Giáo án Chính tả 2 - Bài: Cây dừa - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thị Minh

Giáo án Chính tả 2 - Bài: Cây dừa - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thị Minh

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát( 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa)

- Viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài tập 3

- Rèn viết đúng, trình bày sạch đẹp

- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Viết sẵn 8 dòng bài thơ Cây dừa

- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở bài tập

 

docx 3 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 2 - Bài: Cây dừa - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thị Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Kim Dung
Lớp thực tập: 2a2
Người soạn: Ngụy Thị Minh
Người dạy: Ngụy Thị Minh
Ngày soạn: 17/3/2019
Ngày giảng: 21/3/2019
Bài dạy: Cây dừa
Chính tả
CÂY DỪA
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát( 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa)
- Viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài tập 3
- Rèn viết đúng, trình bày sạch đẹp
- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Viết sẵn 8 dòng bài thơ Cây dừa
- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ:
- GV: Em hãy chọn từ đúng trong các từ sau, viết vào bảng con những từ đúng
+ Huơ vòi
+ Hươu vòi
+ Mùa màn
+ Mùa màng
2. Dạy bài mới:
* Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại 8 dòng thơ đầu trong bài thơ “Cây dừa” và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x, viết hoa tên riêng.
Ø Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết.
a. Tìm hiểu đoạn viết:
- Giáo viên đọc 8 dòng thơ 1 lần và yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
-Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?
-Các bộ phận đó được so sánh với những gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Đoạn thơ có mấy dòng?
+ Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
+ Dòng thứ hai có mấy tiếng?
+ Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề.
+ Các chữ cái đầu dòng thơ viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con, 1 HS lên bảng viết: Dang tay, trăng, bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu, quanh.
- GV nhận xét bảng và bảng con của lớp.
- Cho HS đọc lại các từ khó 2 lần.
d, HS viết bài
- Giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh viết. ( đọc từng dòng bài thơ)
e, Soát lỗi, đánh giá
- GV đọc lại để HS soát lỗi bằng bút chì
- Đánh giá 1 số bài
- Nhận xét.
Ø Hoạt động 2: 
Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2a: 
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Dán hai tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh lên tìm từ tiếp sức.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
-Cho học sinh đọc các từ tìm được.
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. 
- 1 học sinh đọc bài thơ.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm ra các tên riêng và làm vào phiếu bài tập.
- GV yêu cầu HS nêu nối tiếp các tên riêng viết sai
-Tên riêng phải viết như thế nào?
-Gọi học sinh lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và sửa chữa. 
3. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời, viết vào bảng con:
Huơ vòi. Mùa màng
- HS lắng nghe và chuẩn bị vở.
- HS theo dõi đọc thầm theo và 2 học sinh đọc lại bài.
- Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.
- Học sinh đọc lại bài sau đó trả lời: 
+ Lá: Dang tay ra đón gió, chiếc lược chải vào mây xanh. 
+ Ngọn dừa: Như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
+ Thân dừa: Bạc phếch tháng năm.
+ Quả dừa: Như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết từ khó vào bảng con, 1 HS lên bảng viết.
- HS lắng nghe.
- HS đọc các từ khó.
- HS viết bài chính tả
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sậy, 
xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng, 
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại các từ tìm được. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Tên riêng: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
- Tên riêng phải viết hoa.
- 2 học sinh lên bảng viết lại, học sinh dưới lớp viết vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_2_bai_cay_dua_nam_hoc_2018_2019_nguy_thi_mi.docx