Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 34

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 34

Toán

 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( Tiếp theo)

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:

 - Biết nhận biết thời gian dành cho 1 số hoạt động. Biết giải toán liên quan đến đơn vị kg, km.

 - HS làm bài tập:1,2,3.

 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần thứ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
 Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2013
Toán 
 Ôn tập về đại lượng ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
 - Biết nhận biết thời gian dành cho 1 số hoạt động. Biết giải toán liên quan đến đơn vị kg, km.
 - HS làm bài tập:1,2,3.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về xem đồng hồ. ( 4’) 
- Gọi HS chữa bài 1b SGK- Tr 174.
- Nhận xét ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập nhận biết thời gian. ( 10’) 
Bài 1: SGK.
- Cho HS đọc các thông tin trong sách rồi nêu kết quả. 
- Nhận xét chốt kết qủa đúng.
- Củng cố khoảng thời gian dành cho 1 hoạt động. 
HĐ3: HD luyện tập giải bài toán. ( 19’)
Bài 2: SGK
- Cho HS tìm hiểu bài toán, làm bài, gọi HS chữa bài. 
- Nhận xét chốt bài giải đúng.
- Củng cố dạng toán nhiều hơn với đơn vị đo khối lượng. 
Bài 3: SGK.
- GV vẽ sơ đồ lên bảng HD làm.
- Cho HS làm bài . gọi HS chữa bài .
- Nhận xét chốt bài giải đúng 
+ Củng cố giải toán có liên quan đến km.
HĐ nối tiếp: ( 2’) 
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát mô hình đồng hồ, - 2 HS nêu kết quả, lớp nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm đôi
- đại diện nhóm nêu kết quả, lớp nhận xét. 
- HS đọc bài toán, nêu điều đã biết và điều cần tìm. Xác định dạng toán, nêu cách làm.
- Cả lớp làm bài cá nhân và chữa bài.
- HS đọc đề, quan sát hình vẽ.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li, 2 HS lên bảng thi làm. 
- 2 HS nhắc lại ND bài học .
Tập đọc
 Người làm đồ chơi ( 2 tiết )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: sào nứa, xúm lại, suýt khóc, hết nhẵn, Thạch Sanh Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa 
các cụm từ, đọc rõ lời nhân vật.
 2. Đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ: ế hàng, hết nhẵn,...
 - Hiểu nội dung: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối 
với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5).
 *GDKNS: HS có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự cảm thông và kĩ năng ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 - Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
- Đọc TL bài “Lượm” và trả câu hỏi 1, 2.
- Nhận xét, ghi điểm
- 3 HS đọc.
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1’) 
1. Hướng dẫn luyện đọc: ( 29’) 
- Đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Cả lớp nghe đọc
a) Đọc từng câu
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và ghi lên bảng, hướng dẫn phát âm từ khó: (thường lệ, rễ, ngoằn nghoèo, vòng tròn, khẽ cười,...). (sào nứa, xúm lại, suýt khóc, hết nhẵn, Thạch Sanh, sặc sỡ,...).
- HS nối tiếp nhau đọc câu
- HS đọc các nhân, đọc đồng thanh các từ khó
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- Dùng bảng phụ để giới thiệu và hướng dẫn câu cần luyện ngắt giọng (“Tôi suýt khócbình tĩnh” và "Cháu mua cùng mua”).
- HS khá, giỏi phát hiện câu dài.
- Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Theo dõi, nx và chỉnh sửa.
c) Đọc trong nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân (giúp đỡ HS yếu).
- Đọc trong nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
- Thi đọc cá nhân, các nhóm thi
- Nhận xét, cho điểm.
đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài
d) Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
 Tiết 2
2. HD tìm hiểu bài: ( 18’) 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu bài. 
 (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 - Sgk).
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi Sgk.
- Hỏi thêm:
+ Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế? 
- HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5.
+ Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê?
+ Thái độ của bác Nhân ra sao?
+ Hành động của bạn nhỏ cho em thấy bạn là người như thế nào?
+ Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? 
+ Em học tập được gì qua cách giao tiếp và thể hiện sự cảm thông từ các bạn nhỏ? 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ và nêu
- Chốt nội dung bài: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề đồ chơi.
Chúng ta cần có quyết định về việc làm của mình để thể hiện sự cảm thông với nỗi buồn của người khác.
- Nêu lại ý nghĩa truyện.
3. Luyện đọc lại: ( 15’) 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo lối phân vai, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- 3 HS nối tiếp đọc truyện.
- Thi đọc theo lối phân vai.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại cả bài.
C. Củng cố - dặn dò: ( 2’) 
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2013
Toán
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng biết các hình đã học.Biết vẽ hình theo mẫu. 
 - HS làm bài tập :1,2,4.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về giải toán: ( 4’) 
- HS làm bài 2 trong SGK trang 175.
- GV nhận xét, chốt lại giải bài toán về nhiều hơn.
HĐ2: Củng cố về nhận biết các hình đã học. ( 11’) 
Bài 1: VBT.
- Vẽ hình lên bảng yc HS đọc tên hình 
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Củng cố về nhận biết các hình hình học: hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng biết các hình đã học.
HĐ3: Củng cố về vẽ hình. ( 9’) 
Bài 2: VBT.
- Giúp đỡ HS hiểu mẫu.
- HS tự vẽ vào VBT.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
+ Củng cố về vẽ hình theo mẫu.
HĐ4: Củng cố về nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật. ( 9’) 
Bài 4: VBT.
- GV vẽ hình lên bảng.
+ Củng cố cho HS nhận biết hình tam giác, hình tứ giác.
HĐ nối tiếp: ( 2’) 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. 
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc tên hình trên bảng.
- HS yếu đọc lại tên hình.
- HS nêu yêu cầu
- Quan sát hình mẫu, thảo luận nhóm đôi cách vẽ. 1 HS lên bảng vẽ. Lớp nhận xét, HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân vào VBT. Vài HS nêu kết quả, 1 HS lên chỉ hình, lớp nhận xét. 
Tự nhiên xã hội
ôn tập tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Khắc sâu những kiến thức đã học về thực vật, động vật.
 - GDHS yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Ii. Chuẩn bị: Bảng phụ, tranh ảnh về tự nhiên.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2'
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. GTB: Nêu MT tiết học. 1' 
2. HĐ1: Trò chơi: "Ai nhanh tay , Ai nhanh mắt". 15' 
- Chuẩn bị nhiều tranh, ảnh liên quan đến chủ đề, chia thành 2 bộ có số cây và con vật tương ứng về số lượng.
- Chuẩn bị trên bảng 2 bảng phụ ghi ND như sau :
Nơi sống 
Con vật
Cây cối
Trên cạn 
Dưới nước 
Trên không 
Trên cạn và dưới nước 
- Chia lớp thành 2 nhóm chơi .
- Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, nối tiếp lên dán tranh cho đúng chỗ, sau 5 phút chơi: đội nào thắng là đội dán đúng nhiều hơn, đẹp hơn .
- Cho HS chơi.
- GV tổng kết: Con vật và cây cối sống ở khắp mọi nơi.+ Để môi trừơng tự nhiên luôn xanh đẹp chúng ta cần làm gì? ( HS tự liên hệ về cách bảo vệ môi trường)
3.HĐ2: Tham quan. 15' 
- Cho HS tham quan cảnh vật xung quanh trường học.
- Cuối tiết học cho HS nhật xét cảnh vật của trường và nêu lên cách chăm sóc và bảo vệ cây cối.
- GV kết luận về cảnh vật xung quanh trường học: 
4.Củng cố, dặn dò: 2'
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS có ý thức học bài. 
Chính tả
Tiết 1 - Tuần 34
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác đoạn “Bác Nhân là người... cuối cùng” trong bài 
chính tả “Người làm đồ chơi”, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài (HS hoà nhập chép chính xác bài, sai ít lỗi).
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1a, 2a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (BT 1a, 2a).
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 
- Viết các từ có âm đầu s/x.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
1. Hướng dẫn nghe - viết: 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn “Bác Nhân là người cuối cùng” trong bài chính tả “Người làm đồ chơi”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn văn nói về ai?
- Trả lời câu hỏi.
+ Bác Nhân làm nghề gì?
+ Vì sao bác định chuyển về quê?
+ Bạn nhỏ đã làm gì?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết 
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
- Treo bảng phụ ghi nội dung
- Tổ chức cho HS làm bài tập 1a, 2a.
- Làm VBT.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt ch/tr.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò: 	
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết bài thêm ở nhà.
 Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2013
Toán 
 Ôn tập về hình học (Tiếp) 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 - HS làm bài tập :1,2,3.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. ( 4’)
- HS làm bài 4 trong SGK trang 177.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
HĐ2: HD luyện tập về tính độ dài đường gấp khúc. ( 9’) 
Bài 1: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV cho HS nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc.
HĐ2. HD luyện tập về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. ( 20’) 
Bài 2: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- Củng cố về tính chu vi hình tam giác.
Bài 3: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài, lưu ý cho HS về độ dài của mỗi cạnh. 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- Củng cố về t ... ng đoạn theo gợi ý trong nhóm 3. 
- 3 nhóm kể nối tiếp đoạn trước lớp. Lớp nhận xét.
- 4 HS kể lạitoàn bộ câu chuyện
- HS tự liện hệ.
 1 HS nhắc lại.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc, viết, so sánh số trong phạm vi 1000.
 - Thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20, biết xem đồng hồ.
 - HS làm bài tập: 1, , 3 ( cột 1), bài 4.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mô hình đồng hồ.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về tính chu vi hình tam giác. ( 4’)
- Gọi HS chữa bài 2 - SGK trang 177
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Củng cố về so sánh số trong phạm vi 1000. ( 12’) 
 Bài 1: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
+ Củng cố về thứ tự số.
Bài 2: VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Nhận xét củng cố về cách so sánh số.
HĐ3: Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi 20. ( 9’) 
Bài 3( cột 1): VBT.
- Cho HS tự làm, gọi HS chữa bài 
- Nhận xét chốt kết qủa đúng.
+ Củng cố về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 20.
HĐ4:HD luyện tập về xem đồng hồ. ( 8’) 
Bài 4: SGK.
- Cho HS xem mô hình đồng hồ rồi trả lời 
- yêu cầu HS thực hành quay kim đồng hồ
- Nhận xét chốt kết qủa đúng. 
- Củng cố về xem đồng hồ khi kim dài chỉ số 3, 6.
HĐ nối tiếp: ( 2’) 
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS chữa bài. Cả lớp làm vào vở nháp. Lớp nhận xét.
- Tự làm bài, chữa bài. 
- Nhận xét. HS đọc ĐT lại kết quả đúng. 
- HS nêu cách so sánh.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên chữa bài. Lớp nhận xét, so sánh kết quả. 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Tự làm bài, chữa bài. HS khá, giỏi làm hết BT3.
- Nhận xét 
- Quan sát đồng hồ viết số giờ tương ứng.Chữa bài.
- HS quay trên mô hình đồng hồ. 
- 2HS nhắc lại ND bài học .
Chính tả
Tiết 2 - Tuần 34
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe - viết chính xác đoạn “Giống nhưđòi bế” trong bài chính tả “Đàn bê 
của anh Hồ Giáo”, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài 
 - Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 1a, 2a.
 - Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Bài cũ: ( 3’) 
- Viết các từ có âm đầu ch/tr.
- Nhận xét - Ghi điểm.
- 2 HS lên bảng viết.
B. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’) 
1. Hướng dẫn nghe - viết: ( 23’) 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Đọc đoạn “Giống nhưđòi bế” trong bài chính tả “Đàn bê của anh Hồ Giáo”.
- 1 HS khá giỏi đọc lại.
+ Đoạn văn nói về điều gì?
- Trả lời câu hỏi.
+ Những con bê đực có đặc điểm gì?
+ Những con bê cái thì ra sao?
- Nhận xét, bổ sung.
b) HD cách trình bày và viết từ khó:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Nêu cách trình bày.
+ Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn văn viết như thế nào?
- Nêu chữ khó viết.
- HD viết từ khó: quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ,...
- Phân tích chữ khó.
- Sửa sai cho HS.
- Viết từ khó vào bảng con.
c) Học sinh viết bài:
- Nhắc nhở trước khi viết.
- Viết bài vào vở chính tả.
- Đọc bài cho HS viết 
d) Chấm - Chữa bài: 
- Thu chấm (7 bài).
- Nhận xét bài viết của HS.
- Đưa ra lỗi phổ biến.
- Đổi vở soát lỗi, nx.
- Dùng bút chì chữa lỗi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7’) 
- Tổ chức cho HS làm bài tập 1a, 2a.
- Làm VBT.
- Chữa bài cho HS.
- Giúp HS phân biệt ch/tr.
- Nêu kết quả, nx.
C. Củng cố - dặn dò: ( 1’)	
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết bài thêm ở nhà.
 Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2013
Tập làm văn
Tuần 34
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được 1 vài nét về nghề nghiệp của người thân 
 - Biết viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn ( BT 2).
 - Rèn kĩ năng viết câu.
II.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
- Yc HS đọc bài 3 tiết LTVC tuần 33. - Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1’)
- Nêu MT tiết học. 
1. Hướng dẫn HS làm bài tập: ( 28’)
Bài 1(VBT): Cho HS đọc yc.
- Cho HS nói về người thân của mình. 
- Cho HS kể trong nhóm.
- Giúp đỡ HS kể.
- Cho HS kể trước lớp. 
- Theo dõi nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Củng cố về kể về người thân theo gợi ý.
Bài 2(VBT): GV nêu yc, cho HS làm bài 
- Lưu ý HS đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm đúng chỗ.
- GV cho HS đọc bài trước lớp, kết hợp chấm bài.
+ Củng cố về cách viết đoạn văn ngắn kể về người thân. 
C. Củng cố, dặn dò: ( 2’) 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết hay.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- 1HS đọc yc và gợi ý
- HS nói người thân của mình 
- HS kể trong nhóm đôi 
- HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
- HS khác theo dõi nhận xét.
- HS nắm yêu cầu đề bài.
- HS viết bài vào VBT.
- 1số HS đọc bài của mình 
- Học sinh sửa lỗi vào vở bài tập.
- VN viết lại bài nếu chưa hoàn chỉnh.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thuộc bảng nhân, chia đã học để tính toán. Biết làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết tính chu vi hình tam giác.
 - HS làm bài tập : 1,2,3.
 - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài.
II. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Củng cố về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. ( 4’) 
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 
 29+45 50-17
- Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: HD luyện tập về bảng nhân, chia. ( 10’) 
Bài 1: VBT.
- Cho HS nhẩm nêu kết quả 
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
- Củng cố bảng nhân, bảng chia đã học. 
HĐ3: Tiếp tục củng cố về cộng, trừ viết. ( 11’)
Bài 2: VBT.
- Cho HS tự làm bài, chữa bài. 
- Nhận xét củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ trong phạm vi 1000.
HĐ4: HD luyện tập về tính chu vi hình tam giác. ( 8’) 
Bài 3: VBT.
- Cho HS tự làm bài, chữa bài 
- Nhận xét củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
Bài 4: 
- HS tự làm bài
- Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn.
HĐ nối tiếp: (2' )
- Hệ thống nội dung luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con. 
- Nhận xét .
- HS nhẩm nêu kết quả nối tiếp.
- Lớp nhận xét.
- HS tự làm bài, 3 HS chữa bài.
- Lớp nhận xét 
- 2 HS TB nêu lại cách thực hiện.
- HS đọc đề, tóm tắt, tự làm bài, - 1 HS lên bảng làm chữa bài.
- Lớp nhận xét. Đổi chéo vở kiểm tra. 
- HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
- 2 HS nhắc lại ND bài học .
Thủ công
ôn tập, thực hành thi khéo tay 
làm đồ chơi theo ý thích
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp hai.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Với học sinh khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV : Giấy màu các loại, kéo, keo , giấy trắng
HS : Giấy vở ô li , giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra đồ dùng học tập ( 3’)
 - Lớp trưởng kiểm tra, báo cáo
 - GV nhận xét
HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành ( 25’)
 - Gv yêu cầu các em làm tiếp các sản phẩm mà tiết trước các em dã chọn
 - GV đến từng bàn theo dõi, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng.
HĐ3 : Đánh giá ( 5’)
 - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và làm được sản phẩm cân đối, cắt thẳng gấp đều.
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện không đúng quy trình, đường cắt không thẳng, đường gấp, miết không phẳng và chưa làm ra sản phẩm.
 - GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
 - Tuyên dương một vài sản phẩm đẹp và có tính sáng tạo.
 Hoạt độn nối tiếp: ( 2’)
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập, kỹ năng thực hành của HS.
 - Dặn HS tiết sau trưng bày sản phẩm.
 - HS chuẩn bị 
 - HS lấy giấy thủ công thực hành làm sản phẩm đã chọn ở tiết trước.
 - HS trưng bày sản phẩm 
 - HS tự đánh giá kết quả thực hành của nhau
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được những việc đã làm và chưa làm được trong tuần
 - Biết được kế hoạch của tuần sau. 
 - HS nắm được ý nghĩa của ngày 30 - 4 và ngày 1-5. Phát động phong trào văn nghệ và phong trào “Bông hoa điểm 10” chào mừng ngày giải phóng miền Nam . 
II. Cách tiến hành:
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
- GV cho các tổ tự nhận xét, tổ viên ý kiến bổ sung.
- GV đánh giá chung ưu, nhược điểm 
+ Tuyên dương một số cá nhân, tổ có thành tích nổi bật.
 2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp, nội qui 
- Ôn bài và chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Ôn tập để chuẩn bị thi học kì II.
 3. Giới thiệu ý nghĩa của ngày 30 – 4 và ngày 1 - 5. 
- GVnêu ý nghĩa của ngày 30 - 4 và 1- 5 
 4. Biện pháp :
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt các qui định của trường
- Phát huy tính tự giác, tự quản.
- Tuyên dương những gương tốt, những em có tiến bộ để nhân rộng điển hình 
- Phát động phong trào văn nghệ và phong trào “Bông hoa điểm 10” chào mừng ngày giải phóng miền Nam .
Duyệt kế hoạch bài học
Đạo đức
Truyền thống địa phương
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Biết được lịch sử và truyền thống của địa phương em.
 - Biết được trách nhiệm của mình đối với quê hương, từ đó có tinh thần xây 
dựng và bảo vệ quê hương.
 - Giáo dục kĩ năng sống: HS có tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền 
thống địa phương.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tư liệu, tranh ảnh về địa phương.
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Lịch sử và truyền thống địa phương. 
15’
+ Xã Hà Vân thành lập ngày, tháng, năm nào?
+ Kể một vài nét về truyền thống địa phương?
- Cho HS xem một số tranh ảnh về địa phương.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày, bổ sung.
HĐ2: Làm gì để xây dựng và bảo vệ quê hương. 
10’
+ Em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ quê hương?
- KL chung.
 - Các nhóm thảo luận và nêu.
 - Nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Tình cảm của em đối với quê hương. 
- Tổ chức cho HS thi hùng biện về chủ đề “ Em yêu quê hương “.
 KL chung: Chúng ta luôn tự hào về truyền thống quê hương mình, giữ gìn nét văn hoá của quê hương, học giỏi để góp phần xây dựng quê hương... 
8’
- Thi hùng biện.
- Bình chọn người nói về quê hương hay nhất.
HĐ nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
2’

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34-B1.doc