
b- To như cột đình - kín như bưng - kính trên nhường dưới - tình làng nghĩa xóm - chín bỏ làm mười.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học - Khen ngợi.
CHÍNH TẢ 
 HOA PHƯỢNG
I. Mục đích.
1. Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ Hoa Phượng.
2. Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; in/inh.
II. Đồ dùng dạy học.
Bút dạ+ 3 + 4 tờ giấy.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ sau: xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Hoa phượng
- Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc đoạn thơ một lần. 3, 4 HS đọc lại.
- Học sinh viết vào bảng con: Lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài.
- Chấm, sửa, bài.
- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: 
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng.
Cây sung già trươc của sổ hút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng, nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng đục ngầu.
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín, thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
IV Củng cố – dặn dò.	
Giáo viên nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ (NV)
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục đích:
 Nghe - viết chính xác, trình bày đúng nội dung một đoạn văn trong bài: Ai ngoan sẽ được thưởng.
 Làm đúng bài tập phân biệt các cặp âm, vần dễ lẫn: tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng quay.
III. Các hoạt động dạy học:	
 - Kiểm tra bài cũ: 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
 - Dạy bài mới: Ai ngoan sẽ được thưởng.
 Hướng dẫn nghe viết.
 Giáo viên đọc bài chính tả 1 lần, 2 học sinh đọc lại.
 Những tiếng dễ viết sai: ùa tới, quây quanh.
 Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
 Chấm, sửa bài.
Bài tập 2: Điền vào chổ trống:
a) Cây trúc, chúc mừng, trở lại, che chở.
b) Ngồi bệt, nắng bệch, chênh chếch, đồng hồ chết.
IV. Củng cố – dặn dò: 
 Học sinh về nhà viết lại cho đúng những từ còn viết sai trong bài chính tả hoặc các bài tập.
CHÍNH TẢ (NV)
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. Mục đích.
1. Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch, êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng quay.
III. Các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: 2, 3 học sinh viết bảng lớp, 3 tiếng bắt đầu bằng êt, 3 tiếng có vần êch.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cháu nhớ Bác Hồ.
- Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc đoạn thơ một lần. 2 HS đọc lại.
- HS viết bảng con từ khó: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Chấm, sửa, bài.
Bài tập 2: 
a- Chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
b- ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
Bài tập 3: Trò chơi thi đọc câu nhanh chứa tiếng bắt đầu bằng vần êt / êch.
HS1 nói: Nết.
HS2: Cái nết đánh chết cái đẹp.
HS3: Hoa là một bạn gái rất tốt nết.
Viết bảng: Nết.
HS 4: Nét chữ là nết người.
Viết bảng: Nết.
IV Củng cố – dặn dò.	
GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHINH TA 24 -30.doc