Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 5

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 5

Toán

38 + 25

I. Mục tiêu:

 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong PV 100, dạng 38+25.

 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.

 - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số.

 - Củng cố phép cộng đã học dạng: 8 + 5, 28 + 5.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Que tính, bảng cài

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Toán
38 + 25
I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong PV 100, dạng 38+25.
 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng các số với số đo có đơn vị dm.
 - Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với 1 số để so sánh 2 số.
 - Củng cố phép cộng đã học dạng: 8 + 5, 28 + 5.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Que tính, bảng cài
III. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố kiến thức. ( 3’)
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV cùng HS nhận xét đánh giá .
- 2 học sinh chữa bài tập 3 (SGK)
HĐ2: Giới thiệu phép cộng 38 + 25 ( 13’)
*Bài toán : Lấy 38 que tính, thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Hướng dẫn HS thao tác trên que tính:Gộp 8 que tính với 2 que (ở 5 que tính) thành 1 bó 1 chục .Gộp các bó chục lại được 6 bó chục,6 bó 1 chục với 3 que rời là 63 que tính.
- GV ghi: 38 + 25 = 63
 25 + 38 = 63
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả:
 38 + 25 = 63
-Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính cột dọc (theo 2 bước):
+ Bước 1:Đặt tính
+ Bước 2:Tính từ phải sang trái 3 8
 + 2 5
 6 3 
- GV giúp đỡ HS yếu thực hiện đúng phép tính 
- 1 HS khá,giỏi lên bảng nêu cách đặt tính và làm tính theo theo cột dọc . 
- HS dưới lớp đặt tính và tính ở bảng con.
- 1 số HS nhắc lại cách thực hiện.
- GV nhận xét bổ sung . 
HĐ3: Luyện tập - thực hành  ( 16’) 
Bài 1(cột 1, 2, 3-VBT): Nêu y/c bài tập
- GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS tự làm vào VBT 
- 2HS TB, yếu lên bảng làm, nhận xét.
- HS khá, giỏi làm hết bài.
Bài 3(VBT): Gọi HS đọc đề bài 
- HD HS tìm hiểu đề bài.
- GV ghi tóm tắt bảng
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét các bước giải của HS
Bài 4(cột1-VBT): 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ nối tiếp: ( 3’)
- GV chốt kiến thức về cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25.
- Nhận xét tiết học
- HS khá, giỏi nêu yêu cầu và cách giải bài toán .
- 1HS giỏi dựa vào tóm tắt nêu bài toán
- 1HS TB làm bảng lớp.
- HS làm bài dưới hình thức chơi trò chơi
Tập đọc
 chiếc bút mực (2 tiết) 
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ khó: ngạc nhiên, loay hoay...
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
 - Biết đọc rõ lời nhân vật: (cô giáo, Mai, Lan.)
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ mới đã chú giải: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên,
 - Nội dung : Cô giáo khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.(trả lời được các CH2, 3 , 4- HS K, G trả lời được CH 1)
*GDKNS: + Thể hiện sự cảm thôngvới bạn khi gặp khó khăn.
 + Cho bạn mượn bút để bạn viết trước, mình sẽ viết sau bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ ghi câu văn cần hướng dẫn đọc
III. Hoạt động dạy học: 
 Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Bài cũ : ( 3’)
- Kiểm tra HS đọc bài “ Trên chiếc bè.
- GV nhận xét, ghi diểm
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
B. Bài mới : Giới thiệu bài ( 2’)
- HS quan sát tranh SGK
1. Luyện đọc: ( 30’) 
* GV hướng dẫn HS luyện đọc , và giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu lần 1
a. Đọc từng câu
- HS đọc nối tiếp câu
-Theo dõi phát hiện lỗi HS đọc sai . GV ghi các tiếng, từ khó đọc lên bảng lớp.
- HS luyện phát âm (HS TB, Y luyện đọc nhiều)
b. Đọc cả đoạn trước lớp.
Đoạn 1: Từ đầu đến viết bút chì.
Đoạn 2: Sáng hôm ấyem viết bút chì.
Đoạn 3: Bỗng Lan đang viết bút chì.
Đoạn 4: Còn lại.
- 4HS đọc 4 đoạn
- Đưa bảng phụ ghi câu văn dài và HD đọc, cách ngắt nghỉ, nhấn giọng...
- HS khá giỏi nêu cách đọc câu dài 
+ Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/viết bút chì//
+ Nhưng hôm nay/.../vì em viết khá rồi//
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới 
-2 HS khá đọc chú giải
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2
- Luyện đọc theo nhóm 4
- Các nhóm thi đọc trước lớp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (23’)
- Y/C HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi
 + Đoạn 1: Cả lớp bắt đầu được viết bút mực.
 + Đoạn 2: Mai mong được viết bút mực như các bạn.
- 1 HS K đọc đoạn 1 và 2, lớp đọc thầm, trả lời (HS K, G trả lời 
câu hỏi1)
- Y/C HS đọc đoạn 3, trả lời
+ Đoạn 3: Lan quên bút, Mai cho bạn mượn.
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 2, 3
+ Đoạn 4: Cô giáo khen ngợi Mai
*GDKNS : + Nếu em là Mai trong câu chuyện em sẽ làm gì khi bạn mình không có bút để viết ?
+Khi bạn gặp khó khăn em cần phải làm gì ?
- Nêu nội dung của bài: Cô giáo khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi 4, 5
- HS liên hệ trả lời.
- HS nhắc lại
3. Luyện đọc lại : ( 10’)
- GV hướng dẫn cho HS đọc phân vai
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
- Các nhóm tự phân vai: người dẫn chuyện, cô giáo, Mai, Lan.
-Thi đọc truyện theo vai .
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
C. Củng cố - dặn dò : ( 2’)
 GV nhận xét giờ học.
 Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2012 
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng 8 cộng với một số.
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong Pv 100 dạng 28 + 5; 38 + 25.
 - Biết giải bài toán theo tóm tắt với 1 phép cộng
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố kiến thức. ( 3’)
-Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- 2 HS lên bảng đặt tính: 
 25 + 28 68 + 15
- GV nhận xét đánh giá .
HĐ2: Luyện tập -thực hành ( 29’)
Bài 1(VBT):Củng cố cách tính nhẩm :
- Hướng dẫn cách nhẩm.
- GV chốt kiến thức.
- 2HS TB, Y làm bảng lớp
- Học sinh làm bài vào vở và nêu kết quả
- HS đọc thuộc lòng bảng cộng 8. 
Bài 2(VBT): Củng cố cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV chốt kiến thức
- HS khá , giỏi nêu cách đặt tính và tính 
- HS làm bài ,đổi vở KT 
Bài 3(VBT)Củng cố cách giải toán có lời văn.
- Hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt nêu cách giải.
- 1HS khá dựa vào tóm tắt nêu đề 
toán và cách giải
- 1HS chữa bảng lớp.
Bài 4(Dành cho HS K, G): Điền số
- HS làm bài, nêu kết quả.
HĐ nối tiếp: ( 3’)
- GV tổng kết chốt kiến thức
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội
Cơ quan tiêu hoá
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 - Phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
 - Chỉ được đường đi của thức ăn trong cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ .
 - Nắm được những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tiêu hoá 
 - HS có ý thức thực hiện các biện pháp để phòng bệnh cho đường tiêu hoá .
II/ Đồ dùng dạy học :
 -Tranh trong sách giáo khoa ,tranh sơ đồ câm
III/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*HĐ1: Khởi động.( 3’)
- Tổ chức trò chơi Chế biến thức ăn
- Nêu cách chơi, luật chơi gồm 3 động tác(nhập khẩu ,vận chuyển ,chế biến)
- HS theo dõi
-Thực hiện trò chơi.
*HĐ2: Giới thiệu bài ( 1’)
- GV giới thiệu và ghi tên bài
*HĐ3: Quan sát chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ . ( 11’)
- GV treo sơ đồ
-Y/c HS quan sát tranh SGK và chỉ đường đi của thức ăn.
- GV nhận xét, bổ sung
- HS quan sát đường đi của thức ăn xuống ống tiêu hoá
- HS làm việc theo cặp
- Một số HS chỉ
*KL:Thức ăn vào miệng xuống thực quản,dạ dày,ruột non...
*HĐ4: Nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ ( 13’)
-Y/C HS quan sát hình 2-SGK
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá: Tuyến nước bọt,gan,túi mật,tuỵ,dạ dày...
- Phân biệt ống tiêu hoá với tuyến tiêu hoá-GV chỉ trên sơ đồ để HS quan sát 
*KL:Các cơ quan tiêu hoá gồm ống tiêu hoá(Miệng, thực quản, dạ dày..) và tuyến tiêu hoá(Tuyến nước bọt,gan,túi mật,...)
*HĐ nối tiếp: Trò chơi ghép chữ vào hình ( 7’)
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh: hình vẽ cơ quan tiêu hoá, hình câm phiếu rời tên cơ quan tiêu hoá 
- GV nêu cách chơi,luật chơi
- GV cùng HS nhận xét ,tuyên dương.
- HS hoạt động nhóm đôi
- Đại diện một số nhóm kể.
- HS khá, giỏi chỉ vào sơ đồ nêu đường đi và vai trò của cơ quan tiêu hoá 
- HS chỉ và nhắc lại.
- HS chơi theo nhóm trước lớp
- Nêu những việc cần làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa; cách phòng bệnh đường tiêu hoá.
- GV chốt ND bài
- HS tự liên hệ với việc ăn uống ,sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Tiết 1- Tuần 5
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài: Chiếc bút mực. 
 - Biết viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu, trình bày đúng mẫu.
 - Làm đúng BT1, B2 a (VBT) ( Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần ia/ya, làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu ch/tr )
 II. Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ ghi nội dung đoạn chép
III. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết :
 ăn giỗ, dòng sông, ròng rã
- Nhận xét, sửa sai.
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 2’)
- Nêu mục đích, yêu cầu bài học
1. Hướng dẫn chép ( 20’)
- Treo bảng phụ viết đoạn chép- GV đọc
- Tìm hiểu ND đoạn
- Hướng dẫn viết 1 số chữ khó
- Nêu những chữ cần viết hoa
- Hướng dẫn cách trình bày đoạn chép
- Yêu cầu HS chép bài vào vở
- GV đọc lại đoạn chép
- Chấm, chữa bài
2. Hướng dẫn làm bài tập ( 5’)
Bài 1(VBT):Điền vào chỗ trống ia /ya
- GV hướng dẫn làm bài
- GV nhận xét bổ sung
Bài 2a(VBT) :Tìm từ chứa ch hay tr: 
 Tiến hành tương tự bài 1.
C. Củng cố dặn dò: ( 3’)
- Nhận xét chung tiết học
- Về nhà luyện viết thêm
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con 
- 2HS đọc đoạn chép
- HS viết bảng con chữ khó viết
- HS nhìn bảng chép bài vào vở
- HS đổi chéo vở soát lỗi ghi ra lề
- HS đọc yêu cầu
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, nhận xét
- HS khá nêu y/c của bài
- 1HS TB, Y lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập
 Thứ tư, ngày 26 tháng 9 năm 2012
Toán 
hình chữ nhật, hình tứ giác
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật ,hình tứ giác( qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm yếu tố của hình )
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình chữ nhật, hình tứ giác. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Một miếng bìa dạng hình chữ nhật, hình tứ giác .
III. Các hoạt động dạy học :
. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1:Củng cố kiến thức ( 3’)
- Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính.
- Gv nhận xét, ghi điểm
- 2HS lên bảng đăt tính và tính 
 48 + 24, 68+13 
HĐ2: Giới thiệu hình chữ nhật . ( 6’)
 - Giáo viên đưa ra một số tấm bìa có dạng hình chữ nhật.
- Giới thi ... êu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi đọc bài 
toán theo tóm tắt. 
- HS chữa bài, nêu dạng toán và
 cách giải. lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu. 
- Làm bài cá nhân và chữa bài, nêu cách làm.
- Học sinh về nhà ôn bài. 
Chính tả
Tiết 2 – Tuần 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Nghe viết chính xác trình bày đúng 1 đoạn trong bài: “Ngôi trường mới” trình bày đúng các dấu câu trong bài.
 - Làm đúng các bài tập (BT2a trong VBT)
 - Rèn chữ viết và kĩ năng trình bày bài cho HS.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3b của tiết 2 tuần 5. 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài. ( 1’) 
1. Hướng dẫn viết ( 20’) 
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn viết. 
+ Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thước kẻ. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài, tuyyên dương HS viết đẹp.
2. Hướng dẫn làm bài tập. ( 8’)
Bài 1(VBT) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Chốt lại để hs viết đúng chữ có vần ai/ay
Bài 2a(VBT): Giáo viên cho học sinh làm vở. 
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- Giúp em yếu làm bài.
- Gọi HS yếu đọc lại, chốt lại các tiếng viết bằng s/x
C. Củng cố - Dặn dò: ( 2’)
- Giáo viên nhận xét giờ học. Tuyên dương HS viết đẹp.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS làm bảng con viết các tiếng có vần en/eng
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 học sinh đọc lại. 
- HS trả lời. 
- Học sinh phân tích và luyện viết bảng con. 
- Học sinh nghe và chép bài vào vở. 
- HS đổi vở soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi, các nhóm lên thi làm bài nhanh. Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm. 
- Lớp nhận xét
 Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2012.
Tập làm văn
Tuần 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách. (BT3).
 - Luyện tập tìm mục lục sách tuần 6, 7 ( sgk TV tập 1)
 ( Không làm bài tập 1,2 trang 54, tập 1)
II. Đồ dùng dạy học :
 - Giáo viên: 1 số tập truyện thiếu nhi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Gọi học sinh lên bảng đọc mục lục sách bài tuần 6. 
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài. ( 1’)
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 27’)
Bài 1(VBT): Yêu cầu HS lấy SGK TV tập 1 tập tra mục lục tuần 6,7.
+ Tuần 6 có những phân môn nào?
+ Chính tả có mấy bài , ở trang nào?
+ Có mấy bài tập đọc? ở trang bao nhiêu?...
Bài 3: GV phát cho mỗi nhóm 1 tập truyện thiếu nhi.
- Giáo viên hướng dẫn HS làm vào vở. 
- Yêu cầu học sinh đọc mục lục 1 tập truyện thiếu nhi, ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang. 
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- Giáo viên thu một số bài để chấm. 
C. Củng cố - Dặn dò. ( 2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS đọc.
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS xem mục lục và làm bài.
- Một số HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4, viết vào vở tên 2 truyện tên tác giả, số trang.
- 1 số HS đọc bài viết của mình. 
Toán
BàI TOáN Về íT HƠN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. 
 - Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn có một phép tính. 
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về so sánh số. ( 5’) 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 4 trang 29. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Chốt lại cách so sánh số.
HĐ2: Giới thiệu bài toán về ít hơn.( 7’)
*Bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Hướng dẫn học sinh giải. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
+ Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm thế nào?
+ Tức là lấy mấy trừ mấy?
+ 7 trừ 2 bằng mấy?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải và trình bày bài giải như trong sách giáo khoa. 
- Chốt cách giải bài toán về ít hơn.
HĐ3: Củng cố về giải toán ( 20’)
Bài 1( VBT.)
- Giúp HS hiểu đề, em yếu giải toán?
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
- Tổ chức học cá nhân - Chữa bài.
- Chốt cách giải toán về ít hơn.
Bài 2( VBT.)
- GVHDHS làm tương tự bài 1.
- Giúp HS hiểu "thấp hơn" cũng có nghĩa là "ít hơn".
- Khi giải bài toán về ít hơn em thường làm phép tính gì ?
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải
HĐ nối tiếp: ( 3’)
- Khi gặp bài toán có những từ: ít hơn, nhẹ hơn, thấp hơn... ta thường làm phép tính gì? 
- Hệ thống lại kiến thức 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp. Giải thích cách làm.
- Lớp nhận xét
- Học sinh nêu lại đề toán. 
- HS trả lời. 
- Phân tích bài toán.
- Thực hiện phép tính trừ: 
 7 - 2 = 5.
- Vài em nêu miệng bài giải.
- Nêu lại cách giải.
- Học sinh đọc bài giải ở trên bảng. 
- HS đọc bài toán.
- HS nêu điều đã biết và điều cần tìm.
- Làm bài cá nhân vào VBT. 1 HS lên chữa bài.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS yếu đọc lại bài giải
- HS trả lời.
- HS khá trả lời.
Thủ cụng
 Gấp máy bay đuôi rời (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách gấp máy bay đuôi rời
 Gấp được máy bay đuôi rời .Các nếp gấp tương đối phẳng,thẳng (Với HS khéo tay: gấp được máy bay đuôi rời. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Máy bay sử dụng được.)
- HS có hứng thú gấp hình .
II / Đồ dùng dạy học:
 GV : - Mẫu máy bay đuôi rời gấp sẵn , tranh quy trình.
 HS : Giấy màu , kéo
III / Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra đồ dùng học tập ( 2’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
HĐ2: Củng cố kién thức cũ ( 3’)
Nêu các bước gấp máy bay đuôi rời ?
GV nhận xét
HĐ3: Hướng dẫn thực hành ( 27’)
- GV treo tranh quy trình hướng dẫn và nêu lại các bước: 
Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuôngvà một hình chữ nhật.
Bước 2: Gấp đầu và cánh máy bay
Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay
Bước 4: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
- Cho HS nêu lại các bước gấp
- Gọi 1 HS lên bảng gấp mẫu
- Tổ chức cho HS thực hành gáp máy bay đuôi rời
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng
- Hướng dẫn trang trí, trưng bày sản phẩm
- GV đánh giá SP của HS
HĐ nối tiếp: ( 3’)
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của và sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
- Dặn HS chuẩn bị giấy ô li để tiết sau học bài
- HS chuẩn bị
- 1,2 HS trả lời câu hỏi
- HS theo dõi các bước GV hướng dẫn
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS gấp mẫu
- HS lấy giấy màu để gấp máy bay đuôi rời
- HS trang trí, trưng bày SP
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh nắm nắm được những việc làm được và chưa làm được trong tuần. 
 - Đánh giá xếp loại thi đua trong tuần.
II. Cách tiến hành:
 1. GV nhận xét đánh giá HĐ của lớp trong tuần:
+ Các tổ nhận xét về các mặt hoạt động: Nề nếp, đạo đức, học tập, TD, lao động...
+ Lớp trưởng nhận xét chung.
-X ếp loại thi đua cho 3 tổ.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
 2. Phổ biến nội dung hoạt động tuần tới (tuần 5)
- Duy trì thực hiện tốt mọi nề nếp học tập, lao động,..
- Phát động phong trào thi đua dành nhiều điểm 10 tặng bà, tặng mẹ.
- Tham gia đóng góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
Duyệt kế hoạch bài học
.
Kế hoạch bài học
Thi giáo viên giỏi cấp trường
*=*=*
 Ngày soạn : 28 / 9 / 2012 
 Ngày dạy : 4 / 10 / 2012 
 Môn : Luyện từ và câu 
 Lớp dạy: 2A
 Người dạy : Hà Thị Bình
Luyện từ và câu
Tuần 6
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
 - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (BT1)
 - Tìm được 1 số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3)
 ( Không làm bài tập 2, trang 52, tập 1)
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, tranh BT3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
- Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) – là gì?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài: ( 1’)
 Trong tiết Luyện từ và câu ở tuần 5 các em đã tập đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì? Trong tiết học hôm nay các em sẽ tập đặt câu hỏi cho các bộ phận của kiểu câu trên và học mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( 27’
Bài 1(VBT): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Cho HS đọc yêu cầu và 3 câu văn.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu:
b) Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
+ Câu trên thuộc kiểu câu gì ?
+ Bộ phận nào được in đậm ?
+ Từ Lan là từ chỉ người hay vật ?
+ Để đặt được câu hỏi cho từ chỉ người ta phải dùng từ nào để hỏi? 
- Cho 1 HS nêu câu hỏi mẫu sgk và 1 HS khác trả lời.
 Ai là học sinh giỏi nhất lớp ?
+ Ngoài câu hỏi trên em nào có thể đặt được câu hỏi khác không?
- GV nhận xét, bổ sung
- Giúp HS đặt câu hỏi cần gắn với nội dung câu đã cho.
- Hướng dẫn tương tự với 2 câu a, c.
- Cho HS viết vào bảng phụ và trình bày trước lớp.
- Cho HS nêu thêm các câu hỏi khác ở câu c
- GV lấy thêm VD yêu cầu HS đặt câu hỏi cho từng bộ phận của câu.
* Chốt lại cách đặt câu hỏi cho kiểu câu: Ai ( cái gì, con gì) là gì? 
Bài 3(VBT): Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập, cử nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh sgk tìm ra các đồ dùng học tập có trong tranh và ghi vào phiếu.
- Yêu cầu các nhóm trình bày. GV ghi bảng lớp.
- Cho 1,2 HS đọc lại bài.
+ Qua BT3 giúp em biết được điều gì?
*KL: Có rất nhiều đồ vật xung quanh chúng ta, mỗi đồ vật đều có 1 tác dụng riêng, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn để nó được bền đẹp.
C. Củng cố - Dặn dò: ( 3’)
+ Qua bài học hôm nay giúp em nắm được những gì?
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng viết. 
- Lớp nhận xét.
 - HS lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu
- HS trả lời.
- HS nói trước lớp, 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời
- Lớp nhận xét.
- HS nêu.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
-2 HS đặt câu hỏi và trình bày trước lớp.
- HS đặt câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Học sinh thảo luận nêu tên và tác dụng của mỗi đồ dùng ẩn trong tranh.
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau nói trước lớp, Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop2.doc